Sáng kiến kinh nghiệm Từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi hướng đến giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ hiện nay

docx 55 trang sk10 11/01/2025 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi hướng đến giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi hướng đến giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi hướng đến giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ hiện nay
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU:
 Lòng yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó 
được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con 
người. “Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn 
hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những 
dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói 
cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, 
xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao 
gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con 
người”[1]. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có 
người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là ngọn lửa, là chồi non của tinh thần 
yêu nước Việt Nam.
 Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đã trở thành 
một trong những tài sản quý, một giá trị thiêng liêng góp phần làm nên truyền 
thống dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “... Dân ta có một lòng 
nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi 
Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô 
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm 
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước... ” [2]. Trong chương trình phổ thông, văn học 
yêu nước chiếm vị trí quan trong trong số lượng các tác phẩm văn học. Tinh thần yêu 
nước được thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc, 
tình yêu thiên nhiên đất nước...
 Chương trình Giáo dục phổ thông mới đã đề ra những phẩm chất cần hình 
thành cho học sinh. Một trong những phẩm chất không thể thiếu đó là phẩm chất 
yêu nước. Trong khi, học sinh hiện nay còn rất mơ hồ về lòng yêu nước và hình 
thành lòng yêu nước, tự hào dân tộc còn rất ít.
 Vì thế, việc giảng dạy lòng yêu nước thông qua các tác phẩm văn học 
không chỉ làm cho học sinh hiểu và cảm nhận được nội dung của tác phẩm, mà
 1 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN:
 Tác giả cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc 
về kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy 
thực ngiệm sáng kiến.
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
* Đối với giáo viên:
 - Xuất phát từ thực tế dạy học chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức 
liên môn vào tìm hiểu một bài học cụ thể là vô cùng cần thiết. Vì đó là điều kiện 
để giáo viên và học sinh cùng tiếp cận bài học từ nhiều góc độ, cấp độ khác 
nhau, khắc phục được tình trạng diễn giải khô cứng, xuôi chiều đang xảy ra 
trong nhiều giờ học Ngữ văn. Điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm 
chắc bộ môn mình dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức các 
môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn 
đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Thông qua dự án: 
Dạy học dự án theo chủ đề: “Từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi 
hướng đến giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ hiện nay”, chúng tôi muốn vận 
dụng kiến thức bộ môn Lịch sử, Địa Lý, Giáo dục công dân, Tin học và những 
hiểu biết về tình yêu nước của thanh niên ngày nay để hướng dẫn học sinh tìm 
hiểu bài thơ từ ngọn nguồn cảm hứng, giá trị nội dung - nghệ thuật cho đến ý 
nghĩa của nó trong thực tế đời sống.
 - Mặt khác, dạy học theo dự án tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tính 
chuyên nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp cũng như cơ hội để xây dựng 
mối quan hệ tốt với học sinh. Dự án sẽ phần nào giúp cho học thích thú, yêu 
mến môn học hơn.
* Đối với học sinh:
 - Thông qua dự án: Dạy học dự án theo chủ đề: “Từ tác phẩm Bình Ngô 
đại cáo của Nguyễn Trãi hướng đến giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ hiện 
nay”. Học sinh thể hiểu sâu sắc hơn về tấm lòng, tình yêu nước cháy bỏng nơi 
tâm hồn Nguyễn Trãi. Hơn thế nữa, học sinh học tập theo tấm gương của
 3 nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của 
con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu 
nước đạt đến sự tự giác”[3].
 Lòng yêu nước là truyền thống vốn có lâu đời nhất của xã hội loài người, là 
tình yêu đối với quê hương đất nước, nổ lực cố gắng không ngừng để dựng xây 
và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
b. Biểu hiện của lòng yêu nước:
 Thể hiện ở các hoạt động hướng tới con đường xã hội chủ nghĩa, đem lại 
cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho nhân dân.
 Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống, không ngừng nỗ lực để góp 
phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
 Lòng yêu nước còn được thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi thân 
thương. Đó có thể tình yêu gia đình, yêu thiên nhiên quê hương đất nước và tình yêu 
thương giữa con người với con người.
 Lòng yêu nước còn là nỗi niềm băn khoăn trăn trở, lo lắng trước những vấn 
đề của đất nước.
