Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10 THPT

docx 48 trang sk10 07/02/2025 390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10 THPT
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
 ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC PHẦN BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, 
 THỦY SẢN - CÔNG NGHỆ 10 THPT”
 LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ MỤC LỤC
 Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..............................................................................................1
 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
 2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................1
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................1
 4. Những đóng góp mới của đề tài.....................................................................2
 5. Cấu trúc của đề tài .........................................................................................2
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................3
 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài................................................................................3
 1.1.1. Lý thuyết về hoạt động trải nghiệm.....................................................3
 1.1.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong việc rèn luyện năng lực
 hợp tác.................................................................................................9
 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................................9
 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................10
Chương 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN 
NĂNG LỰC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC PHẦN BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN 
NÔNG, LÂM, THỦY SẢN CÔNG NGHỆ 10 THPT ....................................11
 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung của phần bảo quản, chế biến nông, lâm, 
 thủy sản - công nghệ 10 THPT.................................................................11
 2.2. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong phần Bảo quản, chế biến 
 nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT để rèn luyện năng lực hợp
 tác cho học sinh ........................................................................................12
 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm........................................12
 2.2.2. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm nhằm rèn luyện năng lực hợp tác....12
 2.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho 
 học sinh trong dạy học phần bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản -
 Công nghệ 10 THPT.................................................................................21
 2.3.1. Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm rèn luyện 
 năng lực hợp tác ................................................................................21
 2.3.2. Một số hình ảnh hoạt động của các nhóm học sinh..........................22
 2.4. Lựa chọn và đề xuất bộ tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực hợp tác.............25
 2.4.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác..............................................25 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Đọc là
 1 GV Giáo viên
 2 HĐTN Hoạt động trải nghiệm
 3 HS Học sinh
 4 NLHT Năng lực hợp tác
 5 NLTH Năng lực tự học
 6 THPT Trung học phổ thông
 7 TN Thực nghiệm
 8 ĐC Đối chứng
 9 TNST Trải nghiệm sáng tạo PHẦN 1. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Phát triển giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân 
lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất 
lượng nguồn nhân lực, quyết định sự phát triển của xã hội.
 Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay cùng với sự phát triển 
như vũ bão của khoa học - kỹ thuật đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam phải không 
ngừng học tập, trau dồi kiến thức và hình thành cho mình các kỹ năng, năng lực 
cần thiết của một người công dân trong thời đại mới.
 Từ thực tiễn đó, đòi hỏi giáo dục phải không ngừng được đổi mới và nâng 
cao chất lượng. Một trong những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục theo Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới là đưa các hoạt 
động trải nghiệm vào giảng dạy trong trường phổ thông.
 Hoạt động trải nghiệm là hình thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn 
giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp 
học, đồng thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội vào quá trình giáo 
dục. Đây là một hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những 
trải nghiệm khám phá mới mẻ, qua đó góp phần hình thành và phát triển các kĩ 
năng, năng lực cần thiết cho người người học.
 Công nghệ là một môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều nội dung 
kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Cho nên rất thuận lợi cho việc tổ 
chức các hoạt động trải nghiệm. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tổ 
chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh 
trong dạy học phần Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 
10 THPT” để nghiên cứu.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Thiết kế được các HĐTN trong phần Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, 
Thủy sản - Công nghệ 10 THPT và tổ chức các hoạt động đó để rèn luyện 
NLHT cho HS.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, bao gồm: lí thuyết về HĐTN; lý 
thuyết về NLHT.
 Điều tra thực trạng việc dạy học Công nghệ và việc tổ chức các HĐTN để 
rèn luyện NLHT cho HS ở một số trường THPT.
 Thiết kế các HĐTN để rèn luyện NLHT cho HS trong dạy học phần Bảo 
quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10 THPT.
 1 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 Chương 1
 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
 1.1.1. Lý thuyết về hoạt động trải nghiệm
 1.1.1.1. Khái niệm hoạt động
 Theo từ điển Tiếng Việt: Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan 
hệ với nhau chặt chẽ nhằm thực hiện một mục đích nhất định trong đời sống xã 
hội; Hoạt động là vận động, cử động nhằm một mục đích nhất định nào đó.
 * Bản chất của hoạt động:
 Cuộc sống cá nhân là một dòng hoạt động, cá nhân là chủ thể các hoạt 
động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các quan hệ giữa 
họ với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân. Đó là quá trình chuyển 
hóa năng lực lao động cùng với các phẩm chất tâm lí của bản thân thành sự vật, 
thành thực tế và quá trình ngược lại là tách những thuộc tính sự vật, của thực tế 
quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể.
