Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy bài 23 “Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật” - Sinh học 10 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy bài 23 “Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật” - Sinh học 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy bài 23 “Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật” - Sinh học 10 THPT
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO THÔNG QUA DẠY BÀI 23 “QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT” - SINH HỌC 10 THPT Môn: Sinh học 1 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I : Đặt vấn đề 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đóng góp của đề tài 2 Phần II: Nội dung nghiên cứu 3 A. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 3 I. Cơ sở lí luận của đề tài 3 1. Dạy học dự án 3 1.1. Khái niệm dạy học theo dự án 3 1.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án 3 1.3 Các hình thức dạy học theo dự 3 1.4 Quy trình dạy học theo dự án 4 1.4.1 Giai đoạn 1 chuẩn bị : Giai đoạn chuẩn bị 5 1.4.2 :Giai đoạn 2 : Tổ chức học sinh thực hiện dự án 6 1.4.3 : Giai doạn 3 : Báo cáo , đánh giá dự án 7 1.5 Những ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án 8 2.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của dạy học dự án 8 2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 8 2.2 Vai trò dạy học dự án trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn 9 đề và sáng tạo cho học sinh II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 9 1.Phương pháp điều tra , nghiên cứu để xác định cơ sở thực tiễn của 9 đề tài 2.Kết quả điều tra , khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài 12 3.Kết luận 14 B. Thực hiện đề tài 14 I. Các bước thực hiện 15 1.Giai đoạn chuẩn bị 15 1.1 Bước 1 Xem xét các yếu tố cần thiết để dạy học dự án 15 1.2 Bước 2 Thiết kế kế hoach bài học theo dự án 15 1.2.1 Thiết kế tình huống dự án 15 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự đổi mới của giáo dục đang được thể hiện rõ ở mục tiêu, nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học, trong khi chương trình học vẫn đang là bộ sách giáo khoa 2006. Với mục tiêu thay vì chú trọng đầu vào thì nay chú trọng đầu ra. Chú trọng truyền thụ kiến thức đơn thuần thì nay là dạy cách làm, kỹ năng, hình thành năng lực. Trung tâm của việc dạy học chuyển từ người thầy sang người trò. Học sinh được hoạt động nhiều hơn, rèn luyện nhiều hơn. Phương pháp dạy học theo đó mà thay đổi căn bản. Sau một quá trình dài làm quen với những phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, với ma trận đề, chủ đề dạy học, dạy học dự án Giờ đây mỗi giáo viên đã tự tin hơn trong việc thiết kế kế hoạch bài dạy để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới, tự tin chờ đón chương trình giáo dục phổ thông quốc gia 2018. DHDA là một phương pháp hay, có nhiều ưu điểm, giúp giáo viên thực hiện các mục tiêu hướng vào người học, phát triển con người toàn diện.Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này vào thực tế hiện nay còn rất hạn chế. Phần lớn GV chưa thực sự hiểu rõ quy trình thực hiện của phương pháp DHDA và hiệu quả mà phương pháp dạy học dự án mang lại. Một số ít GV đã sử dụng nhưng chưa triệt để. Phần lớn giáo viên đã có sự đầu tư giáo án cho tiết dạy nhưng chủ yếu chỉ chú trọng phần kiến thức trọng tâm của bài, có khai thác kiến thức thực tiễn nhưng chưa nhiều, chưa sâu vì không đủ thời gian và ưu tiên đầu tư cho phần kiến thức liên quan đến thi cử của học sinh hơn. Sinh học là môn học có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống. Môn học này cùng với các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành phát triển ở học sinh năng lực sinh học, các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; thái