Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp dạy học kiến tạo để phát triển năng lực của học sinh lớp 10

pdf 34 trang sk10 10/05/2024 1231
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp dạy học kiến tạo để phát triển năng lực của học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp dạy học kiến tạo để phát triển năng lực của học sinh lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp dạy học kiến tạo để phát triển năng lực của học sinh lớp 10
 PHỤ LỤC I: MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 
1. Họ và tên người đăng ký: NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT 
2. Chức vụ: Giáo viên 
3. Đơn vị công tác: THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu 
4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: 
 + Dạy lớp 12A2, 12T1, 10A2. 
 + Chủ nhiệm 12T1 
5. Tên đề tài sáng kiến: 
 “ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN 
NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH LỚP 10” 
6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Toán học 
7. Tóm tắt nội dung sáng kiến: 
 - Thực trạng học tập của học sinh ngày nay. 
 - Sự cần thiết áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
 - Giới thiệu một số vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học kiến tạo. 
 - Thiết kế một bài dạy kiến tạo đã áp dụng ở lớp 10A2 nhằm tạo hứng thú cho 
học sinh đối với bộ môn. 
8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến: 
 - Thời gian: Học kỳ I năm học 2018 – 2019 
 - Địa điểm: lớp 10A2 trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu 
 - Áp dụng: Thiết kế bài giảng theo phương pháp kiến tạo để dạy bài “ HỆ TRỤC 
TỌA ĐỘ” – chương trình Hình học cơ bản lớp 10. 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: PHỤ LỤC II: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN 
 SỞ GD VÀ ĐT AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 THOẠI NGỌC HẦU 
 An Giang, ngày 12 tháng 02 năm 2019 
 BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, 
 ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 
I- Sơ lược lý lịch tác giả: 
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT Nam, nữ: Nữ 
- Ngày tháng năm sinh: 28/02/1982 
- Nơi thường trú: Số 64 đường Mai Hắc Đế, phường Bình Khánh, Thành phố Long 
Xuyên, Tỉnh An Giang. 
- Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu 
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên 
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán học 
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy bộ môn Toán. 
II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 
 Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu hiện nay có 125 cán bộ, giáo viên, 
nhân viên, trong đó có 67 thạc sĩ. Tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học của trường nhiều 
năm nay duy trì trên 95%. Một nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến thành 
công của các em học sinh là ý thức về ước mơ của mình trong ngôi trường 
“chuyên” mang tên Thoại Ngọc Hầu, nơi trải nghiệm các hoạt động học tập, vui 
chơi. Cũng từ đây, các em dần trưởng thành trong môi trường năng động, lớn lên 
qua từng trang sách, trang đời. Vừa rèn luyện tri thức, phẩm chất làm người, vừa 
rèn luyện kỹ năng cần thiết để hòa nhập cuộc sống. Vì thế, từ khi còn ngồi trên ghế 
nhà trường, học sinh đã xác định rõ động cơ học tập, niềm say mê trong tìm tòi, “Học toán bậc phổ thông ở nước ta hiện nay nhiều kiến thức bị lãng phí: học 
rất công phu nhưng chỉ sử dụng vào các kỳ thi. Trong khi thế giới mênh mông, kiến 
thức vô tận, cần ưu tiên học những gì vừa phát triển tư duy vừa tiệm cận với cuộc 
sống sẽ thiết thực, hữu ích hơn...”. Đó là ý kiến của ông TRẦN PHƯƠNG - giáo 
viên dạy toán, phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng thuộc Liên hiệp các 
Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã phát biểu trong cuộc trò chuyện với Tuổi 
Trẻ mới đây. 
 Hiểu rõ thực trạng hiện này, nên với vai trò là giáo viên giảng dạy bộ môn 
Toán – bộ môn được xem là “khô khan và khó nuốt” đối với học sinh. Tôi thường 
xuyên suy nghĩ và tìm cách mang Toán học đến gần với học sinh hơn. Tôi nghiên 
cứu nhiều phương pháp dạy học tích cực trong đó phương pháp dạy học kiến tạo đã 
mang lại cho tôi nhiều hứng thú vì đã đáp ứng được mong muốn của tôi là đưa học 
sinh thành chủ thể chủ động lĩnh hội tri thức. 
