Sáng kiến kinh nghiệm Từ trải nghiệm các mô hình kinh tế địa phương vùng bắc Yên Thành để rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh lớp 10

docx 64 trang sk10 04/09/2024 530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Từ trải nghiệm các mô hình kinh tế địa phương vùng bắc Yên Thành để rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Từ trải nghiệm các mô hình kinh tế địa phương vùng bắc Yên Thành để rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Từ trải nghiệm các mô hình kinh tế địa phương vùng bắc Yên Thành để rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh lớp 10
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
 1. Lí do chọn đề tài 3
 2. Mục đích nghiên cứu 4
 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4
 3. Phương pháp nghiên cứu 5
 4. Tính mới của đề tài 5
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
 Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 6
 1. Lý luận dạy học gắn với trải nghiệm 6
 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản 6
 1.2. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua môn Ngữ văn 7
 1.3. Đặc trưng của văn bản thuyết minh và sự cần thiết tổ chức hoạt 7
động trải nghiệm để dạy chủ để văn thuyết minh ở lớp 10
 1. Cơ sở thực tiễn về hoạt động trải nghiệm các mô hình kinh tế 8
 vùng bắc Yên Thành.
 2.1 Thuận lợi 8
 2.2. Khó khăn 9
 Chương II: Tổ chức hoạt động trải nghiệm các mô hình kinh tế địa 10
 phương vùng bắc Yên Thành
 1. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm 10
 1.1. Quy trình xây dựng chương trình trải nghiệm 10
 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên 11
 1.3. Vai trò, nhiệm vụ của học sinh 15
 2. Các nội dung của hoạt động trải nghiệm 15
 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chỌn đề tài
 Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, ngày 
4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28/01/2014 
của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông “Đổi mới 
căn bản chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất, năng lực học 
sinh” đã xác định chuyển đổi mục tiêu giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang 
phát triển năng lực và phẩm chất người học. Để đảm bảo được điều đó, mỗi giáo 
viên phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền 
thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình 
thành năng lực và phẩm chất của người học. Dạy học theo định hướng phát triển 
phẩm chất, năng lực học sinh có đặc điểm cơ bản là gắn kết kiến thức trang bị cho 
học sinh với giải quyết vấn đề thực tiễn trong bối cảnh sống, sinh hoạt học tập của 
học sinh. Các hình thức kiểm tra đánh giá coi trọng mức độ vận dụng kiến thức vào 
thực tế của học sinh. Học sinh sẽ thấy kiến thức mà mình chiếm lĩnh được thực sự 
có ý nghĩa.
 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được ban hành kèm theo Thông tư 
số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đã nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm và xem đây là một bộ 
phận hữu cơ không thể thiếu trong quá trình giáo dục, góp phần thể hiện các mục
 3 chúng tôi nằm ở phía bắc huyện Yên Thành nên chúng tôi chọn xã Tân Thành là 
điểm đến để các em hoạt động trải nghiệm. Mặt khác Tân Thành là xã nông thôn 
mới kiểu mẫu, trong mấy năm gần đây đã trở thành một điểm sáng phát triển kinh tế 
của huyện nhà, nơi tập trung rất nhiều mô hình kinh tế mang hiệu quả cao như mô 
hình kinh tế nhà lưới của anh Trần Duy Trung; mô hình chăn nuôi lợn ứng dụng 
công nghệ cao của anh Trần Quốc Lục; mô hình sản xuất dược liệu thiên nhiên cà 
gai leo thành trà túi lọc của anh Trần Trọng Phi...
 Vì những lí do trên chúng tôi đề xuất phương án dạy học qua hoạt động trải 
nghiệm để đáp ứng mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và phương pháp-KTDH phát 
triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, gắn dạy học với thực tiễn, văn học với đời 
sống. Từ đó xây dựng đề tài nghiên cứu “Từ trải nghiệm các mô hình kinh tế địa 
phương vùng bắc Yên Thành để rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh lớp 
10”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Từ hoạt động trải nghiệm thực tế để HS thu thập thông tin về đối tượng thuyết 
minh, viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về đối tượng được trải nghiệm qua đó củng 
cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh; phát triển phẩm chất và năng 
lực cho học sinh. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển 
năng lực. Đồng thời qua hoạt động trải nghiệm về những mô hình kinh tế cụ thể trên 
địa phương để khơi dậy hứng thú học tập của học sinh, định hướng nghề nghiệp cho 
các em ngay khi bước chân vào trường trung học phổ thông.
