Sáng kiến kinh nghiệm Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông

pdf 128 trang sk10 24/01/2025 510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông
 PHẦN I: MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
- Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO để hợp tác 
phát triển và cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hoá. Sự cạnh tranh gay gắt và 
quyết liệt, mà trước hết là giáo dục giữa các quốc gia đã và đang đặt ra cho 
nước ta những cơ hội, đồng thời là những thách thức mới về năng lực phát 
triển và cạnh tranh về chất lưọng, năng suất lao động, đặc biệt là chất lượng 
nguồn nhân lực. 
- Năm 2009 Việt Nam đạt 200 sinh viên trên một vạn dân, gấp đôi Trung 
Quốc, ngang bằng với nền giáo dục chất lượng cao Malaysia và Singapo. 
Hơn thế nữa chất lượng nguồn nhân lực Viêt Nam năm 2009 xếp thứ 11/12 
nước Châu Á. Nhưng sinh viên Việt Nam ra trường vẫn rất khó tìm được 
việc làm (đặc biệt là không đáp ứng được yêu cầu cao của công ty tư nhân 
và công ty nước ngoài), nước ta vẫn phải thuê các chuyên gia nước ngoài. 
- Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nền giáo dục. Đảng ta xác định: 
+ Giáo dục là quốc sách hàng đầu 
+ Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài 
+ Giáo dục là nền tảng và là động lực phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnh 
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Giáo dục đã nhận được sự quan tâm và đầu tư rất lớn từ nhà nước và xã hội 
nhưng thực tế ''Nền giáo dục nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội'': 
+ Nền giáo dục nước ta qua 20 năm đổi mới vẫn còn là nền giáo dục nặng 
nề về thi cử, khoa bảng với nội dung giảng dạy đơn điệu. 
+ Cung và cầu giáo dục có khoảng cách lớn. Cung ứng giáo dục không theo 
được nhu cầu giáo dục mà thị trường lao động, việc làm đang đòi hỏi; 
không đáp ứng được nhu cầu của người học và có khoảng cách xa trong 
việc đáp ứng sự đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội. 
+ Chúng ta chưa có chính sách phát huy, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân 
tài hợp lý, nên dẫn đến hiện tượng ''chảy máu chất xám''. 
 1 thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn từ tất cả học 
sinh THPT. 
 Đó là tất cả các lý do thôi thúc chúng tôi làm đề tài này: 
“Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học 
sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học 
phổ thông’’ 
 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 
 - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trưòng THPT 
Việt Nam. 
 - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập phần cơ sở hoá học chung 
lớp 10 ở trường THPT phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 
 - Xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở hoá học chung nhằm phát 
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, để đạt thành tích cao trong các kì thi học 
sinh giỏi cấp tỉnh, và thi vào đại học, cao đẳng. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát hiện và bồi 
dưỡng học sinh giỏi. 
 - Nghiên cứu cấu trúc chương trình và hệ thống bài tập phần cơ sở 
hoá học chung lớp 10 trường THPT. 
 - Xây dựng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần cơ sở 
hoá học chung lớp 10 trường THPT. 
 - Thực nghiệm sư phạm với hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học 
sinh giỏi phần cơ sở hoá học chung lớp 10. 
