Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học gắn kiến thức vào thực tiễn nhằm tiếp cận đề thi đánh giá năng cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh thông qua chương Chất khí – Vật lí 10 THPT

pdf 53 trang sk10 06/07/2024 1450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học gắn kiến thức vào thực tiễn nhằm tiếp cận đề thi đánh giá năng cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh thông qua chương Chất khí – Vật lí 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học gắn kiến thức vào thực tiễn nhằm tiếp cận đề thi đánh giá năng cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh thông qua chương Chất khí – Vật lí 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học gắn kiến thức vào thực tiễn nhằm tiếp cận đề thi đánh giá năng cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh thông qua chương Chất khí – Vật lí 10 THPT
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 
 -------- --------- 
TỔ CHỨC DẠY HỌC GẮN KIẾN TH ỨC VÀO THỰC TIỄN NHẰM 
 TIẾP CẬN ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 
TRONG CÁC KÌ THI TUYỂN SINH THÔNG QUA CHƯƠNG CHẤT 
 KHÍ - VẬT LÝ 10 THPT" 
 LĨNH VỰC: V ẬT LÝ 
 Tác giả: Ngô Văn Hồng 
 Tổ: KHTN 
 Trường THPT Yên Thành 2 
 Điện thoại: 0976612458 
 NĂM 2022 
 1 
 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài 
 Căn cứ vào các công văn, văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và Sở Giáo 
dục và Đào tạo Nghệ An về việc cải cách giáo dục trong những năm tiếp theo của 
nghành giáo dục nhằm đạt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát 
triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm 
mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, 
tinh thần dân tộc, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát 
huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, đào tạo nhân 
lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước 
nguồn lao động có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế sâu rộng. 
Trong đó: 
 Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm 
cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện 
học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều 
kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học 
chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 Mục tiêu của nghành giáo dục là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo xác định "phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, 
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; 
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng 
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng 
thú học tập của học sinh". Thực tiễn cuộc sống có vai trò vô cùng quan trọng trong 
phát triển khả năng nhận thức và nhân cách của học sinh. Biết vận dụng kiến thức 
học được để giải thích các hiện tượng diễn ra trong thực tiễn, cao hơn sau khi được 
trang bị kiến thức các em có thể tự đặt được các câu hỏi gắn liền với thực tiễn và 
dùng những kiến thức đã được học để giải thích các hiện tượng đó, giúp các em 
hình thành khả năng khám phá cuộc sống muôn màu muôn vẽ đang luôn diễn ra 
xung quanh mình. 
 Căn cứ vào tình hình tuyển sinh năm học 2022 của các trường Đại học trên 
cả nước. Có 21 trường xét tuyển sinh căn cứ vào kết quả bài thi đánh giá tư duy 
của trường đại học Bách Khoa Hà Nội: trường Bách Khoa Hà Nội; trường Đại học 
Công nghệ Giao thông Vận tải, trường Đại học Giao thông Vận tải; trường Đại học 
Mỏ - Địa Chất; trường Đại học Thăng Long; trường Đại học Thủy Lợi; trường Đại 
học Xây Dựng; trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; trường Đại học Công 
Nghiệp Hà Nội; trường Đại học Kinh tế Quốc dân; trường Đại học Phenicaa căn cứ 
vào bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội và bài thi đánh giá 
năng của trường Quốc gia Hà Nội; trường Đại học Vinh căn cứ vào bài thi đánh 
giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội và bài thi đánh giá năng của trường 
Quốc gia Hà Nội; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông; trường Đại học 
Đông Đô, trường Đại học Hà Nội; Học Viện Chính sách và Phát triển; trường Đại 
 1 
 - Xây dựng 2 tiến trình dạy học có sử dụng bài tập gắn kiến thức vào thực tiễn 
nhằm nhằm tiếp cận đề thi đánh giá năng của học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh 
thông qua chương Chất khí – Vật lí 10 THPT. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Đưa ra cơ sở lí luận của đề tài. 
- Nêu được thực trạng của đề tài nghiên cứu. 