 Chính vì vậy, trong học kỳ I năm học 2018 – 2019 tôi đã mạnh dạn vận dụng 
phương pháp dạy học kiến tạo vào giảng dạy bài “ Hệ trục tọa độ” – chương trình 
hình học lớp 10 cơ bản ở lớp 10A2. Tiết học thu hút sự chú ý của học sinh, các em 
đều muốn học, học tự giác và say mê đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài sáng kiến 
kinh nghiệm là “ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO ĐỂ 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH LỚP 10” 
3. Nội dung sáng kiến 
3.1. Một số vấn đề liên quan về phương pháp dạy học kiến tạo. 
3.1.1. Khái niệm dạy học kiến tạo: 
 Lý thuyết kiến tạo còn được gọi là lý thuyết của nhận thức. Kiến thức chỉ có 
thể và luôn là kết quả của hoạt động kiến tạo nên nó không thể thâm nhập được 
vào người thụ động trong học tập. Kiến thức chỉ hình thành khi người học tích cực, 
chủ động lấy việc học của mình. 
 Theo Jean Piaget (1896 – 1980) - trung tâm tư tưởng của mọi công trình 
khoa học của J. Piaget là “Con người trong quá trình khám phá thế giới, nó tự mình 
tạo nên kiến thức, tự mình tạo nên thế giới của mình. Giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để 
con người có thể tự học, tự khai sáng cho mình”. của người học, vì chỉ có duy nhất người học mới học được những gì họ muốn và 
họ cần, không ai học thay họ được. 
3.1.2.2. Đảm bảo định hướng việc học vào tìm tòi, phát hiện suy ngẫm. 
 Phương pháp dạy học kiến tạo là cách dạy người ta tự mình giành lấy học 
vấn của mình cần. Cách đó chính là tìm tòi, phát hiện, suy ngẫm trước mọi sự cần 
học theo phong cách khoa học. Bản chất của học tập là tìm tòi, phát hiện thế giới 
thông qua thế giới quan của mình. Nguyên tắc hướng việc học vào tìm tòi, phát 
hiện là nguyên tắc sống còn của bài học kiến tạo, vì nó đảm bảo tính sáng tạo của 
học tập, chứ không phải là lặp lại kinh nghiệm và tiền lệ, tức là phát triển kinh 
nghiệm theo lối của mình. 
3.1.2.3. Đảm bảo phát huy tính chủ động của người học. 
 Nguyên tắc này đòi hỏi những gì học sinh thực hiện là chủ động, tự giác với 
nhu cầu và khát vọng bên trong chứ không do áp lực từ bên ngoài. Tức là bài học 
kiến tạo phải có sức cuốn hút, khiến cho học sinh muốn học, học tự giác và say mê, 
với động cơ là lĩnh hội nội dung học tập một cách tốt nhất. Vì thế, học tập kiến tạo 
cũng là cách học tập hiệu quả nhất để phát triển kỹ năng học tập và năng lực tự 
học. 
3.1.2.4. Đảm bảo khuyến khích tư duy phân kỳ ( tư duy đa phương án) 
 Nguyên tắc này đòi hỏi tạo ưu tiên cho việc phát triển tư duy đa phương án 
để huy động tối đa hoạt động trí tuệ, khai thác mọi phong cách học tập khác nhau ( 
ví dụ như 8 phong cách học tập tương ứng 8 dạng trí tuệ mà H. Gardner đề nghị là: 
trí tuệ hướng nội, trí tuệ hướng ngoại, trí tuệ tự nhiên, trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm 
nhạc, trí tuệ logic – toán, trí tuệ không gian, trí tuệ vận động). Tư duy đa phương 
án có đặc trưng là không duy nhất một cách thừa nhận chỉ một cách nghĩ, một cách 
làm, một cách cảm nhận mà luôn hướng đến những giải pháp đa dạng, giàu tính 
sánh tạo. 
3.1.2.5. Đảm bảo việc tôn trọng những sự kiện và bằng chứng thực tế. 
 Nguyên tắc này xác nhận việc học tập kiến tạo không khác gì nghiên cứu 
khoa học, luôn dựa vào sự kiện, bằng chứng thực tế và những lập luận logic bằng 
tư duy biện chứng. Bài học kiến tạo hạn chế lối học vẹt, cách nghĩ theo lối mòn, 
theo tiền lệ và tư biện, khuyến khích tính sáng tạo và khai thác những bằng chứng 3.1.3.4. Tiến trình dạy học linh hoạt. 
 Quy tắc này tránh cho việc học bị gò ép vào một khuôn khổ hay hình mẫu 
nhất định mà khuyến khích những ý tưởng hay cách làm mới, không lập lại tiền lệ 
và thói quen, phát triển kỹ năng học tập hiệu quả theo hướng tìm tòi, phát hiện, 
nghiên cứu và sáng tạo. Khi tiến trình dạy học linh hoạt thì việc học cũng linh hoạt, 
nhạy bén và các hình thức học tập sẽ đa dạng. 
3.1.3.5. Đánh giá tập trung vào quá trình. 
