Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa về “chuyển động thẳng” ở lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh

docx 43 trang sk10 09/11/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa về “chuyển động thẳng” ở lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa về “chuyển động thẳng” ở lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa về “chuyển động thẳng” ở lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
 TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT GIA LÂM
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ 
 “CHUYỂN ĐỘNG THẲNG” Ở LỚP 10 NHẰM 
 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, BỒI DƯỠNG 
 NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
 Môn : Vật Lý
 Tên tác giả : Nguyễn Hương Lan
 Giáo viên môn : Vật Lý
 NĂM HỌC 2011 - 2012 Với mong muốn tiếp tục đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả dạy học 
môn Vật lí ở trường THPT nhằm tạo hứng thú học tập và phát triển được năng 
lực sáng tạo cho học sinh, tôi tiếp tục chọn và nghiên cứu đề tài:
 “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VỀ “CHUYỂN ĐỘNG 
THẲNG” Ở LỚP 10 THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, BỒI 
DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH ”
 Đây là một phần của đề tài luận văn cao học mà chúng tôi đó thực hiện 
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Ngọc Hưng, Tổ trưởng tổ phương 
pháp, Khoa Vật Lý, Trường ĐHSP Hà Nội năm 2008 với điểm bình quân của 
hội đồng bảo vệ luận văn là 9,8. Năm học 2007-2008, trong sáng kiến kinh 
nghiệm của mình tôi đã áp dụng một phần nhỏ luận văn này vào công tác ngoại 
khóa và sáng kiến của tôi đã được Sở GD-ĐT Hà Nội xếp loại B. Năm nay, do 
tiếp tục được phân công giảng dạy lớp 10, nhận thấy hoạt động ngoại khóa có 
vai trò quan trọng nên tôi lại tiếp tục áp dụng một phần khác của luận văn để tổ 
chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh nhưng trong phạm vi thu hẹp hơn.
 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài năm nay, tôi cũng chỉ định hướng đi 
sâu nghiên cứu về hoạt động thực nghiệm: Chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí 
nghiệm từ các vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm về chuyển động thẳng ở Vật lý 
lớp 10 trong phạm vi hẹp hơn. Và để tăng thêm sự sinh động của hoạt động ngoại 
khoá, tôi còn tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm mà các em đã chế tạo ra kết 
hợp với trò chơi vật lý mà không đi sâu vào các hình thức ngoại khoá khác.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
 Tổ chức hoạt động ngoại khoá về “chuyển động thẳng” ở lớp 10 nhằm phát
huy tính tích cực, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh.
3. Giả thuyết khoa học của đề tài
 Nếu tổ chức được hoạt động ngoại khoá có nội dung, phương pháp và hình 
thức hợp lí, sinh động thì có thể phát huy tính tích cực và bồi dưỡng năng lực 
sáng tạo của học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
 Để đạt được mục đích đề ra, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá nói 
chung và hoạt động ngoại khoá vật lí nói riêng, đặc biệt là lí luận về việc lựa 
chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các buổi ngoại khoá vật lí.
 - Nghiên cứu mục tiêu dạy học, chương trình và nội dung sách giáo khoa 
về “chuyển động thẳng” ở lớp 10 THPT để xác định được những thí nghiệm cần 
tiến hành trong dạy học các kiến thức này. + Các dụng cụ thí nghiệm này có thể bổ sung rất tốt trong phòng thí nghiệm 
của nhà trường và trong dạy học nội khoá.
 + Làm tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên trong dạy học ngoại khoá.
 - Hoàn thiện được qui trình tổ chức hoạt động ngoại khoá về “chuyển 
động thẳng” ở vật lý lớp 10 THPT với nội dung chính là hoạt động chế tạo dụng 
cụ thí nghiệm kết hợp với một số trò chơi Vật lý. Qua đó có thể phát huy được 
tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
8. Cấu trúc của đề tài
 MỞ ĐẦU
 NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lý ở trường
phổ thông.
Chương 2: Tổ chức hoạt động ngoại khoá về “chuyển động thẳng” cho học sinh 
ở lớp 10 THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
 KẾT LUẬN
 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. 3- Nội dung và các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học ngoại khoá về
Vật lý
I.3.1- Nội dung ngoại khoá về vật lý
 Nội dung ngoại khoá là những vấn đề gần gũi với HS và không tách với 
những nội dung kiến thức nội khoá.
I.3.2- Các hình thức hoạt động ngoại khoá về vật lý
I.3.2.1. Hoạt động ngoại khoá theo nhóm
I.3.2.2. Hoạt động ngoại khoá có tính chất quần chúng rộng rãi
I. 3. 3. Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khoá vật lý
 Có ba kiểu hành động trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lý 
đó là: hướng dẫn tìm tòi, hướng dẫn khái quát chương trình hoá và hướng dẫn tái tạo. 
