Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí lớp 10 trung học phổ thông để Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

docx 47 trang sk10 06/07/2024 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí lớp 10 trung học phổ thông để Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí lớp 10 trung học phổ thông để Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí lớp 10 trung học phổ thông để Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
 =====*=====
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY 
HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 
 10 - THPT ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO 
 HỌC SINH
 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Khánh Tân – Lê Tùng Lâm
 Bộ môn: Vật lý 
 Tổ: Khoa học Tự nhiên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Huy Tập, 
 TP Vinh, Tỉnh Nghệ An
 Số điện thoại: 0918.506.855
 Năm học: 2021-2022
 Tháng 3 năm 2020 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là hoạt động dạy và học môn Vật Lý trên địa bàn 
thành phố Vinh và các vùng phụ cận. 
 Phạm vi nghiên cứu là hoạt động dạy học vật lí chương Động lực học chất 
điểm - Vật lí 10
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Phân tích cơ sở lí luận về việc tổ chức dạy học nhằm góp phần phát triển 
năng lực hợp tác cho học sinh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin.
 - Nghiên cứu thực trạng về việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng 
lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố Vinh và vùng phụ cận. 
Trên cơ sở đó phân tích các nguyên nhân, khó khăn để đề xuất hướng giải quyết 
của đề tài.
 - Đề xuất giải pháp thực hiện đề tài nghiên cứu: ”Ứng dụng công nghệ thông 
tin trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí lớp 10 trung học phổ 
thông để Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh” với việc thiết kế một số bài học 
thuộc chương “Động lực học chất điểm” theo hướng phát triển năng lực hợp tác 
cho học sinh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng quy trình đã đề xuất 
vào dạy học để tiến hành thực nghiệm tổ chức dạy học tại trường THPT Hà Huy 
Tập.
4. Đóng góp mới của đề tài
 - Điều tra được thực trạng dạy học Vật lý theo theo định hướng phát triển 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin ở một 
số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh và vùng phụ cận, phân tích các 
nguyên nhân, khó khăn, đưa ra hướng khắc phục, giải pháp để nâng cao chất lượng 
dạy học Vật lý, áp dụng thực nghiệm có hiệu quả tại trường THPT Hà Huy Tập. 
 - Thiết kế được một số tiến trình dạy học chương “Động lực học chất điểm” 
Vật lí 10 trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh 
nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và tiến hành áp dụng tại trường THPT Hà Huy 
Tập.
 - Tổ chức dạy học một số tiết tại trường phổ thông phù hợp với điều kiện dạy 
học của nhà trường và thu được những kết quả thiết thực nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học bộ môn Vật lý, góp phần vào phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy 
học đáp ứng với yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. 
 2 sinh mà còn bao gồm có cả sự tương tác giữa học sinh với nhau trong hình thức 
học nhóm, nghiên cứu theo nhóm, thảo luận lớp, tổ,. Mọi hoạt động dạy học 
hướng vào phát triển tối đa năng lực vốn có của người học, chú ý tới nhu cầu và 
hạnh phúc của người học. Trong đó giáo viên đóng vai trò là người trọng tài, cố 
vấn, người hướng dẫn, người tổ chức, người kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập 
của học sinh. Học sinh là người tự tổ chức, tự điều khiển, tự đánh giá hoạt động 
học tập của mình. Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập có ý thức, chủ động, 
tích cực và sáng tạo chung sức, giúp đỡ, động viên, khuyến khích, ràng buộc lẫn 
nhau cùng nhau đạt mục đích học tập của nhóm. Ở đây, tính chất hợp tác, giao lưu 
của học sinh – học sinh được coi trọng, thông qua phương thức này để khai thác 
các nguồn lực, mà trong dạy học truyền thống bị coi nhẹ.
 Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Dạy học theo hướng phát triển năng 
lực hợp tác là quá trình dạy học, trong đó, dưới sự chủ đạo của người dạy (tổ 
chức, cố vấn, tham gia, kiểm tra, đánh giá,), người học được chia thành những 
nhóm nhỏ tích cực cùng nhau tiến hành các hành động hợp tác để hoàn thành 
nhiệm vụ học tập, qua đó, vừa tiếp thu được kiến thức, vừa góp phần hình thành và 
phát triển năng lực hợp tác.
