Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10 trong dạy học Đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10 trong dạy học Đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10 trong dạy học Đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG CÁC PHẦN MỀM BAAMBOOZLE, PADLET VÀ QUIZIZZ VÀO PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT THUỘC LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỤC LỤC PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI. 2 PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU4 I. CƠ SỞ KHOA HỌC4 1. Thế nào là học tập tích cực, học tập chủ động4 2. Sự phù hợp của các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz trong việc phát huy học tập tích cực, học tập chủ động của học sinh khi học Đọc- hiểu ngữ văn5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN8 1. Tổ chức điều tra tính tích cực, chủ động của học sinh trong học Đọc hiểu văn bản8 2. Thực trạng của vấn đề 11 III. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC PHẦN MỀM BAAMBOOZLE, PADLET VÀ QUIZIZZ VÀO PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN 15 1. Sử dụng phần mềm Baamboozle vào hoạt động “Khởi động” tiết học văn 15 2. Vận dụng phần mềm Padlet vào hoạt động “Hình thành kiến thức mới” trong tiết đọc văn 21 3. Sử dụng phần mềm vào Hoạt động “Củng cố bài học” cuối tiết đọc văn 29 IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 38 1. Mục tiêu, nội dung và đối tượng của thực nghiệm sư phạm 38 2. Kết quả thực nghiệm sư phạm: thể hiện qua số liệu thống kê thực nghiệm sư phạm tại trường THPT 38 PHẦN C. KẾT LUẬN 46 I. KẾT LUẬN 46 1. Tính khoa học của đề tài 46 2.Ý nghĩa của đề tài 46 2.1.Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân 46 2.2.Ý nghĩa của đề tài với tập thể, với địa phương: 46 2.3.Ý nghĩa của đề tài với bộ môn Ngữ văn: 46 II. ĐỀ XUẤT 47 1. Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng: 47 2. Kiến nghị: 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC 49 tinh thần tích cực, chủ động trong công việc. Đấy cũng chính là yêu cầu đối với sản phẩm đầu ra của nền giáo dục- là yêu cầu đặt ra đối với tương lai của những học sinh hiện đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong xu thế đó, giáo dục cũng đã có chiến lược “Chuyển đổi số” để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Vì vậy, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để đáp ứng yêu cầu trên cũng là nhiệm vụ cấp thiết và tất yếu của mỗi người giáo viên trong thời điểm này. Song trên thực tế, chúng tôi nhận thấy học sinh tại nơi công tác nói chung và học sinh học sinh lớp 10 tại đây nói riêng chưa có tinh thần tích cực, chủ động trong học tập, trong công việc. Các em hầu hết rất thụ động trong tiếp nhận kiến thức, nhất là trong các giờ học Ngữ văn. Nhiều em còn nhút nhát, e dè, kỹ năng sống chưa có. Trong khi đó, với quá trình học tập, tích lũy chuyên môn- nghiệp vụ và trau dồi trình độ CNTT, chúng tôi nhận thấy rất nhiều phần mềm và trang Web có khả năng phát huy được tính cực, chủ động và hứng thú cho học sinh trong dạy học như Quizzi, Padlet và Baamboozle... Xuất phát từ cơ sở trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Vận dụng các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10 trong dạy học Đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT”. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn khích lệ tinh thần tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Ngữ văn, đặc biệt là trong tình trạng dịch bệnh Covid đang ngày càng phức tạp và số lượng học sinh phải chuyển từ học trực tiếp sang học online ngày càng nhiều. Từ đó, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, chủ động cũng như kĩ năng sử dụng CNTT phục vụ học tập và cuộc sống của các em. II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu của đề tài: - Thiết kế các nội dung vận dụng vào phương pháp vận dụng các phần mềm vào dạy học đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 THPT. - Vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt các phần mềm dạy học đọc hiểu văn bản văn học môn Ngữ văn nhằm tăng tích cực, chủ động, tạo niềm vui và sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: đề tài vận dụng 4 phương pháp nghiên cứu thường quy là nghiên cứu lý thuyết; phương pháp điều tra; phương pháp thống kê số liệu và phương pháp thực nghiệm sư phạm. III. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài được xây dựng trên thực tế giảng dạy và vận dụng các phương tiện CNTT vào dạy- học Đọc hiểu môn Ngữ văn, hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động của người học, hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong cuộc sống. 2 PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I.CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Thế nào là học tập tích cực, học tập chủ động 1.1. Học tập tích cực a. Khái niệm Học tập tích cực là trải nghiệm, tư duy và tham gia. Qua đó, bạn có thể khám phá một chuỗi các trải nghiệm hiệu quả và thú vị, đồng thời, có trách nhiệm với việc học tập của bản thân. b.Thang học tập của Edgar Dale Theo dang học tập Edger Dale, học tập tích cực được thể hiện ở hoạt động nói và làm. Tức là học sinh phải được tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực như thảo luận nhóm, thuyết trình, ứng dụng đa phương tiện để trình diễn thưc hành, làm mô hình, sơ đồ, video, apphographic...để thể hiện sự tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Qua đó học sinh được hình thành những năng lực cần thiết. c. Các bước thực hiện học tập tích cực: - Xác định mục tiêu - Hình thành quan điểm cá nhân - Tìm cảm hứng và viết - Phác thảo nội dung chương trình - Tìm các công cụ/ nguồn tài liệu phục vụ cho bài thuyết trình và các công nghệ hỗ trợ tương tác. - Viết chương trình / phát triển các phần; luyện tập và trình bày nó 4 thống câu hỏi và bài tập dễ dàng. Đặc biệt, khi tạo lập trò chơi, phần mềm có thể phân chia đội chơi cũng như chấm điểm trực tiếp để xác định đội chơi thắng cuộc mà giáo viên không mất thời gian chấm điểm, ghi điểm. Trong đó, phần mềm còn cài mặc định một số phần thưởng, phạt điểm khiến cho cuộc chơi của học sinh thêm phần hứng thú, sôi động. Đây chính là phần mềm rất phù hợp với hoạt động “khởi động” trong dạy học của giáo viên. 2.1.2. Khả năng vận dụng Baamboozle vào dạy học môn Ngữ văn Đối với bộ môn Ngữ văn THPT, việc “Khởi động” cho một tiết học vô cùng quan trọng. Khởi động” tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái để học sinh tích cực và hứng thú hơn trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Với Baamboozle, giáo viên có thể kiểm tra kiến thức nền và kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh về hoạt động tìm hiểu thông tin ngoài văn bản bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu hỏi trả lời nhanh, đuổi hình bắt chữ... Qua đó, tạo cho học sinh môi trường học mà chơi nhẹ nhàng. Hơn nữa, giáo viên có thể biết được mức độ tích cực của học sinh như thế nào. Còn với học sinh, để nhập cuộc chơi và giành chiến thắng, các em tự nhận thấy phải chuẩn bị trước bài học tốt mới có kết quả cao. Từ đó, khích lệ tinh thần tích cực, chủ động của học sinh trước khi tiết học diễn ra. 2.2. Phần mềm Padlet 2.2.1.