- Đưa ra được hệ thống bài tập gắn liền với thực tế và dùng kiến thức Vật lí được 
học để giải thích được các hiện tượng đó. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
- Tìm hiểu, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo, trên mạng internet. 
- Tổng hợp từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và học hỏi kinh nghiệm của các 
đồng nghiệp trong các đợt tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng thay sách giáo khoa. 
- Lựa chọn các câu hỏi bài tập phù hợp với nội dung, kiến thức của đề tài. 
- Quan sát thái độ học tập (sự hứng thú, sự linh hoạt và hợp tác) của học sinh trong 
quá học tập. 
- Thực nghiệm sư phạm: là quá trình dạy học hệ thống BT đã được xây dựng 
tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. 
5. Giả thuyết khoa học 
 Nếu xây dựng được một hệ thống BT thực tiễn và sử dụng chúng một 
 cách thích hợp khi dạy học chương “Chất khí”, Vật lí 10 THPT thì sẽ tạo được 
 hứng thú, phát huy được tính tích cực, bước đầu tiếp cận đề thi đánh giá năng 
 lực tuyển sinh của các trường Đại học của học sinh khi học chương “Chất 
 khí”. 
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Học sinh khối 10 trường THPT Yên Thành 2 và các trường THPT khác đóng trên 
địa bàn. 
- Chương chất khí Vật lí lớp 10 THPT. 
7. Thời gian nghiên cứu 
- Đầu năm học 2020-2021 bắt đầu nghiên cứu đề tài từ các ngồn tài liệu, các buổi 
tập huấn, các trang mạng và trao đổi, học hỏi đồng nghiệp. 
- Tháng 10 năm 2021 tiến hành viết đề tài. 
- Tháng 3 năm 2022 tiến hành thực nghiệm đề tài. 
 3 
 nghiệp trung học phổ thông Quốc gia, nội dung các đề thi trong nhiều năm trước 
đây chủ yếu cũng là nội dung kiến thức giáo khoa và vận dụng kiến thức để giải 
các bài tập định lượng. Những năm gần đây, nội dung đề thi đã có những thay đổi 
tích cực, tuy nhiên “tính thực tiễn” vẫn chưa thể hiện rõ nét trong nội dung mỗi đề 
thi. 
Thứ tư, một bộ phận học sinh ý thức học tập chưa được tốt, thụ động trong học tập, 
lười suy nghĩ, lười ghi chép, tái hiện một cách máy móc rập khuôn những gì giáo 
viên giảng;Từ đó, học sinh không rèn được ý thức và thói quen vận dụng những 
điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. 
 Để góp phần khắc phục dần thực trạng trên tôi xin cung cấp các bài tập Vật 
lí gắn liền với các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống chương Nhiệt học - Vật lí 
10 THPT và hai tiến trình dạy học" nhằm đáp ứng một phần nhỏ tư liệu phục vụ 
quá trình giảng dạy của giáo viên khi giảng dạy phần Nhiệt học. Để hệ thống bài 
tập sử dụng một cách hiệu quả yêu cầu giáo viên nghiên cứu để vận dụng một cách 
linh hoạt phù hợp để phát huy tốt nhất các bài tập mà bản thân đưa ra. Giáo viên có 
thể dùng nó để làm bài tập đặt vấn đề, làm bài tập củng cố, giải thích, bài tập gợi 
mở kiến thức, bài tập cũng cố v.v. 
3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn phần nhiệt học 
3.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 
Việc xây dựng hệ thống BT dựa trên các tiêu chí sau: 
 - Mục đích của các BT phải phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương 
 “Chất khí”. 
 - Các dữ kiện trong đề bài phải rõ ràng, phù hợp với thực tiễn đời sống. 
 - Các BT phải đảm bảo phát huy sự hứng thú, tích cực tìm tòi và vận dụng 
 phối hợp nhiều kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài, từ đó phát 
 huy năng lực sáng tạo cho HS. 
 - Hệ thống BT phải có tính khả thi, sử dụng được ở mọi giai đoạn trong quá 
 trình dạy học. 