độ tôn trọng các quy luật tự nhiên. Trên cơ sở khảo sát thực tế dạy học môn Sinh học ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy, một số em HS có tâm lý chán và sợ học môn sinh do hổng kiến thức và khối thi của môn Sinh ít sự lựa chọn về nghề nghiệp. Do vậy nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp hợp lý thì không tạo được hứng thú, niềm đam mê dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, mang tính ép buộc, gò bó, không phát huy được sở trường năng lực và các phẩm chất của học sinh. Đặc biệt bài 23 “Quá trình tổng hợp và phân giải các chất” trong chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật chương trình sinh học lớp 10 có ứng dụng rất lớn trong đời sống nhưng kiến thức trừu tượng và dễ gây nhàm chán nếu người dạy không áp dụng được phương pháp dạy học phù hợp. Với phương châm học đi đôi với hành, kiến thức gắn liền với thực tiễn thì bài 23 sinh học 10 có nội dung phù hợp để xây dựng dự án dạy học tạo sự hứng thú học tập cho các em. Khi thực hiện dự án để tạo ra các sản phẩm như: nem chua, ruốc chua, tương, sữa chua nếp cẩm, sữa chua hoa quả, sữa chua dẻo, si rô quả, mứt quả từ siro sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Các sản 5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận của Đề tài 1. Dạy học dự án 1.1. Khái niệm dạy học theo dự án Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. 1.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án Định hướng hứng thú của học sinh: Khác với phương pháp học truyền thống, dạy học dự án cho phép học sinh tham gia thực hiện những nội dung và chủ đề phù hợp với khả năng của mình. Định hướng thực hành: Các dự án với chủ đề về thực tiễn xã hội, thực hành nghề nghiệp và cuộc sống, giáo viên giúp học sinh kết nối với thực tế và hào hứng hơn trong học tập. Ngoài ra, dự án học tập còn có ý nghĩa xã hội và thực tiễn vì việc học của học sinh gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Nếu thực hiện đúng và đúng hoàn cảnh, nó có thể có tác động tích cực đến xã hội. Tính tự lực cho học sinh: Quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải tự lực, tự giác và tham gia tích cực vào giai đoạn học tập. Điều này giúp các em phát triển tính tự giác, trách nhiệm và khả năng sáng tạo. Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn và trợ giúp. Tuy nhiên, giáo viên cũng phải thực hiện các kỹ năng của học sinh theo các tình huống thực tế. Liên ngành và đa ngành: Để giải quyết vấn đề, học sinh phải có sự kết nối và chuỗi từ các ngành học và chủ đề khác nhau. Làm việc hợp tác: Việc học theo dự án được chia thành các nhóm, học sinh được chia thành các nhiệm vụ và các em cần biết cách tìm kiếm thông tin và cách phối hợp và làm việc theo ý mình. Định hướng hành động: Giúp người học kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực hành. Định hướng sản phẩm: Trong quá trình học tập, các sản phẩm được tạo ra với các chức năng và công dụng riêng. 1.3. Các hình thứ c dạy học theo dự án Dạy học dự án có thể được phân loại dựa trên nhiều cơ sở khác nhau a) Phân loại theo quỹ thời gian thực hiện dự án: 7 - Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án + Học sinh thu thập và công bố sản phẩm trước lớp. + Tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm các dự án tiếp theo. Từ tài liệu này chúng ta có thể tổ chức thực hiện dự án cho học sinh và giáo viên như sau: 1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để dạy học dự án hiệu quả. - Lựa chọn chủ đề cho học sinh nghiên cứu. - Tài liệu: Có sẵn hay giáo viên cung cấp,thư viện, mạng internet, bạn bè... - Các công cụ hỗ trợ: phần mềm máy tính, máy ảnh, máy quay phim, ghi âm... Bước 2: Thiết kế bài học theo dự án: * Thiết kế tình huống dự án - Tình huống dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng kiến thức theo nội dung bài học. - Dự án là vấn đề hướng đến thế giới thực phát sinh nhiều giả thuyết, cần sự nỗ lực giải quyết của người học, phù hợp với mục tiêu học tập. - Được xây dựng trên kiến thức và kĩ năng sẵn có, thúc đẩy sự phát triển và khả năng nhận thức của học sinh. - Khi thiết kế ý tưởng dự án, nên chú ý đến các vấn đề thực tế và các vấn đề mà học sinh muốn tìm hiểu. * Thiết kế mục tiêu: theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình và những kỹ năng tư duy bậc cao. * Xây dựng nội dung kịch bản và hình thức sản phẩm của dự án. * Thiết kế bộ khung câu hỏi: 3 dạng + Câu hỏi khái quát: Câu hỏi có tính mở rộng, có tính liên môn, đề cập đến ý tưởng lớn, khái niệm... + Câu hỏi bài học: Thể hiện mức độ hiểu, những khái niệm cốt lõi của dự án, có đáp án mở, lôi cuốn học sinh khám phá ý tưởng cụ thể đối với từng chủ đề, môn học, bài học. + Câu hỏi nội dung: Mang tính thực tiễn cao, bám sát chuẩn và mục tiêu, đề ra giúp học sinh xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”...giúp học sinh tập trung những thông tin sát với chủ đề và mục tiêu bài học. Khi xây dựng câu hỏi phải : + Căn cứ vào mục tiêu đề ra. + Thiết kế những câu hỏi, vấn đề thực tiễn định hướng người học tiếp cận, tư duy về những khái niệm chính. 9 Bước 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thành lập nhóm - Học sinh lựa chọn các tiểu chủ đề yêu thích, thành lập các nhóm, phân công nhóm trưởng thư kí của mỗi nhóm. Mỗi nhóm phải kê khai thông tin của các thành viên trong nhóm (sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, khả năng học tập, số điện thoại, email...). Các học sinh được tập hợp vào mỗi nhóm cần phải tương đồng về khả năng thực hiện các hoạt động học tập. - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: Các nhóm lập kế hoạch nghiên cứu, phân công nhiệm vụ...dưới sự hướng dẫn của giáo viên, xác định những việc cần làm, thời gian. Dự trù vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành, phân công công việc - Làm bảng phân công nhiệm vụ: Tên thành viên, nhiệm vụ, thời gian hoàn thành - Lưu ý học sinh: Các nội dung kiến thức cần sự chính xác, khoa học, phân tích, tổng hợp thông tin nên giao cho các bạn khá giỏi; Phần thiết kế và trình bày sản phẩm giao cho những bạn có năng khiếu về thẩm mỹ; năng khiếu thuyết trình. Trong nhóm cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ nhau hình thành các kĩ năng cần thiết như tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin ... - GV định hướng HS lập sơ đồ tư duy,cách thuyết trình, cách làm các trò chơi..., cách phân công nhiệm vụ, xác định sản phẩm dự án, những công việc cần làm để hoàn thành công việc. Cung cấp công cụ đánh giá và bộ tài liệu hỗ trợ. - Mỗi học sinh phải thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ trong hoạt động nhóm + Thực hiện nhiệm vụ cá nhân: Tất cả học sinh tự nghiên cứu mục tiêu, nội dung của bài học theo câu hỏi gợi ý của giáo viên. Thu thập tài liệu. Đóng góp ý tưởng và cách giải quyết nhiệm vụ cho nhóm. + Thực hiện nhiệm vụ nhóm: Sau khi học sinh lựa chọn chủ đề ở các nhóm, Các thành viên của nhóm sẽ thực hiện nhiệm vụ nhóm theo kế hoạch đã đề ra và cùng làm ra sản phẩm của dự án qua kiến thức lý thuyết và các phương án được thử nghiệm trong thực tiễn Bước 3: Thực hiện dự án Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, phương án giải quyết vấn đề được thực nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. 1.4.3. Giai đoạn 3: Báo cáo, đánh giá dự án Bước 1: Trình bà y sản phẩm của dự án Kết quả của dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo, bài báo...Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành, 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_day_hoc_du_an_de_phat_trien_n.pdf