Sáng kiến kinh nghiệm Vài kinh nghiệm đọc – hiểu một số tác phẩm thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vài kinh nghiệm đọc – hiểu một số tác phẩm thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vài kinh nghiệm đọc – hiểu một số tác phẩm thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀI KINH NGHIỆM ĐỌC – HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ CHỮ HÁN CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Từ yêu cầu đổi mới phương pháp, dạy học, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, tôi biên soạn đề tài “Vài kinh nghiệm đọc – hiểu một số tác phẩm thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông”, góp một ý kiến nhằm nâng cao năng lực đọc – hiểu thơ chữ Hán cho học sinh. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, xây dựng của các đồng nghiệp. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: - Vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn luôn được sự quan tâm rộng rãi của các ban ngành, nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức các hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, tổ chức hội giảng cấp tỉnh trong nhiều năm, tuyên dương những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh. Ban Giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn có nhiều đổi mới trong tổ chức các buổi họp tổ chuyên môn, không nặng về thủ tục hành chính. - Đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tâm huyết với nghề, luôn đổi mới trong phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. Giáo viên trong tổ nhiệt tình tham gia các đợt thao giảng dự giờ, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. - Nhà trường được cung cấp nhiều trang thiết bị: máy chiếu, tranh ảnh, đồ dùng dạy học.tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Ngữ văn. Nhiều giáo viên trong tổ chuyên môn tự làm đồ dùng dạy học, tìm tòi tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy môn Ngữ văn. - Chương trình phân ban đòi hỏi thầy và trò phải sáng tạo trong giảng dạy và học tập, phải phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên phải đổi mới cách soạn giáo án, thiết kế bài dạy, tổ chức các khâu lên lớp và chuẩn bị ở nhà. Nhờ vậy, chất lượng giảng dạy các bộ môn, trong đó có môn Ngữ văn ngày càng cao. Tỉ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng so với năm học trước. - Học sinh học chương trình phân ban muốn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi phải cố gắng học tập môn Ngữ văn. 2. Khó khăn: - Trình độ học sinh trong nhà trường nhìn chung tương đối đồng đều. Học sinh được tuyển vào lớp 10 trong các năm học đều là các học sinh có học lực khá, giỏi. Học sinh có tinh thần ham học hỏi, thông minh, sáng tạo. Nhưng trong mỗi lớp học, học lực của học sinh chưa đồng đều. Nhiều học sinh ý thức phấn đấu chưa cao, bằng lòng với học lực trung bình. Một số học sinh học tập còn lơ là, ham chơi, chưa tập trung nghe thu, vừa phải Việt hóa, nhằm làm cho văn học trung đại đậm đà tính dân tộc, không chỉ trong nội dung mà còn trong cả hình thức. Thơ chữ Hán là thành tích quý báu của cha ông ta, được đưa vào giảng dạy ở nhiều cấp học. Vì vậy, giúp học sinh có hứng thú học thơ chữ Hán, nâng cao chất lượng đọc – hiểu tác phẩm thơ chữ Hán của văn học Việt Nam thời kỳ trung đại là một việc rất cần thiết của người giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. B. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài : 1. Công việc chuẩn bị cho tiết đọc – hiểu tác phẩm thơ chư Hán: 1.1. Công việc của người giáo viên : - Để nâng cao chất lượng dạy và học thơ chữ Hán, người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Người giáo viên phải đọc kỹ phần Tiểu dẫn và phần Văn bản. Những kiến thức được truyền đạt cho học sinh phải thật chính xác, khoa học từ những nét chính về cuộc đời tác giả, những tác phẩm tiêu biểu, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của văn bản Đặc biệt là phải tìm hiểu ý nghĩa của từ, các điển cố, điển tích. - Thiết kế bài học một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong nhà trường, phù hợp với đối tương học sinh. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài, câu hỏi rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu văn bản chữ Hán, câu hỏi và bài tập hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Phát hiện, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, phát huy năng lực đọc – hiểu văn bản thơ chữ Hán. Chuẩn bị hoạt động thảo luận theo tổ nhóm của học sinh. Hệ thống câu hỏi đặt ra để học sinh thảo luận phải hướng vào trọng tâm bài học, vào mục tiêu bài học đặt ra. Bài học phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, không lan man, dàn trải. - Người giáo viên nắm vững trọng tâm kiến thức, kỹ năng của bài học, chuẩn bị nhuần nhuyễn các khâu lên lớp, sẽ làm chủ được kiến thức, chủ động về thời gian, không lúng túng khi gặp tình huống học sinh đặt ra câu hỏi đề nghị giáo viên lý giải hoặc nâng cao vấn đề. - Người giáo viên có thể tự làm đồ dùng dạy học, tìm thêm tư liệu nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, hoặc phân công học sinh chuẩn bị sơ đồ, mô hình, dụng cụ học tập. Chẳng hạn : bức tranh đồng quê Việt Nam, bức tranh chiến đấu chống quân Nguyên – Mông, truyện về nàng Tiểu Thanh - Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, soạn bài mới, hướng dẫn học sinh đọc – hiểu tác phẩm thơ chữ Hán ở nhà. 1.2. Công việc của học sinh: - Học sinh phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, không lơ là, thụ động. Học sinh phải soạn bài ở nhà, đọc kỹ văn bản, nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thơ, nắm vững phần chú thích, hiểu được nghĩa của từ, điển cố, điển tích. Các bài thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam được dạy và học trong trường phổ thông đều được phiên âm theo cách đọc Hán Việt, tiếp theo là bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Trong quá trình đọc – hiểu bài thơ, phải bám sát bản phiên âm và bản dịch nghĩa, bản dịch thơ, phát hiện những chỗ bản dịch thơ chưa sát với nội dung trong phần phiên âm hoặc bỏ sót từ trong phần phiên âm. Phải bám sát kết cấu và cảm xúc chủ đạo của bài thơ để có cách đọc cho phù hợp, đạt hiệu quả. Ví dụ : bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, câu thơ thứ nhất trong nguyên tác “Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu” (Cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông đã mấy thu), bản dịch thơ của Bùi Văn Nguyên là “Múa giáo non sông trải mấy thu” làm mất đi vẻ đẹp hiên ngang, vững chãi, lẫm liệt của con người mang hào khí Đông A. Trong câu thơ thứ hai “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu”, bản dịch thơ là “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu), bản dịch thơ đã bỏ mất từ tì hổ (hổ báo). Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt, tham khảo thêm nhiều tư liệu, đã đặt câu hỏi cho giáo viên : Tại sao khí thôn ngưu bản dịch trong sách giáo khoa là “khí mạnh nuốt trôi trâu” mà không phải là “khí thế át sao Ngưu”? Chúng ta cần phải giải thích cho học sinh khí thôn ngưu có hai cách dịch : khí thế nuốt trâu và khí thế át sao Ngưu. Theo các nhà nghiên cứu, ở đây nên hiểu khí thôn ngưu là khí thế nuốt trôi trâu. Đỗ Phủ có câu thơ : “Tiểu nhi ngũ tuế, khí thôn ngưu” (Đứa trẻ năm tuổi đã có khí thế mạnh mẽ có thể nuốt trôi trâu). Nhà thơ Việt Nam Nguyễn Trung Ngạn cũng có câu thơ : “Mậu linh dĩ hữu thôn ngưu chí” (Thuở thiếu niên đã có chí nuốt trôi trâu). Người giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, tìm hiểu nghĩa của từ Hán Việt trong bản dịch thơ, liên hệ với thực tiễn lịch sử. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của từ Hán Việt, điển tích. Ví dụ : “Ý nghĩa của “nợ công danh” là gì? Vũ Hầu “là nhân vật nào? Tại sao tác giả lại nói đến nhân vật này?” Giáo viên có thể giải thích một số khái niệm như : giang sơn, khí, nam nhi thường xuất hiện trong thơ trung đại. Trong quá trình đọc – hiểu một bài thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam, cần đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ. Nguyên tác bài thơ biểu hiện những tâm tư, tình cảm ý chí, tài năng nghệ thuật của bài thơ. Đọc – hiểu một bài thơ chữ Hán, giáo viên và học sinh phải xuất phát từ nguyên tác. Có nhiều bản dịch thơ dùng từ hay, hình ảnh đẹp, nhịp điệu uyển chuyển, nhưng chưa thể hiện đầy đủ tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật điêu luyện của tác giả. Khi bám sát nguyên tác, chúng ta sẽ tránh được sự suy diễn tùy tiện, thiếu căn cứ. So sánh, đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ giúp chúng ta hiểu sâu sắc giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, giúp cho học sinh phát triển khả năng tư duy độc lập và sáng tạo. Ví dụ: trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du, hai câu thơ đầu gợi lên sự “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và nỗi ngậm ngùi, luyến tiếc trước cái đẹp bị tiêu tan nghiệt ngã: Đọc – hiểu tác phẩm thơ chữ Hán là đi sâu tìm hiểu văn bản với cấu trúc, hình tượng, ngôn ngữ của văn bản. Nhưng nếu giáo viên cung cấp cho học sinh những tri thức về văn hóa, về thể loại của văn bản thì việc đọc – hiểu tác phẩm sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn Tiểu Thanh là một người phụ nữ tài sắc có số phận bi thảm thuộc đề tài người phụ nữ tài hoa bạc mệnh trong thơ Nguyễn Du. Nhưng đề tài này lại nằm trong một phạm vi quan tâm rộng hơn, đó là vấn đề thân phận của những người tài năng nói chung. Nguyễn Du đã viết về Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Giả Nghị, những nhân vật có tài mà bất hạnh trong lịch sử. Nguyễn Du viết về Đỗ Phủ, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường: Nhất cùng chí thử khởi công thi (Một đời ông cùng khổ như thế há phải vì tài thơ). Như vậy, Nguyễn đã đề cập đến một vấn đề rất mới, nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. Ông đòi hỏi xã hội phải biết trân trọng tài năng, trân trọng những người làm ra các giá trị tinh thần. Đó là điều cần nắm vững qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký. Chương trình môn Ngữ văn ở bậc THPT hiện nay được xây dựng và thực hiện đổi mới phương pháp theo tinh thần tích hợp. Trong đó trọng tâm của yêu cầu dạy học phần văn học là học sinh phải biết cách đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Yêu cầu này xác định những nội hàm cụ thể để học sinh thực hiện một chuỗi thao tác chiếm lĩnh giá trị tác phẩm, hướng tới hiệu quả thực hành vận dụng và nối kết kiến thức với phần Tiếng Việt, Làm văn. Vì vậy, khi đọc – hiểu một văn bản văn học, trong đó có đọc – hiểu tác phẩm thơ chữ Hán thời kỳ trung đại, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những tri thức về thể loại. Ví dụ, bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là bài thơ Đường luật tứ tuyệt. Hai câu thơ đầu dành cho cảnh và sự , hai câu sau dành cho suy tư, cảm xúc (tình). Bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nên cũng được tổ chức theo công thức chung là cảnh và sự gợi lên nên tình. Hai câu thơ đầu tả cảnh và kể sự, sáu câu sau dành cho suy tư, cảm xúc. Phần tri thức về văn hóa và tri thức về thể loại cần được vận dụng linh hoạt, tùy theo nội dung bài học, thời gian được phân phối và đối tượng học sinh mà cung cấp kiến thức cần thiết. Ví dụ ở các bài đọc thêm: bài Vận nước của Pháp Thuận, thuộc thể thơ ngữ ngôn tuyệt cú Đường luật, bài Cáo bệnh, bảo mọi người của thiền sư Mãn Giác thuộc thể kệ, một thể văn Phật giáo, được viết bằng văn vần, có giá trị văn chương như một bài thơ. Bài Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn là bài thơ thất ngôn tuyệt cú Đường luật. Cả ba bài thơ này được dạy trong 1 tiết, giáo viên chỉ cung cấp những tri thức về văn hóa, về thể loại ngắn gọn, chọn lọc, tránh sa đà, lan man. 5. Đọc – hiểu ý nghĩa của ngôn từ, của hình tượng trong bài thơ: Khi đọc – hiểu một tác phẩm thơ chữ Hán, phải đọc – hiểu ý nghĩa của ngôn từ vì yếu tố đầu tiên mà chúng ta tiếp xúc với bài thơ là ngôn từ. Cần tạo ấn tượng toàn vẹn về văn bản bằng cách đọc văn bản từ đầu đến cuối,
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_vai_kinh_nghiem_doc_hieu_mot_so_tac_ph.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vài kinh nghiệm đọc – hiểu một số tác phẩm thơ chữ Hán của văn học trung đại V.pdf