Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy năng lực học tập của học sinh ở phần Địa lí tự nhiên lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy năng lực học tập của học sinh ở phần Địa lí tự nhiên lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy năng lực học tập của học sinh ở phần Địa lí tự nhiên lớp 10
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 Người thực hiện : PHẠM THỊ QUYÊN Tổ :SỬ - ĐỊA Điện thoại: 0971.161.833 NĂM HỌC: 2021 – 2022 trình giáo dục phổ thông 2018 với những cải tiến tích cực về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạ học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh có thể phát huy được hết khả năng của mình trong hoạt động dạy và học. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta đưa ra các ý tưởng, chia sẻ các kinh nghiệm trong việc dạy học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Địa lí. cũng như áp dụng phương pháp dạy học phát huy năng lực học sinh từ đó đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và giúp học sinh ham thích học tập môn Địa lí. Đặc biệt, hiện nay qua công tác dự giờ tôi nhận thấy giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, giáo viên thiếu ý tưởng, nhiều học sinh không hứng thú học tập môn Địa lí, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học, nhất là với các em học sinh lựa chọn khối C để thi vào các trường Đại học, Cao đẳng. Vậy nên để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí 10 ở trường THPT Thanh Chương 1 nói riêng, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy năng lực học tập của học sinh ở phần Địa lí tự nhiên lớp 10” 2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy năng lực học tập của học sinh ở phần Địa lí tự nhiên lớp 10” nhằm: Tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp giảng dạy phần Địa lí tự nhiên lớp 10 phù hợp, hiệu quả. Phát huy tốt hơn năng lực học tập Địa lí của học sinh, tạo hứng thú học tập đối với phần địa lí tự nhiên lớp 10. Nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và học tập bộ môn địa lí lớp 10. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Các phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực học tập của học sinh được đề xuất dựa trên: Quan điểm, định hướng, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và kết quả nghiên cứu đề tài qua tìm hiểu, phân tích thực tế giảng dạy và học tập Địa lí của trường THPT Thanh Chương 1, yêu cầu của sự phát triển giáo dục ở hiện tại và tương lai. - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi trường THPT Thanh Chương 1 ở khối học sinh lớp 10. 2 | P a g e là sau quá trình học người học biết gì mà chưa nhận thức đúng đắn về việc sau quá trình học tập người học làm được gì? Vậy nên quan điểm này chưa thực sự là đúng đắn về dạy học. Một số quan điểm khác dựa trên sự phát triển, nhất là phát triển về khoa học và công nghệ cho rằng “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các vấn đề thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả”. Với quan điểm này thì dạy học đã được hiểu một cách sâu rộng và toàn diện hơn. Đây cũng là cơ sở để phát triển quan điểm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Quan điểm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thì dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực có những phẩm chất và năng lực cốt lõi mà học sinh phải đạt được như sau: Sơ đồ 5 phẩm chất và 10 năng lực cần hình thành cho học sinh 4 | P a g e Qua thăm dò ý kiến học sinh và trao đổi tâm sự với các em tôi nhận thấy có những nguyên nhân cơ bản sau: - Nguyên nhân cơ bản là giáo viên ngại đổi mới, dạy học chủ yếu theo phương pháp truyền thống thầy giảng trò nghe, ít đa dạng các hình thức dạy học - Học sinh với những câu hỏi mà thầy cô đưa ra và hướng dẫn hoạt động cứng nhắc của giáo viên thì ngại suy nghĩ, ngại tìm tòi sáng tạo - Tâm lí coi môn Địa lí 10 là môn phụ của nhiều học sinh hiện nay - Học sinh chưa thực sự