Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học theo góc chủ đề “Các lực cơ học” chương trình Vật lí 10 THPT, nhằm phát huy tính tích cực và tự chủ của học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học theo góc chủ đề “Các lực cơ học” chương trình Vật lí 10 THPT, nhằm phát huy tính tích cực và tự chủ của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học theo góc chủ đề “Các lực cơ học” chương trình Vật lí 10 THPT, nhằm phát huy tính tích cực và tự chủ của học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN --------&-------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC CHỦ ĐỀ “CÁC LỰC CƠ HỌC” CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 THPT, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ TỰ CHỦ CỦA HỌC SINH TÁC GIẢ: 1. TRẦN THỊ TRANG – TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU 2. PHAN THÁI KHÁNH TRANG – TRƯỜNG THPT HERMANN GMEINER MÔN: VẬT LÍ NĂM HỌC: 2021 - 2022 0 5. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................... 30 6. Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................... 30 6.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................. 31 6.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. ...................................................... 31 PHẦN III: KẾT LUẬN ..................................................................................... 33 I. Kết luận: ........................................................................................................... 33 II. Kiến nghị: ..................................................................................................... 333 PHẦN IV: PHỤ LỤC ........................................................................................ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 48 mới như các định lí, định luật, nguyên lí...khá hiệu quả. Ngoài ra, dạy học theo góc còn giúp đổi mới phương pháp trong dạy học, chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với lộ trình tiến tới định hướng thay thế dần chương trình dạy học định hướng nội dung bằng chương trình dạy học định hướng đầu ra trong xu thế hiện nay. Từ việc áp dụng phương pháp dạy học theo góc vào thực tiễn giảng dạy và những kết quả tích cực thu được, chúng tôi xin mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm của mình với các bạn bè đồng nghiệp qua đề tài SKKN: Tổ chức dạy học theo góc chủ đề “ Các lực cơ học “chương trình vật lí 10 THPT, nhằm phát huy tính tích cực và tự chủ của học sinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất được quy trình và các biện pháp dạy học theo góc trong dạy học một số kiến thức chủ đề “ Các lực cơ học” phần Động lực học chất điểm Vật lí 10 THPT theo hướng dạy học tích cực. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh lớp 10 của 2 trường THPT Phan Thúc Trực và trường PT Hermann Gmeiner Vinh. - Kiến thức chủ đề “ Lực cơ học”. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận. - Điều tra, khảo sát tình hình dạy học vật lí ở 2 trường THPT Phan Thúc Trực và trường PT Hermann Gmeiner Vinh. - Thực nghiệm sư phạm. 5. Những đóng góp mới của sáng kiến - Hệ thống hoá, bổ sung lí luận về dạy học theo góc ở bậc THPT nói chung cũng như đề xuất quy trình dạy học theo góc trong dạy học Vật lí bậc THPT nói riêng. Góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Phân tích được thực trạng, đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo góc để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT. - Đề tài đã thực hiện soạn thảo tiến trình dạy học theo góc một số kiến thức trong chủ đề “ Các lực cơ học” Vật lí 10 THPT theo quy trình. - Kết quả của đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên các trường THPT 2 Phong Tên góc cách Đặc điểm Đối tượng phù hợp học tập học tập Người học quan sát Phong Là những người thích quan video, tranh ảnh hay mẫu cách sát hơn hành động, thường sử vật thật, qua đó hình “phân dụng trí tưởng tượng để giải thành kiến thức mới. kì” quyết vấn đề. Đáp ứng tốt Góc Tri thức được hình thành việc giải thích sự liên quan giữa vật liệu mới và trải quan sát thông qua quan sát phản ánh trực quan của các nghiệm của họ. Họ học từ kinh nghiệm cụ thể và trải nghiệm, quan sát, động được thể hiện bằng sự não và thu thập thông tin. Họ sáng tạo và sự đa dạng thường sử dụng câu hỏi “tại sao?” Người học sử dụng các Phong Là những người có cách nguồn tài liệu tham khảo cách tiếp cận vấn đề ngắn gọn và lí thuyết như sách giáo “đồng logic. Họ coi trọng ý tưởng khoa, sách tham khảo, hoá” và khái niệm. Thích sự giải bài báo... để phân tích, thích rõ ràng hơn là sự trình tìm hiểu và thực hiện bày thực tế. Họ đáp ứng tốt nhiệm vụ học tập hình với những thông tin được Góc thành kiến thức mới. trình bày có hệ thống, logic. phân tích Tri thức được tạo ra từ Họ cũng cần thời gian để suy việc liên kết các quan sát ngẫm, quan tâm nhiều hơn phản ánh với sự trừu đến các ý tưởng và khái niệm tượng hoá tổng quát. trừu tượng. Bị thu hút bởi các lí thuyết hơn là cách tiếp cận dựa trên giá trị thực tiễn. Họ thường sử dụng câu hỏi: “cái gì?” Người học vận dụng Phong Là những người thích giải vốn kiến thức đã biết của cách quyết vấn đề và vận dụng mình trong quá trình thực “hội kiến thức của họ để tìm giải Góc hiện các nhiệm vụ học tụ” pháp cho vấn đề thực tế. tập nhằm hình thành kiến Xuất sắc trong việc áp dụng áp dụng thức mới. thực tế cho các ý tưởng và lí Tri thức được tạo ra thuyết. Thích thử nghiệm bằng việc sử dụng các những ý tưởng mới, mô khái niệm chung cho việc phỏng và làm việc với các 4 Mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu cần đạt được của bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng có thể thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động của học sinh khi thực hiện học theo góc. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp học theo góc là chủ yếu nhưng cũng cần có thêm một số phương pháp khác phù hợp đã sử dụng như: Phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện Chuẩn bị: - Giáo viên cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học theo góc. - Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp. Ở mỗi góc: Nhiệm vụ các góc, sản phẩm và tư liệu thiết bị cần cho hoạt động của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo nội dung hoạt động khác nhau. Ví dụ đồ dùng thí nghiệm cho góc trải nghiệm của môn Vật lí. - Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc. Căn cứ vào nội dung cụ thể mà học sinh cần lĩnh hội và cách thức hoạt động để khai thác thông tin giáo viên cần: - Xác định số góc và tên mỗi góc. - Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và thời gian tối đa dành cho học sinh ở mỗi góc. - Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho học sinh hoạt động. - Hướng dẫn để học sinh chọn góc và luân chuyển theo vòng tròn nối tiếp. Giáo viên cần thiết kế các nhiệm vụ học tập để học sinh hoàn thành theo phiếu học tập giúp học sinh có thể tự đọc và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có thể thiết kế góc với các nhiệm vụ cụ thể. Chú ý thiết kế hoạt động để học sinh thực hiện chọn góc xuất phát và luân chuyển theo các góc trong bài học. Trong thực tế thường thời gian tối thiểu có thể là 45 phút hoặc 90 phút với lượng học sinh vừa phải và với lớp học bình thường thì chỉ nên thiết kế 2,3- 4 góc và nội dung chỉ là đối với một môn học cho một bài học hoặc một vài nội dung cụ thể. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý đảm bảo tính hiệu quả, tránh hình thức mà hiệu quả kém. Thiết kế hoạt động học sinh tự đánh giá và củng cố nội dung bài học: Cần chú ý học theo góc chủ yếu là cá nhân và các nhóm hoạt động nên kết quả này cần được xem xét và điều chỉnh. Do đó việc cần thiết là học sinh báo cáo kết quả ở mỗi góc để xem xét đánh giá. Học sinh được tạo cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.Để thực hiện điều này giáo viên cần thiết kế và chuẩn bị sao cho học sinh có thể trình bày kết quả một cách trực quan rõ ràng cho các học 6 Theo dõi và hướng dẫn trợ giúp học sinh tại mỗi góc: Trong quá trình học sinh hoạt động giáo viên thường xuyên theo dõi, phát hiện khó khăn của học sinh để có hỗ trợ kịp thời. Thí dụ ở góc học sinh tiến hành thí nghiệm thường có thể cần được theo dõi hỗ trợ về kĩ thuật thực hiện, cách quan sát và ghi thông tin. Ở góc quan sát học sinh cũng cần được hỗ trợ về cách quan sát và giải thích các hiện tượng. Hướng dẫn học sinh luân chuyển góc: Sau một thời gian hoạt động, trước khi hết thời gian tối đa cho mỗi góc, giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ để chuẩn bị luân chuyển góc. Học sinh có thể tới góc bất kì còn trống, tránh chen lấn, xô đẩy; có thể chuyển góc theo chiều nhất định tạo vòng tròn luân chuyển hoặc cũng có thể cho tùy chọn và trao đổi các góc giữa các nhóm. Học sinh sẽ lần lượt tới các góc để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của giáo viên. Giáo viên cần theo dõi và hướng dẫn kịp thời để học sinh nhanh chóng ổn định và làm việc trong góc mới. Hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả và đánh giá Tại mỗi góc giáo viên đã nêu nhiệm vụ hoặc có phiếu học tập giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ đồng thời có bản kết quả của nhóm. Cuối bài học, mỗi nhóm sẽ chọn báo cáo kết quả tại góc cuối cùng hoặc có thể trình bày trước lớp chỗ treo bảng. Điều này có thể do giáo viên và học sinh cùng thỏa thuận. Các nhóm học sinh khác nghe và đưa thông tin phản hồi. Giáo viên chốt lại những điểm cần chỉnh sửa. Các nhóm khác tự đánh giá kết quả của nhóm mình tại góc tương ứng và chỉnh sửa nếu có. Giáo viên chốt ngắn gọn và đánh giá cho điểm trên cơ sở đánh giá của học sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lưu giữ các thông tin đã thu thập được qua các góc và yêu cầu ghi nhiệm vụ về nhà. 1.4. Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học theo góc 1.4.1. Ưu điểm của phương pháp dạy học theo góc Học theo góc có ưu thế mà các phương pháp dạy học truyền thống không thể có được. Đó là: - Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của học sinh: Học sinh được chọn góc theo phong cách học và tương đối độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ nên tạo được hứng thú và sự thoải mái cho học sinh. - Học sinh được học sâu và hiệu quả bền vững: Học sinh được tìm hiểu một nội dung theo các cách khác nhau: nghiên cứu lí thuyết, thí nghiệm, quan sát và áp dụng do đó học sinh hiểu sâu nhớ lâu hơn nếu chỉ nghe giáo viên giảng bài. Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học sinh học tập mang tính tích cực. 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_theo_goc_chu_de_cac_lu.pdf