 Như vậy, dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác là một quá trình xã 
hội gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học mang tính hợp tác rất cao, nhằm 
tới mục tiêu kép đó là vừa tìm hiểu kiến thức, vừa góp phần phát triển năng lực 
hợp tác cho học sinh. Trên cơ sở đó, sáu biện pháp nhằm góp phần phát triển năng 
lực hợp tác cho học sinh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin được đề xuất như sau:
 + Biện pháp 1: Trang bị kiến thức, khuyến khích nhu cầu và giáo dục giá trị 
của việc bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh nhờ ứng dụng công nghệ thông 
tin. 
 + Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập, trao đổi và hợp tác hiệu quả nhờ 
ứng dụng công nghệ thông tin. 
 + Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức dạy học theo hình thức seminar nhờ ứng 
dụng công nghệ thông tin. 
 4 Mức 
 TC4 M1 Chưa trình bày được ý kiến cá nhân.
 1
4. Diễn 
 Mức Trình bày được một số ý kiến cá nhân riêng lẻ trong 
đạt ý kiến TC4 M2
 2 hoạt động nhóm.
cá nhân - 
 Mức Trình bày ý kiến cá nhân một cách mạch lạc, có hệ 
kết quả TC4 M3
 3 thống.
thực hiện 
 Trình bày ý kiến cá nhân một cách có hệ thống, 
nhiệm vụ Mức 
 TC4 M4 chứng minh được quan điểm của mình một cách 
 4
 thuyết phục.
 Mức 
 TC5 M1 Không tập trung, chú ý người khác phát biểu.
 1
 Mức Có lắng nghe ý kiến của các thành viên khác trong 
 TC5 M2
5. Lắng 2 nhóm.
nghe và Mức Có lắng nghe, có phản hồi ý kiến của một số thành 
 TC5 M3
phản hồi 3 viên khác trong nhóm.
 Tập trung chú ý lắng nghe một cách chăm chú, đưa ra 
 Mức 
 TC5 M4 phản hồi ý kiến của các thành viên một cách nhanh 
 4
 chóng và phù hợp.
 Mức Chưa đề xuất được phương án giải quyết khi có mâu 
 TC6 M1
 1 thuẫn trong nhóm.
 Mức Đề xuất được phương án giải quyết mâu thuẫn nhưng 
 TC6 M2
 2 chưa có sự đồng thuận trong tranh luận.
 Đề xuất được phương án giải quyết mâu thuẫn và có 
6. Giải 
 Mức sự đồng thuận trong tranh luận nhưng còn khó khăn 
quyết mâu TC6 M3
 3 trong điều chỉnh công việc để đảm bảo sự đồng 
thuẫn
 thuận.
 Đề xuất được phương án giải quyết mâu thuẫn một 
 Mức cách hiệu quả và nhận được sự đồng thuận trong 
 TC6 M4
 4 tranh luận, nhanh chóng điều chỉnh công việc của cá 
 nhân nhằm đảm bảo sự đồng thuận trong nhóm.
 Mức Chưa ghi chép, tổng hợp được các ý kiến của các 
 TC7 M1
 1 thành viên trong nhóm để viết báo cáo
7. Ghi Mức Ghi chép, tổng hợp được một vài ý kiến của các 
 TC7 M2
chép, tổng 2 thành viên trong nhóm để viết báo cáo.
hợp kết Mức Ghi chép, tổng hợp các ý kiến của những thành viên 
 TC7 M3
quả hợp 3 trong nhóm để viết bản báo cáo đầy đủ nội dung.
tác Ghi chép, tổng hợp các ý kiến của những thành viên 
 Mức 
 TC7 M4 trong nhóm để viết bản báo cáo đầy đủ nội dung, cấu 
 4
 trúc logic, có hệ thống.
8. Tự Mức TC8 M1 Chưa đánh giá đúng kết quả các hoạt động của bản 
 6 2.1. Bồi dưỡng việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực hợp 
tác cho học sinh trong dạy học Vật lí. 