 Sứ mạng cốt lõi của kiến tạo là làm cho người học tiến hành học tập theo 
kiểu tìm tòi, phát hiện và nghiên cứu, Đó là cách dạy, dạy khát vọng học tập. Còn 
tìm hay phát hiện ra cái gì cụ thể không phải là quan trọng nhất vì cái cần tìm đó 
đã có trong sách. Điều cần nhất là quá trình học tập diễn ra như thế nào, nó phải là 
quá trình năng động, tích cực để tìm tòi và phát hiện kiến thức. Đánh giá cần tập 
trung vào những đặc điểm của quá trình học tập. 
3.1.4. Tận dụng công nghệ thông tin. 
 Công nghệ phần mềm ngày nay phát triển mạnh, trong đó các phần mềm 
giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: Office, Cabri, Crocodile, 
Sketpad, Maple, ChemWindow, LessonEditor, Violet,hệ thống World Wide 
Web, E – learning và các phần mềm tiện ích khác. Nhờ các phần mềm dạy học này 
mà học sinh có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập, giáo viên cũng có nhiều 
cách để đặt câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong 
giờ học. 
3.2. Bải giảng kiến tạo 
3.2.1. Mục tiêu. 
3.2..1.1. Kiến thức. 
- Nắm được khái niệm trục số, hệ trục tọa độ. 
- Nắm được định nghĩa tọa độ vectơ, tọa độ điểm, độ dài đại số. 
- Nắm được các công thức về tọa độ vectơ, tọa độ điểm đặc biệt là tọa độ trung 
điểm, tọa độ trọng tâm. 
3.2.1.2. Kĩ năng. 3.2.2. Chuẩn bị của GV và HS. 
3.2.2.1.Chuẩn bị của giáo viên. 
- Soạn giáo án. 
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy chiếu, phiếu học tập, bảng 
phụ,... 
3.2.2.2. Chuẩn bị của học sinh. 
- Đọc trước bài 
- Làm BTVN 
- Làm việc nhóm ở nhà, trả lời các câu hỏi được giáo viên giao từ tiết trước, làm 
thành file trình chiếu. 
- Kê bàn để ngồi học theo nhóm 
- Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng  
3.2.3. Tiếntrình bài học: 
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
 Mục tiêu: 
 - Tạo tình huống để học sinh tiếp cận với hệ trục tọa độ và tọa độ điểm. 
 - Tạo sự hứng thú cho học sinh với trò chơi khởi động thực tế. 
 Nội dung và phương thức tổ chức: 
 Chuyển giao nhiệm vụ: 
 - Giáo viên cho học sinh truy cập đường link 
www.teacher.desmos.com/activitybuilder/custom/589e5e51e9baeda305df5cf3 
cùng chơi game “Mini Golf” trong vòng 15 phút. 
 - Trò chơi gồm 10 vòng với thể lệ vô cùng đơn giản: 
 Học sinh thay đổi các giá trị x, y để đoạn màu xanh lá cây thu thập tất cả các 
 ngôi sao. 
 Thay đổi càng ít lần càng tốt. 
 Thực hiện Vòng 3 
Vòng 4 
 Vòng 7 
Vòng 8 
 - Học sinh hoàn thành game “Mini Golf”. 
 - Giáo viên tổng kết và khen thưởng học sinh thu thập nhiều ngôi sao trong thời 
gian ngắn nhất. 
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
 Mục tiêu: 
 - Học sinh biết kiến thức nào đã được học ở cấp dưới và kiến thức nào là 
 kiến thức mới. 
 - Biết cách hình thành khái niệm vectơ, các công thức có liên quan. 
 - Biết cách vận dụng để giải các bài tập. 
 Nội dung và phương thức thực hiện: 
 Hoạt động 1: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để học sinh tự phân loại kiến 
thức. 
 Chuyển giao nhiệm vụ: 
 - Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm từ 4 – 5 học sinh. 
 - Các em nghiên cứu sách giáo khoa, cho biết những kiến thức nào đã 
 biết và những kiến thức nào chưa biết. 
 Thực hiện: 
 - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa Thực hiện: 
 - Thay đổi các số trong bảng dưới đây để điểm chạm vào hồng tâm. 
 - Thêm số vào bảng bên dưới để điểm chạm vào hồng tâm. (Nếu bạn không 
biết điểm của mình ở đâu, hãy thử sử dụng số thập phân.) 
 - Kéo điểm đen sao cho tâm của mục tiêu ở mức (-5,4) . Giải thích làm thế 
nào bạn biết nơi để đặt mục tiêu. 
 - Nhập một cặp theo thứ tự bên dưới để điểm chạm vào mắt đỏ. Nhấn "Gửi" để 
kiểm tra vị trí của điểm của bạn. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_day_hoc_kien_tao.pdf