nhìn thấy những cái hay, cái bổ ích, những tác dụng của việc học tập môn Địa lí trong hành trang kiến thức cũng như trong cuộc sống. Tất cả những điều đó thôi thúc tôi quyết tâm áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy, thay đổi cách hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng nâng cao năng lực học tập của học sinh. Vậy nên để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập Địa lí, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí lớp 10 nói riêng, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng biện pháp “Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy năng lực học tập của học sinh ở phần Địa lí tự nhiên lớp 10”. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. 1. Các giải pháp dạy học phát triển năng lực đã áp dụng Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục học sinh, giáo viên cần thực hiện đa dạng hóa các hoạt động học của học sinh. Từ trước đến nay có lẽ dạy học của giáo viên chủ yếu chú trọng đến truyền đạt kiến thức. Đa số các tiết học đều là thầy giảng, trò nghe, phát vấn câu hỏi trò trả lời Đây là các phương pháp truyền thống mặc dù vẫn có những ưu điểm như truyền đạt được kiến thức nhanh nhưng hạn chế lớn nhất chính là học sinh thường thụ động, giờ học căng thẳng mệt mỏi. Qua khảo sát cũng đã nhận thấy được do phương pháp thiếu sự linh hoạt nên dẫn đến học sinh chán nản, ngại học tập. Đặc biệt khi dạy Địa lí 10 phần Địa lí tự nhiên tôi nhận thấy học sinh không thích thú học tập, các em thường chia sẻ rằng những nội dung khô khan, khó nhớ. Các em muốn được tham gia hoạt động học như những tiết thao giảng. Vậy có thể thấy rằng việc đa dạng hóa các hoạt động học của học sinh là vô cùng cần thiết. Trong khuôn khổ đề tài này tôi xin chia sẻ về các hoạt động học có thể phát huy năng lực học sinh như sau: 6 | P a g e * Cho học sinh xem các hình ảnh, vi deo, mô hìnhtừ đó đặt các câu hỏi liên quan để dẫn học sinh đến với nội dung bài học. Ví dụ khi dạy Bài 8: Tác động của nội lực đến bề mặt Trái Đất, tôi đã tiến hành thiết kế phần mở đầu để tạo tâm thế cho học sinh, khơi gợi trí tò mò của các em, tạo hứng thú cho các em khám phá bài học. Học sinh lớp 10 đang ở lứa tuổi ham thích khám phá, vậy nên nếu cách vào bài chỉ dừng lại ở giới thiệu bằng lời đơn thuần mà không cho học sinh hoạt động và khơi gợi trí tò mò thì sẽ không kích thích được sự hăng hái tham gia vào tìm tòi kiến thức của các em. Đối với bài này tôi đã lựa chọn theo cách cho các em theo dõi Video ngắn và hoàn thành bảng với 3 câu hỏi trả lời ngắn ở các mức độ khác nhau. - Bước 1: Học sinh xem video “50.000 Trận Động Đất Trong 3 Tuần Đánh Thức Ngọn Núi Lửa”- Youtube - Bước 2: Hoàn thành phiếu hoạt động nhóm (02 phút) 1 2 3 Điều em đã biết sau khi Điều em muốn biết Theo em nên làm gì để hiểu xem video về các hiện thêm về các hiện rõ hơn về các hiện tượng tượng tự nhiên tác động tượng đó này đến bề mặt Trái Đất ................................ ............................... ............................................ . .......... .. Với cách tổ chức hoạt động học này học sinh sẽ hứng thú khám phá những điều bí ẩn được gợi ra. Việc xem Video ngắn giúp các em hình thành năng lực quan sát và phân tích hiện tượng địa lí. Tuy đây chỉ là hoạt động khởi động nhưng như một chất xúc tác khơi gợi trí tò mò của các em học sinh. Đây là cách phối hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm từ đó tạo nên năng lực suy nghĩ độc lập và năng lực hợp tác cho các em. Ngoài ra có thể sử dụng các tranh ảnh và các mô hình liên quan để học sinh quan sát và đưa ra mong muốn của bản thân về cách khai thác cũng như tìm hiểu nội dung bài. Ví dụ khi dạy “Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản”giáo viên có thể cho học sinh quan sát các hình ảnh sau để mở đầu bài dạy: 8 | P a g e Kiến thức về địa lí là những kiến thức về tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan mật thiết và diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta không để ý, hoặc để ý nhưng không hiểu bản chất, hoặc không giải thích được nguyên nhân, mà những hiện tượng đó lại liên quan đến kiến thức bài học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên nắm bắt được đặc thù này để vận dụng vào bài học, làm cho bài giảng trở nên sinh động, hiệu quả và tạo nên sự gắn kết giữa kiến thức lí thuyết và thực tế. Ở phần khởi động bài học nếu giáo viên đặt ra các câu hỏi dựa trên những biểu hiện diễn ra hàng ngày thì sẽ tạo được sự chú ý, tập trung của học sinh, hướng các em vào nội dung bài học một cách tự nhiên, tạo cho các em nhu cầu, hứng thú và mục tiêu của việc tìm hiểu kiến thức bài học. Ví dụ ở bài “Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất” giáo viên có thể đặt các câu hỏi vào bài như sau: ? Tại sao ở trên cùng một Trái Đất nhưng bây giờ ở Việt Nam là ban ngày thì ở Hoa Kì hay Cu Ba lại là ban đêm? ? Ở Việt Nam là 7 giờ sáng thì ở Anh mới có 0 giờ? ? Tại sao các dòng sông của nước ta thường đào lòng (lở) ở bên phải và bồi ở bên trái? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những vấn đề đó. Hoặc bài “ Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa” trước khi vào bài giáo viên có thể hỏi: ? Tại sao lại có hiện tượng sương mù, mây và mưa? ? Tại sao trên Trái Đất có khu vực mưa nhiều, có khu vực mưa ít, có những khu vực nằm bên bờ biển mà vẫn hình thành hoang mạc? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay nhé Nếu như lúc khởi động tiết dạy giáo viên đặt được các câu hỏi ngỏ như thế cho học sinh thì sẽ tạo cho các em tâm thế sẵn sàng muốn tìm hiểu, muốn khám phá và định hướng cho các em luồng kiến thức mà các em cần hướng tới và chắc chắn tiết học sẽ hấp dẫn và hiệu quả hơn. Ngoài các phương pháp khởi động trên thì tôi còn thực hiện nhiều hình thức khởi động khác ví dụ như: bắt đầu từ một bài hát, bài thơ, hoặc một câu chuyện cười, hoặc chơi trò chơi ô chữthì bài học sẽ trở nên thú vị và hiệu quả hơn. 10 | P a g e Hoạt động 2: Phát các mảnh giấy đã chuẩn bị sẵn, trên mỗi mảnh giấy tôi có ghi tên của các hiện tượng tự nhiên, trong các hiện tượng đó sẽ có các hiện tượng tác động, chi phối lẫn nhau theo kiểu nguyên nhân- hậu quả như: - Nhiệt độ Trái Đất tăng; Băng tan; các thiên tai; tình trạng xâm nhập mặn; các đồng bằng bị thu hẹp. - Diện tích rừng giảm; mực nước ngầm hạ thấp; hạn hán; lũ quét; giảm nguồn gen động- thực vật, không khí kém trong lành. trong đó 3 bạn trưởng nhóm sẽ được phát 3 mảnh giấy có ghi nguyên nhân chính, các bạn khác sẽ là những mảnh giấy có ghi các hậu quả kéo theo Hoạt động 3 : Lần lượt cho các bạn đội trưởng đọc nguyên nhân, các bạn chơi có trên tay mảnh giấy ghi hậu quả sẽ tìm về đúng nguyên nhân của mình để tìm về đúng đội chơi. Ai tìm về sai địa chỉ sẽ bị trừ điểm của đội chơi có nhân tố đó. Hoạt động 4: Các bạn còn lại không tham gia chơi sẽ kiểm chứng và đánh giá kết quả của 3 đội chơi, sau cùng giáo viên đánh giá cho điểm từng đội chơi. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất” ở phần 1 tôi tổ chức trò chơi “Người một nhà” + Nội dung như sau: Hoạt động 1: Tôi chuẩn bị sẵn những miếng giấy trên đó có ghi sẵn 1 kiểu khí hậu, hoặc 1 nhóm đất, hoặc 1 kiểu thảm thực vật. Hoạt động 2: Phát cho những học sinh tham gia chơi mỗi người 1 mảnh giấy và yêu cầu các em ghép với nhau để tạo thành những yếu tố liên quan: mỗi kiểu khí hậu sẽ tương ứng với một nhóm đất và một kiểu thảm thực vật. Hoạt động 3: Sau đó cho các nhóm sẽ tìm về với đới khí hậu của mình và tạo thành một “gia đình” hay một đội chơi. Và bạn Nhóm trưởng sẽ tự giới thiệu về các thành viên của “gia đình” mình bằng những cái tên đã được ghi trên giấy. Hoạt động 4: Các bạn còn lại sẽ đánh giá, nhận xét, giáo viên tổng hợp cho điểm. b.Trò chơi : Ô CHỮ BÍ MẬT 12 | P a g e
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_phat.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy năng lực học tập của học sinh ở phần.pdf