 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
 - Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại cơ sở giáo dục THPT- Trường THPT 
 Bắc Yên Thành trong lĩnh vực môn Ngữ Văn. Được thực hiện trong nội dung dạy 
 học chủ đề văn thuyết minh lớp 10
 - Đối tượng học sinh (HS) các lớp 10: 10D1, 10D2, 10D5, 10A1, 10A3.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương 
 pháp dạy học, cơ sở lý luận về dạy học trải nghiệm.
 5 văn thuyết minh đã được học ở THCS và ở chương trình ngữ văn 10, củng cố, khắc 
sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và định hướng 
nghề nghiệp cho học sinh.
 Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi hay tạp chí nào.
 7 được xem xét trên bình diện cá nhân, còn tạo ra cái mới liên quan đến cả một nền 
văn hóa thì sáng tạo đó được xét trên bình diện xã hội.
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo bao gồm hoạt động dạy học và các mục tiêu của hoạt động giáo dục. Vậy 
khái niệm hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có 
thể được hiểu là “các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với 
hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận 
của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp và có 
mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực 
hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng 
một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế và đưa ra được những sáng 
kiến của mình, từ đó phát huy và nuôi dưỡng tính sáng tạo của mỗi cá nhân của học 
sinh”.
 Từ khái niệm này cho thấy, so với các hoạt động ngoài giờ lên lớp đang được 
tiến hành hiện nay trong trường phổ thông thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ 
phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có một vai trò quan trọng trong chiến lược 
đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục hiện nay. Tuy vậy, không phải giáo viên nào 
cũng hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm thành công. Chúng ta cần 
phải nắm vững đặc trưng (nét khác biệt) của một hoạt động trải nghiệm sáng tạo so 
với những hoạt động dạy học khác. Đó là việc đặt học sinh trong môi trường học tập 
đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà 
trường gắn liền với giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống cộng đồng. Trong hoạt 
động học tập này, các em vừa là người tham gia,vừa là người kiến thiết, tổ chức hoạt 
động cho chính mình bằng chính sự trải nghiệm của bản thân. Nói cách khác, khi đặt 
trong môi trường trải nghiệm và sáng tạo, mỗi học sinh sẽ có điều kiện phát huy tính 
tích cực, tự chủ của mình. Bởi con người thường bộc lộ tính sáng tạo trong hành vi 
của mình thông qua các hoạt động. Điều này phù hợp với chủ trương đổi mới chương
 9 Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong nhiều lĩnh vực đời 
sống xã hội và học sinh đã được học ở THCS nên đã có kiến thức nền về văn thuyết 
minh. Trên cơ sở kiến thức nền đó, có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế 
về các đối tượng cần thuyết minh để các em chủ động tìm hiểu tri thức mới mẻ, thu 
thập, xử lí thông tin viết bài văn thuyết minh một cách chuẩn xác và hấp dẫn nhất. 
Điều đó sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh trong học tập, khích lệ các em sử dụng 
kiểu văn bản thuyết minh vào các tình huống cụ thể, thích hợp trong đời sống hàng 
ngày. Vì thế tổ chức hoạt động trải nghiệm là một hình thức phù hợp, cần thiết để 
dạy học văn bản thuyết minh.
 Chọn hoạt động trải nghiệm các mô hình kinh tế địa phương vùng bắc Yên 
Thành để thuyết minh về một mô hình kinh tế, chúng tôi không chỉ đem đến một 
đối tượng thuyết minh mới, củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh mà còn 
định hướng học sinh vào tìm hiểu một phần thực tế đời sống xã hội,con người và 
có một cái nhìn rộng mở về sự phát triển kinh tế của địa phương. Đó là những hiểu 
biết quan trọng, làm cơ sở để các em đánh giá, lựa chọn định hướng nghề nghiệp 
cho bản thân trong tương lai.
