Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ

doc 46 trang sk10 25/09/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ
 MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................4
2. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................5
3. Đóng góp mới của đề tài.......................................................................................6
PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................................7
1. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh 
lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ...................7
 1.1. Khái quát về hoạt động trải nghiệm .................................................................7
 1.2. Khái quát về di sản văn hóa..............................................................................7
 1.3. Khái quát chung về văn bản thuyết minh..........................................................8
 1.4. Cách làm bài văn thuyết minh về di sản văn hóa địa phương..........................9
 1.5. Cách xây dựng, biên tập cẩm nang du lịch....................................................11 
1.6. Một số di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân Kỳ..........................................11
2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn 
bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ .........................................12
 2.1. Thuận lợi..........................................................................................................12
 2.2. Khó khăn..........................................................................................................13
 2.3. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 
10 viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ...........................16
3. Một số giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm di sản văn hóa địa phương 
cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân 
Kỳ............................................................................................................................16
 3.1. Thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cơ quan, đơn vị, tổ 
chuyên môn, giáo viên, phụ huynh, học sinh về vị trí, vai trò, sự cần thiết của hoạt 
động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh, xây dựng cẩm 
nang du lịch Tân Kỳ................................................................................................17
 3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản 
thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ.....................................................18
 3.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm....................................................................18
 3.2.2. Tổ chức cho học sinh viết bài văn thuyết minh sau hoạt động trải nghiệm.34
 3.2.3. Xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ........................................................36
4. Kết quả đạt được...........................................................................................37
 4.1. Kết quả nhận thức.....................................................................................37
 1 B￿NG QUY Ư￿C VI￿T T￿T
Th￿ t￿ Ký hi￿u Ti￿ng Vi￿t
 1 BGDĐT B￿ Giáo d￿c và Đào t￿o
 2 BVHTTDL BVHTTDL
 3 GD Giáo d￿c
 4 GDTH Giáo d￿c trung h￿c
 5 GDTX Giáo d￿c thư￿ng xuyên
 6 HD Hư￿ng d￿n
 7 SGDĐT S￿ Giáo d￿c và Đào t￿o
 8 QĐ Quy￿t đ￿nh
 9 THPT Trung h￿c ph￿ thông
 10 TTGDTX Trung tâm giáo d￿c thư￿ng xuyên
 3 tôi nhận thấy học sinh tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo và rất hứng thú. Đặc 
biệt, khi vận dụng vào thực hành viết bài văn thuyết minh giới thiệu lại những địa 
điểm vừa trải nghiệm nhằm tập hợp các văn bản để xây dựng một cẩm nang du 
lịch, vì háo hức muốn bài viết của mình được chọn để lưu cẩm nang nên nhiều học 
sinh đã rất say mê, dồn tất cả tâm huyết, kiến thức, kỹ năng cho sản phẩm của 
mình. Do đó, cẩm nang thực sự vô cũng hấp dẫn người đọc, người nghe. Quan 
trọng hơn, khi có trong tay Cẩm nang du lịch Tân Kỳ, du khách thập phương sẽ 
được tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tham quan, khám phá, đồng thời 
cẩm nang cũng góp phần quảng bá những di tích lịch sử, văn hóa của quê hương 
tới tất cả mọi người một cách hiệu quả nhất, giúp họ tự tin hơn bao giờ hết khi đắm 
chìm vào những giá trị lịch sử, văn hóa, giúp chúng trường tồn mãi trước sự lọc 
sàng nghiệt ngã của thời gian. Như vậy có thể khẳng định, đây quả thực là một 
hoạt động giàu ý nghĩa, bổ ích, là sự thể hiện sinh động mối quan hệ giữa lý thuyết 
với thực hành, để mỗi bài giảng của giáo viên không còn là những con chữ vô tri 
vô giác, giáo điều, khô khan trên từng trang giấy mà thực sự đã mang hơi thở của 
cuộc sống xung quanh chúng ta.
 Góp phần chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm 
 vận dụng vào thực tế bài học cho học sinh với đồng nghiệp, ở đây trong khuôn 
 khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài: Tổ 
 chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây 
 dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ.
 2. Tính cấp thiết của đề tài
 Sáng kiến nhằm chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm 
cho học sinh lớp 10 vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc viết văn bản thuyết minh 
xây dựng cẩm nang du lịch. 
