Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10

docx 51 trang sk10 04/09/2024 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 THUYẾT MINH
 MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân 
gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng 
môn Ngữ văn lớp 10 tại trường trung học phổ thông Yên Dũng số 3
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/9/2020
 3. Các thông tin cần bảo mật: Không
 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
 Trước khi giải pháp này được thực hiện tại trường trung học phổ thông Yên 
Dũng số 3, chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động sân khấu hóa tác phẩm 
văn học dân gian đã được thực hiện ở nhiều trường. Tuy nhiên, hầu hết những tài 
liệu này đều có điểm chung về hình thức xây dựng hoạt động là: tổ chức thành một 
buổi ngoại khóa, như hoạt động ngoài giờ lên lớp; hoạt động này diễn ra sau khi đã 
học xong chương trình văn học dân gian. Mặc dù cách thức tổ chức như vậy vẫn 
mang lại ý nghĩa nhất định, song lại dẫn đến hiện tượng “no dồn, đói góp”. Học 
sinh không có được sự thú vị khi trải nghiệm hoạt động sân khấu hóa trong từng 
giờ học. Vì vậy phần nào đã làm giảm niềm hứng thú, yêu thích môn Ngữ văn nói 
chung và văn học dân gian nói riêng.
 5. Sự cần thiết áp dụng giải pháp sáng kiến
 Khi dạy chuyên đề văn học dân gian, bản thân tôi luôn thường trực niềm trăn 
trở: làm thế nào để học sinh có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm 
văn học dân gian; làm thế nào để các em yêu thích bộ phận văn học này trong bối 
cảnh xã hội hiện đại ngày nay, để mỗi tác phẩm sẽ trở thành “viên ngọc lấp lánh” 
trong tâm hồn các em. Từ trăn trở đó và với kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy 
rất cần áp dụng giải pháp sáng kiến này trong các giờ học văn học dân gian. Thậm 
chí, giải pháp này có thể phát triển để áp dụng cả với bộ phận văn học viết và văn 
học nước ngoài. Thú vị, bổ ích và phù hợp là những từ để dành cho hoạt động này 
trong giờ học. Bởi lẽ:
 Trước hết là do đặc trưng của bộ phận văn học dân gian. Văn học dân gian là 
những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng 
tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động. Bộ phận 3
 Thứ 3, hoạt động này còn phù hợp và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình 
môn Ngữ văn năm 2021 sắp tới. Theo Dự thảo đổi mới chương trình Ngữ văn lớp 
10, chuyên đề sân khấu hóa văn học dân gian được xây dựng 15 tiết/ 105 tiết. 
Trong khi đó chương trình những năm học trước không có, còn năm học 2020- 
2021 xây dựng 01 tiết. Điều này đã khẳng định sự đổi mới tích cực của chương 
trình và cần thiết của hoạt động ý nghĩa này nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục trong 
thời đại mới.
 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
 Sân khấu hóa lớp học có rất nhiều cách thức như: ngâm thơ, kể câu chuyện 
ngắn, đóng vai, đóng kịch, hát, múa, chia sẻ những cảm xúc chân thành về một 
nhân vật hay tác phẩm. Trong giờ dạy của mình, tôi đã áp dụng một số hình thức 
trên. Với sự nhiệt tình, tâm huyết và cố gắng của người dạy, những hoạt động như 
thế giúp học sinh đạt được mục đích sau:
 * Giải pháp 1 - Hình thức diễn kịch:
 Tất cả những văn bản văn học dân gian trong chương trình đều có thể 
chuyển thành kịch bản nên giải pháp này sẽ phát huy tối ưu việc củng cố kiến thức 
cho học sinh (xem phụ lục I, mục I). Khi nhập vai vào nhân vật, các em sẽ phải đọc 
kĩ văn bản, nắm bắt ý nghĩa nhân sinh mà tác giả dân gian gửi gắm. Trong quá 
trình tập luyện, học sinh sẽ trao đổi với giáo viên, từ đó hiểu hơn về nhân vật, khắc 
sâu hơn kiến thức. Mặt khác, giải pháp cũng phát huy khả năng diễn xuất, sự tự tin, 
bản lĩnh trước tập thể. Đặc biệt, từ sự gợi ý của giáo viên, học sinh sẽ tự mình sáng 
tạo kịch bản, khi đó các em sẽ có thêm niềm đồng cảm với tác giả dân gian.