 * Các dạng hoạt động của con người:
 Có nhiều cách phân loại hoạt động của con người tuy nhiên căn cứ vào 
nguồn gốc và đặc điểm của hoạt động, có thể chia hoạt động thành 2 dạng: hoạt 
động thực tiễn (hoạt động bên ngoài) và hoạt động lí luận (hoạt động tinh thần), 
hoạt động bên trong, hoạt động tâm lí.
 1.1.1.2. Khái niệm trải nghiệm
 Theo từ điển Bách khoa Việt Nam “trải nghiệm” được diễn dải theo hai 
nghĩa. Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc 
xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với 
tri thức, ý thức) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹp trải 
nghiệm “là những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện đang diễn ra đối với cá 
nhân được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các 
động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân”.
 1.1.1.3. Khái niệm HĐTN
 Hiện nay đã có nhiều tác giả định nghĩa về HĐTN, theo tôi thì khái niệm 
HĐTN trong học tập là một nhiệm vụ học tập, trong đó học sinh được độc lập 
thực hiện hoặc tham gia ở các bước từ việc đặt câu hỏi nêu vấn đề, thực hiện 
nhiệm vụ, báo cáo sản phẩm, đánh giá và phản biện.
 1.1.1.4. Vai trò của HĐTN trong dạy học
 - HĐTN làm tăng tính hấp dẫn trong học tập.
 3 1.1.1.5. Một số dạng HĐTN trong dạy học Công nghệ.
 - HĐTN có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau, nhưng trong 
phạm vi của đề tài này thì tôi chỉ đề xuất 3 dạng HĐTN trong dạy học bộ môn 
Công nghệ như sau:
 Tham quan, dã ngoại
 Thực địa, tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức giáo dục thực tế 
hấp dẫn đối với HS. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em HS được 
thực tế tìm hiểu và học hỏi kiến thức qua việc tiếp xúc với thiên nhiên, các thắng 
cảnh, các nhà máy, cơ sở sản xuất, trang trại... từ đó mà các em hình thành được 
kiến thức, kĩ năng, thái độ.
 Các bước tham quan, dã ngoại:
 Bước 1: Lựa chọn địa điểm tham quan, dã ngoại 
 Bước 2: Lập kế hoạch tham quan, dã ngoại
 Bước 3: Báo cáo kết quả 
 Bước 4: Đánh giá kết quả
 Thực hành thí nghiệm (quan sát)
 Thực hành, thí nghiệm trong dạy học Công nghệ còn là một hình thức để 
người học vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất, làm chủ kiến thức, gây 
được niềm tin sâu sắc cho bản thân, kết quả thu được càng làm tăng lòng say 
mê, hứng thú học tập môn Công nghệ.
 Phương pháp thực hành thí nghiệm (quan sát) thường được tổ chức theo 
4 bước:
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ nhận thức cho từng cá nhân hay nhóm. Bước 
2: HS thực hiện nhiệm vụ.
 Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận. 
 Bước 4: Đánh giá kết quả.
 Dự án học tập
 Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực 
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực 
hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học 
thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định 
mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh 
giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy 
học dự án.
 Quy trình thực hiện dự án:
 Bước 1: Lập kế hoạch
 5 chú trọng phân tích những kĩ năng làm việc theo nhóm mà học sinh đã thể hiện;
 - Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các kĩ 
năng làm việc theo nhóm (cái gì đã làm tốt, cần rèn luyện thêm và rèn luyện 
như thế nào).
 ❖ Phương pháp giải quyết vấn đề
 Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, phương pháp giải quyết vấn đề 
thường được vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải 
pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.
 Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
 - Bước 1: Nhận biết vấn đề
 - Bước 2: Tìm phương án giải quyết
 - Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
 ❖ Phương pháp dạy học dự án
 Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện 
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo 
ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với 
tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế 
hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết 
quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.
 Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án
 - Người học là trung tâm của quá trình dạy học
 - Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn
 - Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình
 - Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên
 - Dự án có tính liên hệ với thực tế.
 - Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá 
trình thực hiện
 - Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học
 - Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án.
 1.1.2. Lý thuyết về năng lực hợp tác
 1.1.2.1. Khái niệm năng lực
 Trong nghiên cứu này, tôi dựa vào định nghĩa năng lực của Xavier 
Roegier: Năng lực là tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các 
nội dung trong một loạt các tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do 
những tình huống này đặt ra.
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_de_ren_l.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong.pdf