2.1.1. Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí
 * Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong việc mô phỏng các hiện 
tượng vật lí
 Ứng dụng công nghệ thông tin giúp mô phỏng, minh họa nhiều quá trình, 
hiện tượng trực quan và sinh động mà con người không thể thực hiện hay quan sát 
trực tiếp được, giúp giáo viên có thể tránh được các thí nghiệm nguy hiểm, vượt 
qua hạn chế về thời gian, không gian hay chi phí, ví dụ: Chuyển động ném ngang 
của một vật, chuyển động rơi tự do, chuyển động của các vệ tinh nhân tạo ngoài 
không gian, chuyển động của viên đạn khi bắn ra khỏi súng, chuyển động của tên 
lửa, quá trình phân rã hạt nhân, phóng xạ, Đây cũng là công cụ đóng vai trò tích 
cực trong việc hỗ trợ học sinh xây dựng kiến thức, tăng hứng thú học tập và tạo sự 
chú ý học tập của học sinh.
 Ví dụ: 
 1. Trong bài “Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn” Vật lí lớp 10 THPT, 
giáo viên có thể mô phỏng chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời hoặc các vệ 
tinh nhân tạo bay xung quanh Trái đất bằng phần mềm Powerpoint. Nhờ đó, học 
sinh có thể đưa ra các dự đoán, nhận xét về đặc điểm của lực hấp dẫn.
 Mô phỏng chuyển động của vệ tinh bay xung quanh Trái đất
 2. Phần mềm Crocodile Physics là phần mềm ứng dụng dùng để mô phỏng 
các thí nghiệm Vật lí bằng hình ảnh. Nó có khả năng mô phỏng được hầu hết các 
thí nghiệm trong chương trình Vật lí phổ thông, cung cấp một số chủ đề có sẵn 
theo chương trình và có thể tạo ra được các chủ đề mới theo từng nội dung thí 
 8 Trong quá trình này, học sinh phải thực hiện các hoạt động tư duy để cùng 
tham gia xây dựng kiến thức. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng có thể đóng vai 
trò của người giáo viên trong một số khâu của quá trình dạy học, chẳng hạn giáo 
viên ứng dụng công nghệ thông tin để lần lượt đưa ra những hình ảnh minh họa hoặc 
nêu các bài tập để học sinh giải quyết rồi xử lý kết quả và quyết định hoạt động tiếp 
theo của quá trình dạy học. Tuy nhiên, xét toàn bộ quá trình thì việc ứng dụng công 
nghệ thông tin cũng chỉ là công cụ của người giáo viên chứ không thể thay thế hoàn 
toàn người giáo viên được.
 * Sử dụng phần mềm trong dạy học vật lí nhằm hỗ trợ việc tổ chức hoạt 
động nhận thức tích cực, tự lực của học sinh
 Ứng dụng công nghệ thông tin có nhiều chức năng ưu việt hơn so với các 
phương tiện dạy học vật lí truyền thống, cụ thể như:
 - Dựa trên các phương trình mô tả các mối quan hệ của các đại lượng vật lí 
trong quá trình, hiện tượng nghiên cứu. Sử dụng các phần mềm thích hợp có thể 
mô phỏng các mối quan hệ này bằng các hình ảnh tĩnh hay động một cách chính 
xác, trực quan và thẩm mĩ. Các phần mềm có thể hỗ trợ các thí nghiệm vật lí để có 
thể tự động hóa thu thập, lưu trữ số liệu thí nghiệm, phân loại, sắp xếp chúng và 
trình bày kết quả dưới dạng bảng số liệu hay đồ thị hết sức nhanh chóng và như ý 
muốn.
 - Các phần mềm hữu ích có khả năng tính toán cực nhanh, có thể hỗ trợ việc 
kiểm tra những mô hình đưa ra là đúng hay sai (trên cơ sở tính toán trong các điều 
kiện cụ thể và so sánh kết quả với các số liệu thực nghiệm thu được dưới dạng đồ 
thị).
 Các khả năng hỗ trợ của công nghệ thông tin, với các phần mềm thích hợp 
được sử dụng trong một số giai đoạn của chu trình nhận thức sáng tạo như đã phân 
tích trên, sẽ tạo cơ sở cho việc đưa thêm các nội dung mới, đối tượng nghiên cứu 
mới vào trong chương trình vật lí phổ thông cũng như đổi mới phương pháp dạy 
học nhằm tích cực, tự lực hoá quá trình học tập của học sinh trong dạy học vật lí.
 Ngoài ra, học sinh có thể ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp một số công 
cụ học tập khác như: giấy, bút, bảng đen, bảng trắng,... để cùng nhau xây dựng, 
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.docx