5. Giả thuyết khoa học 
 - Nếu xây dựng được hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần 
cơ sở hoá học chung lớp 10 có chất lượng tốt thì sẽ nâng cao chất lượng bồi 
dưỡng học sinh giỏi phần cơ sở hoá học chung và đạt thành tích cao trong 
 3 PHẦN II: NỘI DUNG 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI 
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN CƠ SỞ HÓA HỌC CHUNG LỚP 
10 THPT 
1.1. Lịch sử nghiên cứu của việc bồi dưõng học sinh giỏi phần cơ sở 
 hoá học chung lớp 10 
 Chúng tôi xác định rõ chất lượng đào tạo( được phản ánh trực 
 tiếp bằng kết quả thi tuyển sinh đại học và kết quả đội tuyển học 
 sinh giỏi) là nhiệm vụ sống còn của một nhà trường. Vì vậy, yêu cầu 
 cấp bách là đổi mới phương pháp dạy học 
 Việc nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi đã được chú 
 trọng từ lâu. Đã có rất nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án 
 về đề tài bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học. Luận văn của Đỗ Văn 
 Minh về bồi dưỡng học sinh giỏi phần hóa học vô cơ. Luận văn của 
 Đỗ Quỳnh Mai về xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ phát 
 triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông chuyên hóa. Luận văn 
 của Nguyễn Tiến Hoàn về xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập 
 phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học dùng bồi dưỡng học sinh 
 giỏi trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, olympic hóa 
 học. Luận án của TS Vũ Anh Tuấn về xây dựng hệ thống bài tập hóa 
 học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa 
 học ở trường phổ thông. Mới đây nhất là luận án của TS Nguyễn Thị 
 Ngà về xây dựng hệ thống bài tập hóa học đại cương làm tài liệu tự 
 học cho học sinh chuyên hóa. Song chưa có luận văn hoặc luận án 
 nào về xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở hóa học chung để bồi 
 dưỡng học sinh giỏi các trường không chuyên, những trường chiếm 
 đại đa số trong các trường THPT. Như vậy đề tài của chúng tôi là 
 tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần cơ sở hóa học 
 chung lớp 10 trường THPT, là đề tài mới, cần thiết cho tất cả đối 
 5 olympic hóa học quốc tế. Sự thành công đó, có sự đóng góp rất lớn của rất 
nhiều nhà hóa học: cố GS.TSKH Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận 
về bài toán hóa học; GS.TSKH Nguyễn Cương nghiên cứu về lý luận 
phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học; PGS.TS Nguyễn Xuân 
Trường, PGS.TS Lê Xuân Trọng, PGS.TS Nguyễn Hữu Đĩnh, PGS.TS 
Trần Thành Huế nghiên cứu về bài tập hóa học nâng cao, và mới đây là 
luận án tiến sĩ về bồi dưỡng học sinh giỏi của TS Vũ Anh Tuấn. 
 Tất cả những thành tựu to lớn trên, yêu cầu chúng ta càng ngày càng 
phải coi trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, để trong tương lai chúng ta 
có những nhà khoa học đầu ngành, những chuyên gia, nguồn lao động chất 
lượng cao. 
1.2.2. Học sinh giỏi hóa học 
1.2.2.1. Quan niệm về học sinh giỏi 
 Hầu hết các nước đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề học 
sinh giỏi từ rất sớm (thời phong kiến) và họ đã có chế độ riêng để bồi 
dưỡng và sử dụng người tài. Vậy thế nào là học sinh giỏi? 
 Nhìn chung các nước đều dùng hai thuật ngữ chính là gift (giỏi, có 
năng khiếu) và talent (tài năng). Theo cơ quan Giáo dục Mỹ: "Học sinh giỏi 
là những học sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc có năng lực nổi trội 
trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật hoặc 
các lĩnh vực lý thuyết chuyên biệt. Những học sinh này thể hiện tài năng 
đặc biệt của mình từ các bình diện văn hóa, xã hội và kinh tế.. ". 
 Như vậy những học sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động 
không theo những điều kiện thông thường của nhà trường nhằm phát triển 
đầy đủ các năng lực vừa nêu trên. 
1.2.2.2. Năng khiếu Hoá học 
 - Một trong những mục tiêu quan trọng của dạy học nói chung và hóa 
học nói riêng là phát hiện những học sinh có năng khiếu về bộ môn để kịp 
thời bồi dưỡng thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho bộ môn và nhân 
 7 1.2.2.3. Những phẩm chất và năng lực cần có của một học sinh giỏi môn 
Hoá học 
 - Có kiến thức hóa học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống. Để có 
được phẩm chất này đòi hỏi học sinh phải có năng lực tiếp thu kiến thức, 
tức là có khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng; có ý thức tự bổ sung, 
hoàn thiện kiến thức. 
 - Có trình độ tư duy hóa học phát triển. Tức là biết phân tích, tổng hợp, 
so sánh, khái quát hóa, có khả năng sử dụng phương pháp phán đoán như 
qui nạp, diễn dịch, loại suy. Để có được những phẩm chất này đòi hỏi người 
học sinh phải có năng lực suy luận logic, năng lực kiểm chứng, năng lực 
diễn đạt 
 - Có khả năng quan sát, nhận thức, nhận xét các hiện tượng tự nhiên. 
Phẩm chất này được hình thành từ năng lực quan sát sắc sảo, mô tả, giải 
thích hiện tượng các quá trình hóa học; năng lực thực hành của học sinh. 
 - Có khả năng vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo kiến thức, kỹ 
năng đã có để giải quyết các vấn đề, các tình huống. Đây là phẩm chất cao 
nhất cần có ở một học sinh giỏi. 