Theo chúng tôi hoạt động ngoại khoá có nhiều thời gian nên tăng cường hoạt động tự 
lực của HS
I.4- Qui trình tổ chức hoạt động ngoại khoá về “chuyển động thẳng”
 + Giáo viên lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá:
 Xây dựng nội dung hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu các thí nghiệm mẫu,
dự kiến phương pháp dạy học và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá.
 + Thực hiện kế hoạch hoạt động ngoại khoá
 + Tổng kết và rút kinh nghiệm: Thực nghiệm sư phạm.
I.5- Phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
trong dạy học vật lý
 Hoạt động ngoại khoá là hoạt động có rất nhiều điều kiện để phát huy tính 
tích cực và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh nên để có thể đánh giá được 
nó phải dựa vào một số tiêu chí.
I.5.1- Các tiêu chí đánh giá tính tích cực của học sinh trong hoạt động ngoại
khoá
a. Khái niệm về tính tích cực của học sinh trong học tập
 Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao 
về nhiều mặt trong học tập (L.V.Rebrova,1975). Học tập là một trường hợp 
riêng của nhận thức “một sự nhận thức làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới 
sự chỉ đạo của giáo viên” (P.N.Erddơniev, 1974). Vì vậy, nói tới tích cực học tập 
thực chất là nói đến tích cực nhận thức, mà tính tích cực nhận thức là trạng thái 
hoạt động nhận thức của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và 
nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Tri thức được đạt đến bằng cách suy luận liên tục, liên tiếp, trong đó mỗi 
một tư tưởng tiếp theo đều xuất phát một cách lôgic từ cái có trước, phụ thuộc 
vào cái có trước và là tiền đề của cái tiếp theo. Tri thức đạt được là hiển nhiên, 
chắc chắn không thể bắt bẻ được.
 Sự sáng tạo dựa trên tư duy trực giác, trong sáng tạo tri thức thu nhận 
được một cách nhảy vọt, một cách trực tiếp, các giai đoạn của nó không thể hiện 
một cách minh bạch và người suy nghĩ tới cái quyết định đó, con đường đó vẫn 
còn chưa được sáng tỏ ngay cả đối với chủ thể sáng tạo.
 Tư duy trực giác thể hiện như một quá trình ngắn gọn, chớp nhoáng mà ta 
không thể nhận biết được diễn biến. H.Poimcarê nói: “Lôgic là chứng minh, còn 
trực giác thì sáng tạo”.
 Tính chủ quan của sự sáng tạo: Đặc điểm quan trọng nhất của sự sáng tạo 
là tính cách tân của sản phẩm tạo ra có tính chất chủ quan. Bất cứ một con người 
bình thường nào cũng đều tham gia sáng tạo ít nhiều trong cuộc sống của mình, 
người này có thể phát minh ra cái mà người khác trước đó đã phát minh ra hàng 
nghìn lần. Tuy nhiên đối với nhà khoa học thì chỉ những phát minh mà nhân loại 
chưa hề biết đến mới được coi là sáng tạo mới. Còn đối với học sinh thì sự sáng 
tạo là tạo ra cái mới đối với bản thân mình chứ giáo viên và nhiều người khác có 
thể đã biết rồi. Bởi vậy hoạt động sáng tạo đối với học sinh mang ý nghĩa là một 
hoạt động tập dượt sáng tạo lại. Điều quan trọng cần đạt được không phải là 
những sản phẩm sáng tạo mà là khả năng sáng tạo của họ. Kiến thức học sinh 
sáng tạo ra sau này sẽ quên đi vì ít được dùng đến, còn năng lực sáng tạo của họ 
thì sẽ luôn luôn được sử dụng trong hoạt động thực tiễn sau này, nhất là trong 
nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt ngày nay
 c) Các biểu hiện của sáng tạo
 Trong học tập, sự sáng tạo của học sinh được biểu hiện qua các hành 
động cụ thể như sau:
 + Từ những kinh nghiệm thực tế, từ kiến thức đã có, học sinh nêu được 
giả thuyết. Trong chế tạo dụng cụ thí nghiệm thì học sinh đưa ra được các 
phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ và cùng một thí nghiệm đưa ra được nhiều 
cách chế tạo khác nhau. Đề xuất được những sáng kiến kỹ thuật để thí nghiệm 
chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn
 + Học sinh đưa ra được dự đoán hệ quả của giả thuyết. Cụ thể là học sinh 
đưa ra dự đoán kết quả các thí nghiệm, dự đoán được phương án nào chính xác 
nhất, phương án nào mắc sai số, vì sao?.
 + Đề xuất được phương án dùng những dụng cụ thí nghiệm đã chế tạo để 
làm thí nghiệm kiểm tra các dự đoán trên và kiểm nghiệm lại kiến thức lý thuyết đã 
học.
 + Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt như giải
thích một số hiện tượng vật lý và một số ứng dụng kỹ thuật có liên quan. CHƯƠNG II: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VẬT LÝ VỀ
 “CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ” CHO HỌC SINH 
 Ở LỚP 10 THPT
II.1- Mục tiêu về mặt nội dung kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần đạt 
được về “động học chuyển động thẳng” ở lớp 10 THPT
 II.1.1- Mục tiêu về kiến thức
 Sau khi học xong về “Động học chuyển động thẳng” học sinh cần nắm vững
các nội dung kiến thức sau:
 - Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ qui chiếu, mốc thời gian, vận tốc là
gì.
 - Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.
 - Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm
dần đều). Viết được công thức tính gia tốc của chuyển động biến đổi đều.
 - Nêu được đặc điểm của véc tơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần 
đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều. Viết được công thức tính vận tốc vt =v0
 1 2
+ at ; phương trình chuyển động x = x 0 + v0t + at từ đó suy ra công thức tính
 2
đường đi
 - Nêu được sự rơi tự do là gì, viết được công thức tính vận tốc và đường đi
của chuyển động rơi tự do. Nêu được đặc điểm của gia tốc rơi tự do
 - Viết được công thức cộng vận tốc : v13 v12 v23
 II.1.2.Mục tiêu về kỹ năng
 - Kỹ năng vẽ đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều, dựa vào đồ
thị xác định đặc điểm của chuyển động.
 -Kỹ năng giải các bài tập về cộng hai vận tốc cùng phương, có phương vuông
góc.
 - Kỹ năng phán đoán, suy luận.
 - Kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm
 - Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin từ các thí nghiệm và đặc biệt là kỹ năng
thiết kế các phương án thí nghiệm.
II.2 - Tìm hiểu thực tế dạy học về “Động học chuyển động thẳng” ở Vật lý
lớp 10 THPT
 Mục đích : Phát hiện những điểm yếu trong dạy học nội khoá, phát hiện
 những sai lầm phổ biến của học sinh làm cơ sở để xây dựng nội dung, phương - Nắm chưa vững nguyên nhân của sự rơi nhanh, chậm của các vật trong
không khí thậm chí còn mắc sai lầm khi học về phần này.
 - Nhiều học sinh còn có quan niệm sai lầm là: Công thức cộng vận tốc cho 
phép cộng vận tốc của vật này với vật khác mà không hiểu là công thức cộng vận 
tốc cho phép tìm được vận tốc của vật trong một hệ qui chiếu nếu biết vận tốc của 
nó trong hệ qui chiếu khác.
 - Các em còn lúng túng khi lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm; kỹ năng thí
nghiệm cũng như xử lý các dữ liệu thực nghiệm còn yếu.
 - Chưa được làm quen với cách thiết kế các phương án thí nghiệm nên còn 
lúng túng, dập khuôn.
 - Khả năng diễn đạt của học sinh còn chưa tốt, thường lúng túng và ấp úng khi
diễn đạt các ý tưởng các vấn đề mà mình hiểu hay muốn nói
 a. Nguyên nhân dẫn tới những sai lầm của học sinh
 • Về phía giáo viên
 - Các giáo viên ít chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm
mục đích phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
 - Nhiều giáo viên chưa biết cách tổ chức cho học sinh thảo luận và làm thí 
nghiệm theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực, phát triển các kĩ năng thí nghiệm 
và hình thành kiến thức một cách sâu sắc, vững chắc.
 - Giáo viên chưa sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học được trang bị ở 
trường, ít khi tự làm đồ dùng dạy học.
 • Về phía học sinh
 - Chịu ảnh hưởng nặng nề của cách học thụ động lại ít được làm thí nghiệm 
nên kiến thức học sinh nắm được còn hời hợt, khi vận dụng dễ mắc sai lầm.
 - Ít được tiếp xúc với các thí nghiệm nên kĩ năng thực nghiệm yếu, khả năng 
thu thập và xử lý thông chậm.
 - Học sinh không được tự tay làm thí nghiệm trên lớp trong giờ xây dựng tri
thức mới hay trong giờ thực hành thí nghiệm.
 - Chưa từng được tham gia một hoạt động ngoại khoá nào về vật lý và chưa 
từng được giao nhiệm vụ làm dụng cụ thí nghiệm vật lý nhằm phát huy tính tích 
cực và phát triển năng lực sáng tạo.
 b. Một số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục sai lầm cho học sinh trong
khi học về “Động học chuyển động thẳng”
 - Chúng tôi thiết nghĩ, để khắc phục được những sai lầm của học sinh hiện 
nay, trước hết trong dạy học nội khoá:
 + Nên tổ chức tốt các giờ học nội khoá theo hướng phát huy tính tích cực
chủ động, sáng tạo của học sinh.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_ve_chuyen.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa về “chuyển động thẳng” ở lớp 10 nhằm phát huy tín.pdf