 * Giải pháp 2 – Hình thức ngâm thơ, hát, múa:
 Ngâm thơ và hát dân ca nhằm giúp học sinh hiểu được mối quan hệ của thể 
loại ca dao và dân ca (xem phụ lục I, mục II ). Ca dao là lời thơ dân gian, còn dân 
ca là những câu hát kết hợp giữa lời ca dao và âm nhạc. Hình thức múa lại giúp 
học sinh củng cố kiến thức bằng một loại hình nghệ thuật khác, không phải bằng 
ngôn từ mà bằng động tác hình thể, biểu cảm khuôn mặt. Dù trừu tượng, nhưng sẽ 
phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Trải nghiệm 3 hình thức trên, các em thêm 
bồi đắp ý thức trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân gian của dân tộc.
 * Giải pháp 3 – Hình thức hùng biện:
 Hình thức này giúp học sinh bộc lộ cảm nhận của cá nhân mình về nhân vật 
hay tác phẩm văn học dân gian (xem phụ lục I, mục III ). Thực hiện hoạt động 
thuyết trình cho học sinh, giáo viên sẽ tích hợp với bài học Trình bày một vấn đề 
trong chương trình kì I. Vì vậy, các em sẽ được ôn tập, mở rộng, năng cao kiến 5
 + Giáo viên nên gợi ý cho học sinh một số điệu ru, bài dân ca, hát đối đáp 
giao duyên quen thuộc của 3 miền để biểu diễn, bên cạnh những bài các em tự lựa 
chọn theo sở thích của mình. Để phần biểu diễn hấp dẫn, lôi cuốn, giáo viên cho 
các em được chuẩn bị, tập luyện ở nhà trước; chuẩn bị cả nhạc beat để các em hát 
theo nhạc. Có thể linh hoạt hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tam ca hoặc tốp ca 
theo tổ, nhóm.
 + Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên sẽ hỏi học sinh hiểu biết về lời 
ca dao của bài dân ca, hoặc ý nghĩa của bài dân ca. Mỗi bài dân ca đều có ý nghĩa 
riêng, vô cùng thú vị. Giáo viên có thể chuẩn bị trước những thông tin về ý nghĩa 
của một số bài dân ca và cung cấp cho các em. Trong giờ văn nhưng lại được hiểu 
thêm kiến thức bộ môn khác cũng là một kỉ niệm đáng nhớ của cả giáo viên và học 
sinh. Đồng thời, sẽ giúp các em hiểu sâu sắc và yêu quý hơn những làn điệu dân ca 
của dân tộc.
 + Bên cạnh những làn điệu dân ca, giáo viên cũng có thể khuyến khích các 
em trình bày những ca khúc dân gian đương đại lấy cảm hứng từ những tác phẩm 
dân gian. Đây là những bài hát hiện đại rất gần gũi, quen thuộc với thế hệ các em.
 + Hình thức múa đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn. Tuy nhiên, sự 
cố gắng của giáo viên và học sinh sẽ mang tới cho giờ học môn văn không chỉ có 
kiến thức bề bộn mà còn đậm tính nghệ thuật.
 - Kết quả khi thực hiện giải pháp:
 + Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Dưới sự gợi ý của giáo viên, các em 
học sinh đã sưu tầm được một số bài hát dân ca, bài hát hiện đại theo phong cách 
dân gian và lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học dân gian trong chương trình. (chi 
tiết tại phụ lục I, mục II)
 + Hình ảnh, video minh chứng (chi tiết tại phụ lục III)
 * Giải pháp 3 – Hình thức hùng biện:
 - Nội dung:
 + Hình thức này được thực hiện sau khi kết thúc bài học, hoặc ở giờ học sau. 
Các em sẽ chuẩn bị bài hùng biện theo cá nhân, nhóm, tổ và cử đại diện trình bày, 
hoặc giáo viên gọi bất kì. Thời gian trình bày khoảng từ 3-5 phút. Khi hùng biện, 
giáo viên khuyến khích các em có nhạc nền, có hình ảnh, video minh họa để thêm 
sinh động, hấp dẫn.
 - Kết quả khi thực hiện giải pháp: 7
* Khảo sát việc tổ chức hoạt động sân khấu hóa văn học dân gian của GV
 Số GV
 T Tỉ lệ
 Nội dung khảo sát khảo 
 T %
 sát
 Việc thiết kế nội dung bài học có được thầy (cô) thực 
 1 hiện thường xuyên không
 - Có 9 100
 - Không
 Theo thầy (cô), hoạt động sân khấu hóa có cần thiết cho 
 2 một giờ học tác phẩm văn học dân gian không?