3.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập 
Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống BT cần xây dựng 
 Mục đích của việc xây dựng hệ thống BT thực tiễn chương “Chất khí” (Vật 
lí 10 THPT) nhằm phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của HS trong quá trình 
học tập chương “Chất khí”. 
Bước 2: Xác định nội dung hệ thống BT nhằm thỏa mãn mục đích đề ra 
 Để xây dựng hệ thống BT phù hợp với mục tiêu đề ra, cần phải trả lời các 
câu hỏi sau: 
 - Tình huống thực tiễn nào được đặt ra trong BT? 
 - Các câu hỏi đặt ra trong bài tập được sử dụng như thế nào ở những giai đoạn 
 trong quá trình dạy học? 
 5 
 Mục đích của việc thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng lại giả thuyết 
nghiên cứu đặt ra, từ đó chỉnh sửa, bổ sung hệ thống BT cho phù hợp với thực tiễn 
dạy học ở các trường THPT. 
3.3. Hệ thống bài tập thực tiễn chương Chất khí 
3.3.1. Cấu tạo chất - thuyết động học phân tử chất khí. 
Bài tập 1. (Áp dụng giải thích đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử Vật chất, 
có thể sử dụng làm bài tập tình huống dẫn vào bài mới hoặc bài tập củng cố cuối 
bài học, tiết luyện tập, tiết ôn tập chương) 
 Lấy 1 cốc đựng đầy nước, nếu đổ từ từ thêm một thìa nước vào trong cốc thì 
nước sẽ tràn ra ngoài cốc. Còn bỏ từ từ thêm một thìa muối tinh vào trong cốc thì 
thấy nước không tràn ra ngoài cốc. Hãy giải thích hiện tượng? 
Giải thích tham khảo: 
 Do khoảng cách giữa các phân tử nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân 
tử muối (Chất rắn) cho nên khi thêm từ từ một thìa muối vào trong cốc nước đã 
đầy, các phân tử muối xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và không làm 
tăng thể tích chiếm chỗ nên nước không tràn ra ngoài cốc. Còn nếu đổ thêm thìa 
nước mới vào cốc, nước mới không xen được vào khoảng cách giữa các phân tử 
nước cũ nên sẽ làm tăng thể tích và nước sẽ tràn ra ngoài cốc. 
Bài tập 2. (Áp dụng giải thích đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử Vật chất, 
có thể sử dụng bài tập tình huống dẫn vào bài mới hoặc bài tập củng cố cuối bài 
học, tiết luyện tập, tiết ôn tập chương) 
 Đổ 50cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được hỗn hợp rượu - nước có thể 
tích như thế nào? Hãy giải thích? 
Giải thích tham khảo: 
 Thể tích hỗn hợp sẽ bé hơn 100cm3. Mặc dù cùng là chất lỏng nhưng khoảng 
cách giữa các phần tử rượu khác khoảng cách giữa các phân tử nước nên khi đỗ lẫn 
vào nhau các phân tử này nằm xen vào khoảng cách giữa các phân tử kia và làm 
cho thể tích hỗn hợp rượu - nước giảm. 
Bài tập 3. (Áp dụng giải thích đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử Vật chất, 
có thể sử dụng bài tập tình huống dẫn vào bài mới hoặc bài tập củng cố cuối bài 
học, tiết luyện tập, tiết ôn tập chương) 
 Tại sao quả bóng bay, hay các các loại lốp xe dù được buộc chặt, vặn chặt 
van nhưng để lâu ngày bóng bay hay lốp xe vẫn bị xẹp? 
Giải thích tham khảo: 
 Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng hay lốp xe có khoảng cách nên các phân tử 
khí sẽ thoát ra ngoài, nhưng với tốc độ chậm nên quả bóng hay lốp xe sẽ xẹp 
xuống từ từ nên để an toàn khi tham gia giao thông ta nên kiểm tra lốp xe trước khi 
khởi hành. 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_gan_kien_thuc_vao_thuc.pdf