7.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ ngày nay:
 Việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh niên có ý nghĩa cực 
kì quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
 Ý nghĩa đầu tiên của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh 
niên là hình thành ở các em lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về dân 
tộc. “Từ đó, sẽ góp phần giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của 
Đảng, lập trường cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, lòng trung thành với 
Đảng, với Tổ quốc và với nhân dân. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu và là 
phẩm chất chủ yếu cơ bản nhất của mội người Việt Nam yêu nước, là những yếu 
tố vừa phản ánh bản chất, nguồn gốc sức mạnh của quân và dân ta, vừa nói lên 
mục tiêu, phương hướng, yêu cầu của việc giáo dục lòng yêu nước trong tất cả 
các giai đoạn phát triển của dân tộc. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, 
thanh niên ngày nay là giúp cho họ có khả năng tự miễn dịch trước tác động của 
chiến lược “Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc, chiến thắng mọi cám dỗ
 5 “Văn học trung đại Việt Nam (gọi tắt là văn học cổ) là một di sản vô cùng 
quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú đa dạng về nội dung và hình thức. 
Nghiên cứu di sản này là quá trình chúng ta tìm về với cội nguồn của dân tộc. 
Nhờ có di sản này, chúng ta hiểu được gốc gác của nền văn học Việt cùng với 
quá trình phát triển đi lên của nó. Nhờ có di sản này mà cuộc sống văn hóa, tinh 
thần của chúng ta ngày nay thêm phần phong phú. Trong nhà trường, di sản này 
có khả năng bồi dưỡng cho học sinh những năng lực và năng khiếu thẩm mĩ, 
nhận thức thẩm mĩ, góp phần xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ 
nghĩa, bồi đắp tâm hồn tư tưởng, tình cảm cho học sinh”[6]. Các em thêm tự hào 
về quá khứ vẻ vang của dân tộc từ đó hiểu rõ hơn về trách nhiệm đối với đất 
nước.
 Trong thời đại ngày nay, với bao biến động có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng, 
tính cách của học sinh, các em thích cái mới, cái hiện tại nhưng lại không biết 
cái đã qua, cái quá khứ đầy hào hùng vẻ vang của dân tộc. Các em không cảm 
thấy rung động trước một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn, lạnh lùng với số 
phận của nhân vật trong tác phẩm, thờ ơ trước cảnh đời,  Điều đó thật đáng lo 
ngại. Chính vì vậy, rất cần phải khơi dậy tình cảm nhân văn cho các em từ ngay 
khi còn trên ghế nhà trường, mới mong đào tạo các em thành những công dân có 
ích trong tương lai. Những tác phẩm văn học cổ dạy trong nhà trường chính là 
công cụ quan trọng để bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhân văn cho tâm hồn các 
em. Bởi lẽ, giá trị to lớn của văn học cổ, cái cốt lõi của nó chính là vấn đề nhân 
văn. Cho nên, dạy văn học cổ ngoài mặt cung cấp cho học sinh hiểu biết về cuộc 
sống, xã hội và cung cấp cho các em về vốn văn học, lại còn phải biết khơi gợi 
tinh thần nhân văn cho các em bởi như M.Gorki đã nói “Văn học là nhân học”.
 Văn học thời đại nào cũng mang những chức năng riêng biệt. Văn học cổ là 
sản phẩm tinh thần của con người thời đại xưa, in đậm dấu ấn, suy nghĩ tâm hồn 
họ. Cho nên học xưa để hiểu nay, “Học cũ để làm mới”, “Từ mới để hiểu cũ” đó 
chính là phương châm tiếp thu tinh thần di sản văn hóa của chúng ta.
 Tiếp nhận tác phẩm văn học cổ đối với học sinh THPT ngày nay gặp nhiều
khó khăn:
 7 - Thấy được tình yêu nước mãnh liệt của tác giả Nguyễn Trãi.
* Kiến thức liên môn:
- Môn Lịch sử: Học sinh vận dụng kiến thức lịch sử của các bài học:
 + Bài 19: Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV.
 + Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa trong các thế kỉ X đến XV. 
 Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về:
 + Cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của danh nhân văn hóa 
Nguyễn Trãi.
 + Khởi nghĩa Lam Sơn vào thế kỉ XV.
 + Cuộc xâm lược của nhà Minh vào nước ta (1407-1427).
- Môn Giáo dục công dân: Vận dụng kiến thức môn đã học trong Bài 14: 
“Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 + Biết được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc 
Việt Nam.
 +Hiểu được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 + Yêu quý quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân 
tộc, có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ 
quê hương, đất nước.
 - Môn Địa lý: Vận dụng kiến thức môn trong Bài 3: “Sử dụng bản đồ trong học 
tập và đời sống”.
 + Khai thác được bản đồ tự nhiên Việt Nam.
 + Xác định đúng vị trí địa danh trong cuộc kháng chiến chống quân 
Minh của quân và dân ta.
