Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 3 II. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 4 III. Phạm vi nghiên cứu thực hiện PHẦN 2. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 4 II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7 1. Thực trạng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học Sinh học của giáo viên ở một số trường THPT 8 2. Thực trạng học Sinh học của HS ở một số trường Trung học phổ thông 10 III. Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 11 1. Cấu trúc nội dung phần Sinh học Tế bào 11 2. Thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 12 3. Tiêu chí đánh giá kỹ năng tự học thông qua thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập, kết quả thực nghiệm 15 IV. Hiệu quả thu đƣợc do áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 16 PHẦN 3. KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm 20 II. Phạm vi áp dụng 20 III. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp 20 III. Kiến nghị và đề xuất 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PHỤ LỤC Trang 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong Nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc...”. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) được triển khai theo hướng phát triển năng lực (NL), đổi mới từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL. Trong đó NL tự học là một trong những NL quan trọng và cốt lõi cần phải có ở mỗi cá nhân. Lớp 10 là giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên đến trưởng thành. Các em đã phát triển khá hoàn thiện về sinh lý và có những suy nghĩ tư duy thể hiện “cái tôi” của mình. Trí nhớ của học sinh (HS) lứa tuổi này cũng tăng cường tính chất chủ định, có tổ chức; vì vậy, đây là lứa tuổi thích hợp cho việc rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học (KNTH). Xây dựng được kiến thức, KNTH và thái độ là nền tảng cấu thành NL tự học để có thể tự nghiên cứu trong một xã hội học tập suốt đời. Nội dung phần Sinh học Tế bào (SHTB), Sinh học 10 nghiên cứu đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Thành phần kiến thức chủ yếu là các kiến thức đại cương về cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc của tế bào, về các quá trình sống cơ bản ở cấp độ Hệ tế bào như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng, sinh sản. Nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học tập nên sách giáo khoa (SGK) đã biên soạn theo cách tiếp cận mới, đó là có nhiều câu lệnh để HS hoạt động. Tuy nhiên, các hoạt động học tập (HĐHT) trong SGK còn đơn giản, chưa rèn luyện được KNTH. Do đó, việc nghiên cứu thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KN học tập, đặc biệt là KNTH là vấn đề thiết thực, đáp ứng được chủ trương đổi mới dạy học theo định hướng phát triển NL của HS của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT). Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài : "Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10 ". II. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rèn luyện KNTH và HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10. - Đề xuất quy trình thiết kế các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10. - Xây dựng 1 vài HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10(trong phụ lục). Đồng thời đề xuất quy trình tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10. - Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá mức độ rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10. Trang 3 Từ những quan điểm trên cho thấy khái niệm tự học luôn đi kèm với sự tự giác, chủ động luyện tập các thao tác, hành động để hình thành kiến thức KN, kỹ xảo trong học tập để tiếp thu tri thức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người. Như vậy, để tự học thật sự có hiệu quả người học cần sự tự giác, tích cực và độc lập để rèn luyện KNTH ở mọi lúc mọi nơi. b. Các hình thức tự học Tự học có nhiều hình thức khác nhau khi xét về bản chất của HĐHT, ta có thể chia tự học thành 2 hình thức: - Tự học dƣới sự hƣớng dẫn của GV:gồm tự học ở nhà và tự học trên lớp. - Tự học hoàn toàn (không có GV): Hình thức này thì người học sẽ không có kế hoạch học phù hợp, có nhiều vấn đề vướng mắc của bản thân nhưng không có ai giúp giải quyết Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ đề cập đến hoạt động tự học có sự hướng dẫn của GV. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao và thiết thực thì GV phải hướng dẫn HS cách tìm ra và làm chủ kiến thức bằng những yêu cầu dứt khoát, rõ ràng và phù hợp với NL của từng đối tượng HS. c. Vai trò - Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. - Phát huy tính tự học là nhân tố tốt nhất tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập, góp phần hình thành nhân cách cho người học. - Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời 1.3. Kỹ năng tự học a. Khái niệm Theo Nguyễn Cảnh Toàn (2001), KNTH là khả năng thực hiện một cách có kết quả các hành động tự học, các thao tác tự học bằng cách lựa chọn và thực hiện các phương thức hành động phù hợp với hoàn cảnh nhất định nhằm đạt được mục đích nhiệm vụ học tập đặt ra [15]. Theo Nguyễn Thị Hà (2008), KNTH cũng có thể được hiểu là khả năng nhận thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống [8, tr. 35 – 37]. Từ nghiên cứu về tự học, về KN tôi xác định: KNTH là khả năng thực hiện một hệ thống các thao tác tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động đó nhằm đạt được mục đích nhiệm vụ học tập đặt ra. b. Các kỹ năng tự học cần rèn luyện cho học sinh Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã xác định KNTH gồm có 4 nhóm KN đó là nhóm KN định hướng, nhóm KN lập kế hoạch, nhóm KN thực hiện kế hoạch và nhóm KN tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm [14]. Trang 5 Theo Lê Văn Hồng (2001) khi nghiên cứu về HĐHT đã cho rằng HĐHT là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác và lĩnh hội những tri thức, kỹ xảo mới, những phương thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định [12, tr.106.]. Theo Trần Bá Hoành (2006), HĐHT là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp hướng tới mục tiêu xác định của bài học [11]. Tóm lại có thể khái quát: HĐHT là một hoạt động có chủ đích của chủ thể nhằm lĩnh hội, tiếp thu những tri thức, KN, kỹ xảo, qua đó giúp chủ thể phát triển và hoàn thiện bản thân. 2.2.Hoạt động học tập rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh a. Khái niệm Dựa theo định nghĩa về KNTH, có thể hiểu HĐHT rèn luyện KNTH là HĐHT nhằm rèn luyện các KN xác định mục tiêu học tập, KN lập kế hoạch và thực hiện KHHT, KN tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về việc học của mình. b. Các dạng hoạt động học tập rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh Có thể chia HĐHT thành nhiều dạng khác nhautùy theo NL tư duy của người học và tùy theo mục đích dạy học. Nhưng do giới hạn về thời gian nên tôi chỉ chú trọng vào dạng hoạt động giải bài tập, bài tập tình huống trong quá trình thực nghiệm. - Bài tập là một nhiệm vụ mà người giải cần phải thực hiện. Trong bài tập chứa đựng các dữ kiện và yêu cầu cần tìm. - Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng. Theo Nguyễn Ngọc Quang tình huống dạy học là đơn vị của bài lên lớp chứa đựng mối liên hệ giữa mục đích – nội dung và phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm với nội dung là một đơn vị kiến thức. Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà HS đó trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong một trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. - Bài tập tình huống là những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học, hoặc xảy ra trong thực tiễn đời sống được cấu trúc dưới dạng BT. Trong dạy học các môn học, những tình huống được đưa ra là tình huống giả định hay tình huống thực đã xảy ra trong thực tiễn dạy học môn học ở phổ thông. HS giải quyết được những tình huống trên, một mặt vừa giúp HS hình thành kiến thức mới, vừa củng cố và khắc sâu kiến thức. Trong rèn luyện KNTH, BT tình huống vừa là phương tiện, vừa là công cụ, đồng thời cũng là cầu nối giữa GV và HS [3, 4]. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trang 7 Đây là 1 điểm khởi đầu khả quan cho việc nghiên cứu việc thiết kế và tổ chức các HĐHT nhằm rèn luyện KNTH cho HS ở SHTB. * Thuận lợi và khó khăn khi thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện KNTH trong dạy học Sinh học ở trƣờng THPT Bảng 2. Kết quả điều tra về thuận lợi và khó khăn khi thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện KNTH cho HS trong dạy phần SHTB nói riêng và dạy Sinh học nói chung ở trường THPT Kết quả điều tra Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời SL % Câu 1. Theo Thầy, Kiến thức gần gũi với thực tiễn cuộc sống, 12 85.72 Cô những thuận lợi HS dễ liên hệ thực tiễn. khi thiết kế và tổ Tài liệu tham khảo phong phú. 12 85.72 chức các HĐHT để HS năng động, ham học hỏi có thể thích 3 21.43 rèn luyện KNTH cho nghi tốt với việc tự học. HS trong dạy học Phương tiện dạy học đảm bảo cho việc phần SHTB nói 10 71.43 dạy tự học riêng và dạy học Sinh học nói chung Ý kiến khác ở THPT là Thiếu tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học. 8 57.14 Chưa có KN, kinh nghiệm để thiết kế và sử 9 64.29 Câu 2. Những khó dụng các HĐHT để rèn luyện KNTH của HS. khăn mà Thầy, Cô Không có thời gian để thiết kế các gặp phải khi rèn 12 85.71 luyện KNTH cho HS HĐHT để rèn luyện KNTH của HS. HS khó tự mình giải quyết những HĐHT trong dạy học phần 14 100 SHTB nói riêng và để rèn luyện KNTH. Số lượng HS yêu thích môn Sinh học dạy học Sinh học nói 14 100 chung ở THPT là: không nhiều. Khó khăn trong khâu tổ chức hoạt động 11 78.57 tự học. Nội dung phần SHTB khó. 8 57.14 Ý kiến khác Kết quả điều tra về những khó khăn trong việc thiết kế và tổ chức các HĐHT rèn luyện KNTH trong dạy học cho thấy: Đa số GV cho rằng do HS khó tự mình giải quyết những HĐHT để rèn luyện KNTH, số lượng HS yêu thích môn Sinh học không nhiều, khó khăn trong khâu tổ chức hoạt động tự học, cũng như nội dung phần SHTB khó tiếp thu, kiến thức tư duy trừu tượng không thấy được ngoài thực tế. Hơn nữa đa số GV (64.29%) còn lúng túng, gặp khó khăn vì chưa có KN, kinh nghiệm để thiết kế và sử dụng các HĐHT để rèn luyện KNTH của HS và cũng không có thời gian để thiết kế các HĐHT để rèn luyện KNTH của HS (85.71%). Trang 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_hoc_tap_de_ren_l.pdf