Đặc điểm Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Ngoài ra, Padlet còn là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy, giúp giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, sinh viên, giảng viên thường sử dụng nó để tương tác sau giờ học. 2.2.2.Khả năng vận dụng trong dạy học môn Ngữ văn Với phần mềm Padlet, giáo viên có điều kiện để tăng tương tác giữa mình với học sinh. Trong tiết học đọc – hiểu văn bản môn Ngữ Văn, Padlet trở thành một loại bảng điện tử mà cả giáo viên và học sinh tương tác với nhau. Đặc biệt, để hướng học sinh tới việc học tập tích cực chủ động, giáo viên phải tạo thời gian và cơ hội cho học sinh tìm cảm hứng và viết. Và để cho học sinh có phương tiện công 6 2.3.2.Khả năng vận dụng trong dạy học môn Ngữ văn Trong dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học đọc hiểu văn bản nói riêng, có khả năng tái hiện và kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh trong một thời gian ngắn. Đặc biệt sau khi kiểm tra, giáo viên và học sinh đều biết được kết quả ngay. Trò chơi này tạo được hứng thú cho học sinh ngay cả những phút cuối cùng của tiết học. Hơn nữa, qua trò chơi này giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh và học sinh cũng biết được bản thân đạt kết quả học tập ở mức độ nào. Vì vậy, rất phù hợp với hoạt động củng cô và luyện tập sau mỗi bài đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Tổ chức điều tra tính tích cực, chủ động của học sinh trong học Đọc hiểu văn bản 1.1. Mục đích điều tra - Tìm hiểu thực trạng về hoạt động tự học của học sinh trường THPT Quỳ Hợp 1 - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. - Kết quả điều tra làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp để tăng cường năng lực tự học cho học sinh. 1.2. Nhiệm vụ điều tra - Tổ chức, sắp xếp thuận lợi cho học sinh hoàn thành các câu hỏi trong phiếu điều tra một cách khách quan, trung thực, chính xác theo yêu cầu. - Thu thập tư liệu, tình hình hoạt động tự học của học sinh qua các mặt nhận thức, thái độ, hành động học tập. - Xác định nguyên nhân hoạt động tự học còn hạn chế và ý kiến đề xuất phát huy hiệu quả hoạt động tự học. 1.3. Cách thức điều tra - Xây dựng phiếu điều tra: Thiết kế mẫu phiếu điều tra giáo viên, học sinh, câu hỏi điều tra là câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Tiến hành nghiên cứu: Phát phiếu điều tra cho học sinh, sau đó hướng dẫn trả lời, khi học sinh hoàn thành phần trả lời câu hỏi, thu phiếu điều tra. - Xử lý số liệu thu được: Các số liệu được thống kê, phân tích thực trạng. 1.4. Mẫu điều tra - Điều tra 100 giáo viên và 236 học sinh trên địa bàn về hoạt động giảng dạy và học tập và tự học. Sử dụng một số phiếu điều tra trong đề tài 8 4. Theo thầy (cô) việc vận dụng các phần mềm công nghệ có phát huy tích cực, chủ động cho học sinh? a. Rất hiệu quả b. Hiệu quả c. Không hiệu quả 5. Thầy (cô) đã áp dụng phần mềm nào trong những phần mềm sau: a. Quizizz b. Padlet c. Baamboozle d. Sử dụng phần mềm khác e. Chưa sử dụng phần mềm nào 1.5.2. Phiếu dành cho học sinh: Rubic đánh giá tính tích cực, chủ động trong học đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Mẫu phiếu 1. Điều tra về sự chủ động trong chuẩn bị bài học trước khi lên lớp: Nội dung/ Thành tố Có Không 1. Đọc trước văn bản 2. Tìm hiểu những thông tin liên quan đến văn bản 3. Soạn bài trước khi lên lớp Mẫu phiếu số 2. Trong giờ học đọc hiểu văn bản văn học, em thực hiện hay không những điều dưới đây: Nội dung/ Thành tố Có Không 1. Hăng hái phát biểu, xây dựng bài 2. Xác định được thể loại, bố cục văn bản 3. Có thể viết cảm nhận của mình về một chi tiết, hình ảnh trong văn bản 4. Có hứng thú trong các giờ học đọc hiểu văn bản 5. Khi giáo viên sử dụng các phần mềm để dạy học môn Ngữ Văn, em có thấy hứng thú và tích cực hơn không? 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_cac_phan_mem_baamboozle_padle.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào phát huy tính tích cực.pdf