 Trong khi trên thế giới việc thực hiện hoạt động trải nghiệm để vận dụng 
vào giải quyết yêu cầu nội dung bài học đã được thực hiện như một thói quen, 
đương nhiên thì ở nước ta vì nhiều lý do như rào cản mang tên truyền thống, thiếu 
và yếu cơ sở vật chất, kinh phí, ngại thay đổi, ngại khó, ngại khổ, không muốn tiên 
phong, lười sáng tạo, nhác tư duy nên việc vận dụng quan sát thực tế vào bài học 
trong chương trình sách giáo khoa còn thực hiện một cách nhỏ lẻ, mang tính hình 
thức, chưa hiệu quả. Vì ít được thâm nhập thực tế nên hầu hết chương trình dạy 
học của chúng ta còn mang tính lý thuyết, màu sắc và hơi thở cuộc sống còn mờ 
nhạt, thậm chí có khi rập khuôn, đơn điệu, tẻ nhạt, mất đi những biểu hiện phong 
phú, sinh động của cuộc sống xung quanh. Từ đó, dẫn tới hậu quả phần lớn học 
sinh mơ hồ với thế giới bên ngoài, mọi kiến thức đều được lấy ra từ lý thuyết sách 
vở trong khi cuộc sống là muôn màu, nói như Gớt (nhà triết học người Đức): Mọi 
lý thuyết là màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi. Vì thế nếu không cẩn thận, 
nền giáo dục sẽ đào tạo ra những con người thụ động, rập khuôn, thiếu óc phán 
đoán, khả năng quan sát, đánh giá, nhận xét, kém cỏi trọng việc vận dụng kiến thức 
 5 Thực tế trên mọi miền của Tổ quốc, ở đâu cũng có những di sản, đặc sản văn 
hóa, lịch sử, do đó đề tài này có thể áp dụng linh hoạt, rộng rãi, hiệu quả cho học 
sinh lớp 10 THPT, GDTX thông qua các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 
(Tập 2) như: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh, Phương pháp 
thuyết minh, Viết bài văn thuyết minh, Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, Tóm 
tắt văn bản thuyết minh và kết hợp với kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, 
ngoại khóa trong kế hoạch giáo dục của các tổ nhóm chuyên môn thực hiện công 
văn chỉ đạo của BGDĐT.
 PHẦN II: NỘI DUNG
 1. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học 
sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ
 1.1. Khái quát về hoạt động trải nghiệm 
 Ở bài viết “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà 
trường phổ thông”, thạc sỹ Bùi Ngọc Diệp đã đưa ra quan niệm về hoạt trải nghiệm 
sáng tạo trong nhà trường phổ thông như sau: Các em được chủ động tham gia vào 
tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực 
hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của 
bản thân; các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh 
giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự 
đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động bản thân, của nhóm mình và của bạn bè.
 Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo có đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
cho học sinh là một phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học: Hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình thành 
và phát triển cho học sinh phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị và kĩ năng 
sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại. 
 Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Việt Nam sau 
2015, cũng đề cập đến 8 lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động giáo dục với tên 
gọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là 
hoạt động mới với cả 3 cấp học, được phát triển từ các hoạt động tập thể, hoạt 
động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa của chương trình hiện hành được thiết kế thành 
các chuyên đề tự chọn nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực, kỹ năng, niềm 
tin, đạo đức nhờ vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng đã học được từ nhà 
trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng 
tạo thông qua các hình thức và phương pháp chủ yếu như: tham quan, thực địa, câu 
lạc bộ, hoạt động xã hội, tình nguyện, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, trò chơi, cắm 
trại, thực hành lao động. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo cũng như định hướng đổi mới mạnh mẽ hoạt động này ở trường 
phổ thông trong giai đoạn tới. 
 7 - Văn miêu tả có hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với 
sự vật, đối tượng còn văn thuyết minh là trung thành với đặc điểm của sự vật, đối 
tượng.
 - Văn miêu tả dùng nhiều so sánh, liên tưởng còn văn thuyết minh thì hạn 
chế sử dụng.
 - Văn miêu tả mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết còn văn thuyết 
minh đảm bảo tính khách quan, khoa học, ít sử dụng số liệu cụ thể còn văn thuyết 
minh thường dùng số liệu cụ thể.
 - Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện 
pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
 Các phương pháp thuyết minh cơ bản:
 - Phương pháp nêu định nghĩa:
 VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở 
 vùng đất ẩm.
 - Phương pháp liệt kê
 VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm 
 máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước 
 dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm
 - Phương pháp nêu ví dụ:
 VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những 
 người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm 
 phạt 500 đô la)
 - Phương pháp dùng số liệu:
 VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai 
 rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.
 - Phương pháp so sánh:
 VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương 
 khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé 
 nhất.
 - Phương pháp phân loại, phân tích:
 VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, 
 khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật
 1.4. Cách làm bài văn thuyết minh về di sản văn hóa địa phương
 Bước 1:
 - Xác định đối tượng thuyết minh: một di sản văn hóa địa phương
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_cho_hoc.doc