1.2.2.4. Dấu hiệu nhận biết học sinh giỏi 
 - Khả năng định hướng: Ý thức nhanh chóng và chính xác đối tượng 
cần lĩnh hội, mục đích phải đạt được và những con đường tối ưu đạt được 
mục đích đó. 
 - Bề rộng: Có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối tượng khác. 
 - Độ sâu: Nắm vững ngày càng sâu sắc hơn bản chất của sự vật, hiện 
tượng. 
 - Tính linh hoạt: Nhạy bén trong việc vận dụng những tri thức và cách 
thức hành động vào những tình huống khác nhau một cách sáng tạo. 
 - Tính mềm dẻo: Thể hiện ở hoạt động tư duy được tiến hành theo các 
hướng xuôi và ngược chiều. 
 9 phương tiện, phương pháp, mục tiêu dạy học giúp nâng cao chất lượng dạy 
học hóa học. Bài tập hóa học còn là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn để 
học sinh thấy rõ tính thực tiễn của bộ môn. 
 - Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. 
Chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập học sinh mới nắm vũng kiến thức 
một cách sâu sắc. 
Ví dụ: Nguyên tố X có lớp ngoài cùng là 4s1. Xác định vị trí của X trong bảng 
tuần hoàn. 
 Học sinh thường chỉ viết được một cấu hình của K (Z=19): [Ar]4s1. Mà quên 
rằng X còn có thể là Cr(Z=24) [Ar]3d54s1 hoặc Cu(Z=29): [Ar]3d104s1. Do 
hiện tượng chuyển electron để đạt cấu hình bán bão hòa (Cr) phân lớp d và 
bão hòa phân lớp d (Cu) bền hơn cấu hình ban đầu. 
 - Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách 
tốt nhất. 
Ví dụ: Bài tập sau giúp học sinh gắn kết các chương về nguyên tử, bảng 
tuần hoàn, và phản ứng oxi hóa khử. 
 Tổng số hạt cấu tạo nên một nguyên tử của nguyên tố M là 82, trong 
đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. 
a. Tìm M 
b. Xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn 
c. M có tạo được các ion M2+ và M3+. Cho biết tính chất hóa học cơ bản của 
nguyên tử M và các ion M2+ và M3+. Viết phương trình minh họa 
 - Rèn luyện các kỹ năng hoá học quan trọng cho học sinh như kỹ 
năng viết và cân bằng phương trình phản ứng, kỹ năng tính toán theo công 
thức và phương trình hoá học, kỹ năng thực hành như cân, đo, đun nóng, 
nung sấy, lọc, nhận biết hoá chất... 
 - Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho học sinh. Có 
rất nhiều bài tập hóa học có thể giải bằng nhiều cách khác nhau. Phải có 
năng lực nhận thức tốt học sinh mới tìm ra các cách giải nhanh và hay, 
 11 3m = 12 m + 0,3 
56 8
→ m = 10,08 gam 
 - Bài tập hoá học còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu 
tài liệu mới (hình thành khái niệm, định luật) khi trang bị kiến thức mới, 
giúp học sinh tích cực, tự lực, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền 
vững. Điều này thể hiện rõ khi học sinh làm bài tập thực nghiệm định 
lượng. 
 - Bài tập hoá học phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hình 
thành phương pháp học tập hợp lý. 
 - Bài tập hoá học còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng 
của học sinh một cách chính xác. 
 - Bài tập hoá học có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính 
kiên nhẫn, trung thực, chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc 
khoa học (có tổ chức, kế hoạch...), nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Điều 
này thể hiện rõ khi giải bài tập thực nghiệm. 
 Tuy nhiên, mọi tác dụng của bài tập hóa học chỉ được phát huy khi 
giáo viên sử dụng nó phù hợp với từng đối tượng học sinh, và phải biết 
cách khai thác triệt để mọi khía cạnh của bài toán, để học sinh tự mình tìm 
ra cách giải. 
1.3.3. Phân loại bài tập hoá học [30] 
 Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập hoá học dựa trên cơ sở khác 
nhau: 
a/ Dựa vào mức độ kiến thức: (cơ bản, nâng cao) 
b/ Dựa vào tính chất bài tập: (định tính, định lượng) 
c/ Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh: (lý thuyết, thực nghiệm) 
d/ Dựa vào mục đích dạy học: (nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập, 
kiểm tra) 
e/ Dựa vào cách tiến hành trả lời: (trắc nghiệm khách quan, tự luận) 
 13

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tuyen_chon_xay_dung_va_su_dung_he_thon.pdf