 2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động trải nghiệm các mô hình kinh tế vùng bắc 
 Yên Thành .
 2.1 Thuận lợi
 Chuyển mình với sự đổi mới căn bản toàn diện của nền giáo dục trong những 
năm qua, Ban Giám hiệu trường chúng tôi luôn quan tâm đẩy mạnh nâng cao việc 
dạy và học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Trong đó đặc biệt 
chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở tất cả các khối, các tổ 
chuyên môn với nhiều hình thức như tổ chức tham quan, dã ngoại, thành lập các câu 
lạc bộ, tổ chức các buổi ngoại khóa ...Thời gian gần đây trên địa bàn Yên Thành, 
trường chúng tôi đã tổ chức được nhiều hoạt động sáng tạo như tham quan các di 
tích lịch sử cách mạng, nhà máy sản xuất sữa TH True Milk. Các hoạt động thực
tiễn này là cơ sở để chúng tôi rút kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp phù hợp với 
đặc thù đề tài của mình.
 11 Bên cạnh những thuận lợi khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã gặp một số 
khó khăn, trước hết là tình trạng học sinh ngại, chán học văn. Những giờ học văn, 
nhất là phân môn Làm văn vì thế mà nhiều lúc trở nên khiên cưỡng: học trò uể oải, 
thụ động, giáo viên độc thoại trên bục giảng. Vì vậy, khi giao nhiệm vụ học tập cho 
học sinh, nhiều em tỏ ra không hứng thú như những môn học các em lựa chọn.
 Mặt khác, các học sinh vùng phía bắc huyện Yên Thành phần lớn sinh sống 
trong gia đình kinh tế còn nhiều khó khăn, ngoài giờ học ở trường ít được tham gia 
các hoạt động trải nghiệm thực tế, ít được tham quan dã ngoại. Các em có thể tiếp 
thu nhanh tri thức từ sách vở nhưng còn thiếu nhiều kĩ năng sống. Thực tế đó nhắc 
nhở chúng tôi cần có những giải pháp để kết nối các em với đời sống xã hội, nhất là 
cuộc sống xung quanh, đưa văn học gắn liền với thực tiễn đời sống và phục vụ trực 
tiếp đời sống.
 Hạ tầng giao thông chưa được đầu tư nhiều nên đường đi vào các mô hình 
kinh tế còn gặp khó khăn. Nhất là khi tham quan mô hình trang trại nuôi lợn ứng 
dụng công nghệ cao theo quy trình khép kín vì các trang trại thường được đặt ở nơi 
xa dân cư như một “bí mật quân sự”. Để tiếp cận được trang trại phải qua nhiều quy 
trình kiểm tra nghiêm ngặt và hạn chế người ngoài tiếp xúc.
 Thời gian, điều kiện, kinh phí để tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong năm 
học rất khó bố trí và còn hạn chế. Vì thế chúng tôi phải đầu tư thời gian, công sức, 
kinh phí để phối hợp với các bộ phận chức năng của nhà trường xây dựng kế hoạch 
tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các mô hình kinh tế trên địa bàn Tân Thành (phía 
bắc Yên Thành) có hiệu quả.
 Mặc dù trong những năm qua hoạt động trải nghiệm đã được quan tâm và 
không còn là một hoạt động mới trong dạy học, nhưng nội dung đề tài chúng tôi đặt 
ra khá mới mẻ. Đó chính là nội dung và đối tượng trải nghiệm cũng như cách thức 
khai thác và giải pháp tiếp cận với các mô hình kinh tế ở địa phương không có nhiều 
tài liệu tham khảo.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, chúng tôi đã đề xuất cách thức và một 
số nội dung, giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại cơ sở 
giáo dục của mình.
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tu_trai_nghiem_cac_mo_hinh_kinh_te_dia.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Từ trải nghiệm các mô hình kinh tế địa phương vùng bắc Yên Thành để rèn luyện.pdf