 - Có 9 100
 - Không
 Khi thiết kế nội dung bài học tác phẩm dân gian, các thầy 
 3 (cô) có thiết kế hoạt động sân khấu hóa không?
 - Có 9 100
 - Không
 Thầy (cô) có thực hiện hoạt động sân khấu hóa cho một 
 4 giờ học tác phẩm văn học dân gian không?
 - Có 9 100
 - Không
 Khi thiết kế hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học 
 5 dân gian, các thầy (cô) xác định mục tiêu là gì?
 - Củng cố kiến thức của HS 7 78
 - Tạo ra hứng thú cho HS 9 100
 - Tạo ra “tình huống có vấn đề” để vào bài 3 33
 Hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian, thầy
 6 (cô) thường tổ chức là gì?
 - Đóng kịch 9 100
 - Hát 9 100
 - Hùng biện 3 56
 - Khác 9
 Khảo sát mức độ hứng thú sau chuyên đề
 Số HS Tl
 TT Nội dung khảo sát
 %
 Em có quan tâm đến hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn 174 100
 1 học dân gian không?
 Mức độ cao 124 72
 Mức độ TB 38 22
 Mức độ thấp 12 16
 Mức độ hứng thú của em đối với những bài học chưa có 
 2 hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian?
 Rất hứng thú 17 9
 Hứng thú 40 23
 Bình thường 106 60
 Không hứng thú 11 8
 Khi có hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian, 
 mức độ hứng thú của em với giờ học Ngữ văn như thế 
 nào?
3
 Rất hứng thú 128 74
 Hứng thú 36 20
 Bình thường 10 6
 Không hứng thú 0 0
 Như vậy, số lượng học sinh có hứng thú với hoạt động này là rất cao, hơn 
90%. Đó chính động lực để tôi tiếp tục thực hiện giải pháp này ở những năm học 
tiếp theo.
 - Kết quả định lượng:
 + Không chỉ khảo sát, đánh giá sự hứng thú của học sinh trong giờ học, tôi 
còn tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng sau tiết học. Kết quả đạt được như sau:
 Khảo sát kết quả sau giờ học
 Lớp SL Giỏi % Khá % TB % Yếu %
10a3 45 (TN) 10 22 32 71 3 7 0 0
10a5 43 (ĐC) 4 9 28 65 11 26 0 0 11
 7.1.2 Các bước đã được thực hiện khí áp dụng sáng kiến:
 - Bước 1: Giới thiệu sáng kiến đến các thầy cô đang giảng dạy bộ môn Ngữ 
văn lớp 10 tại trường THPT Yên Dũng số 3
 - Bước 2: Tổ chức trao đổi, thảo luận trong nhóm dạy; xây dựng kế hoạch áp 
dụng sáng kiến; đã trao đổi đồng thời nhờ 3 thầy cô trong tổ bộ môn áp dụng sáng 
kiến trong giảng dạy, cụ thể:
 Ngày Nơi công Trình 
 Số Chức Nội dung công 
 Họ và tên tháng năm tác độ
 TT danh việc hỗ trợ
 sinh CM
 GV 
 Đỗ Thị THPT Yên Cử Nhận xét, phản 
 1 16/12/1982 THPT
 Oanh Dũng số 3 nhân hồi về sáng kiến.
 hạng III
 THPT Yên GV 
 Nguyễn Cử Nhận xét, phản 
 2 22/6/1984 Dũng số 3 THPT
 Thị Thủy nhân hồi về sáng kiến.
 hạng III
 THPT Yên GV 
 Lưu Thị Cử Nhận xét, phản 
 3 27/12/1983 Dũng số 3 THPT
 Hoài nhân hồi về sáng kiến.
 hạng III
 - Bước 3: Tổ chức thực hiện sáng kiến bắt đầu từ học kì 1, năm học 2020-
2021.
 - Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi áp dụng sáng kiến để giảng dạy.
 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
 - Sáng kiến đã được áp dụng cho trong giảng dạy cho học sinh các lớp 10a3,
10a5, 10a6, 10a9 trong năm học 2020-2021 trong chương trình văn học dân gian.
 - Sáng kiến được áp dụng ở các lớp 10 khác trong trường và tiếp tục hoàn 
thiện, phát triển để áp dụng cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học 
sinh trong những năm học tiếp theo, cũng như trong các chương trình khác của 
môn Ngữ văn.
 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
 Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên ở tại trường THPT Yên Dũng số 3, 
hiệu quả của sáng kiến đạt được như sau:
 Về lợi ích kinh tế

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_san_khau_hoa_tac_pha.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian nhằm tạo hứng thú cho.pdf