- Môn Giáo dục quốc phòng: Vận dụng kiến thức môn trong Bài 1: “Truyền 
thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” và Bài 3: “Bảo vệ chủ quyền, 
lãnh thổ và biên giới quốc gia”.
 + Hiểu được truyền thống đấu tranh vẻ vang của cha ông.
 + Thấy được trách nhiệm của cá nhân với đất nước.
 9 - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục 
công dân, Giáo dục quốc phòng, Tin học để giải quyết các vấn đề được nêu ra 
trong bài học từ đó đáp ứng được những mục tiêu cơ bản về nội dung dự án.
c. Thái độ:
 - Giáo dục cho học sinh tình yêu văn học, thái độ trân trọng đối với tác giả, 
tác phẩm văn học.
 - Vận dụng kiến thức bộ môn Lịch sử để giáo dục cho học sinh thái độ trân 
trọng, tự hào đối với nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, bồi dưỡng lòng yêu nước.
 - Vận dụng kiến thức bộ môn Giáo dục công dân, liên hệ thực tế lí tưởng 
sống của giới trẻ ngày nay để:
 + Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn với thế hệ đi trước.
 + Giáo dục bài học về lẽ sống có lí tưởng, ý chí, quyết tâm thực hiện lý 
tưởng, biết cống hiến, hi sinh vì cộng đồng.
 + Bồi đắp tình yêu nước và tinh thần sẵn sàng xả thân vì dân tộc.
 - Tuyên truyền cho thanh niên có những nhận thức và hành vi đúng đắn, 
phù hợp.
 - Yêu thích môn học và say mê tìm tòi, khám phá môn học.
d. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy 
sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực ngôn 
ngữ
 * Năng lực chuyên biệt:
 - Năng lực đọc - hiểu văn bản thơ.
 - Năng lực thuyết trình, đọc diễn cảm.
 - Năng lực sử dụng tranh ảnh, video, lược đồ, năng lực tư duy tổng hợp 
theo lãnh thổ.
 - Năng lực trang bị những kiến thức về trách nhiệm của thanh niên, học 
sinh hiện nay.
7.2.2. Đối tượng dạy học của dự án:
 - Số lượng: 45 học sinh.
 11 - Máy tính: Soạn giáo án Word và Powerpoint, tìm kiếm thông tin qua 
Internet, gửi và nhận thư điện tử, trình chiếu bài giảng trên lớp qua kết nối với 
máy chiếu.
 - Máy chiếu: Trình chiếu bài giảng trên lớp.
 - Máy ảnh: Ghi lại một số hình ảnh của dự án.
 - Máy quay phim: Quay clip tiến trình thực hiện dự án.
* Đối với học sinh:
 - Máy tính: Tìm kiếm thông tin qua Internet, vẽ biểu đồ bằng Exel, thiết 
kế Tập san bằng Word, thiết kế bài trình chiếu bằng Powerpoint, vẽ sơ đồ tư duy 
bằng phần mềm Imindmap.
 - Máy chiếu: Trình chiếu Powerpoint.
7.2.5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học theo dự án:
 Quá trình thiết kế hoạt động dạy học và tiến trình: Dạy học dự án theo chủ 
đề: “Từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi hướng đến giáo dục lòng 
yêu nước cho tuổi trẻ hiện nay” dự được giáo viên thực hiện qua 3 giai đoạn 
như sau:
 GIAI ĐOẠN 1: THIẾT KẾ DỰ ÁN
I. Mục tiêu cần đạt của dự án:
 - Từ bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, học sinh có thể hiểu sâu sắc 
hơn về cuộc kháng chiến chống quân Minh vĩ đại của nước ta, thấy được tình 
yêu nước của những bậc anh hùng dân tộc từ xưa.
 - Dự án giúp cho học sinh, thế hệ thanh niên thời đại ngày nay - có những 
hành động cụ thể biểu lộ lòng yêu nước của mình đồng thời nhận thức được 
trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội qua các hoạt động thực tế 
như: Hoạt động sinh hoạt lớp theo chủ đề và hoạt động ngoại khóa.
 - Ngoài ra, dự án còn giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng của các 
môn học là: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân và giáo dục kỹ năng sống.
II. Thảo luận và lên ý tưởng cho dự án:
- Giáo viên và học sinh thảo luận đưa ra ý tưởng thực hiện dự án:
 + Giáo viên đưa ra một số dự án có tính chất gợi ý cho học sinh như:
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tu_tac_pham_binh_ngo_dai_cao_cua_nguye.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi hướng đến giáo dục lòng yêu nước.pdf