Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 THPT

pdf 80 trang sk10 04/06/2024 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 
 -------  ------- 
 BBBBB 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN 
NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC 
 CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH LỚP 10 THPT 
 Tác giả : Hồ Thị Quế 
 Đơn vị : Trường THPT Quỳnh Lưu 3 
 Tổ bộ môn : Tự nhiên 
 Năm thực hiện : 2021 
 Số điện thoại : 0972 726 119 
 NĂM HỌC: 2020 - 2021 
 2.1. Vị trí, mục tiêu, cấu trúc nội dung chương chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 THPT
 ................................................................................................................................. 15 
2.1.1. Vị trí chương oxi – lưu huỳnh trong chương trình Hóa học 10 THPT ........ 15 
2.1.2. Mục tiêu chương oxi – lưu huỳnh hóa học 10 .............................................. 15 
2.1.3. Những điểm lưu ý về nội dung và phương pháp dạy học trải nghiệm chương 
Oxi – lưu huỳnh hóa học 10. ................................................................................... 16 
2.2. Xây dựng một số giáo án chủ đề dạy học trải nghiệm để phát triển NLHT của 
học sinh .................................................................................................................... 17 
2.2.1. Giáo án 1: Oxi, ozon với sự sống .................................................................. 17 
2.2.2. Giáo án chủ đề 2: Hợp chất của Lưu huỳnh (Sử dụng trong dạy học luyện tập)
 ................................................................................................................................. 25 
2.3. Thiết kế công cụ và phương án đánh giá kết quả học tập của HS ................... 33 
2.3.1 Bộ công cụ đánh giá NLHT của HS. ............................................................. 33 
2.3.2 Phương án đánh giá ........................................................................................ 36 
2.4.2. Thang đánh giá NLHT giải quyết vấn đề ...................................................... 36 
2.4.3. Thiết kế bảng kiểm quan sát.......................................................................... 39 
2.4.4. Thiết kế phiếu hỏi .......................................................................................... 43 
2.4.5. Thiết kế bài kiểm tra ..................................................................................... 43 
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 47 
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 47 
3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 47 
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................. 47 
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .................................................................... 47 
3.3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 47 
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 48 
3.3.1. Kết quả đánh giá trước khi thực hiện các biện pháp ..................................... 48 
3.3.2. Kết quả đánh giá qua bài kiểm tra ................................................................. 48 
3.3.3. Kết quả đánh giá sự phát triển NLHT của HS thông qua bảng kiểm quan sát
 ................................................................................................................................. 49 
3.4. Khảo sát ý kiến học sinh sau thực nghiệm ....................................................... 50 
PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................... 52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 
 DANH MỤC VIẾT TẮT 
TN : Trải nghiệm 
NLHT : Năng lực hợp tác 
HĐTN : Hoạt động trải nghiệm 
HS : Học sinh 
GV : Giáo viên 
THPT : Trung học phổ thông 
DHTN : Dạy học trải nghiệm 
DH : Dạy học 
PPDH : Phương pháp dạy học 
GQVĐ : Giải quyết vấn đề 
HSHT : Hồ sơ học tập 
GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo 
CLB : Câu lạc bộ 
PHT : Phiếu học tập 
ĐC : Đối chứng 
THN : Thí nghiệm 
 Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số khái niệm, vấn đề có liên quan, làm cơ 
sở lí luận và thực tiễn để phát triển NLHT cho HS thông qua dạy học trải nghiệm 
chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 THPT. 
 Đề xuất một số biện pháp phát triển NLHT giải quyết vấn đề cho HS và vận 
dụng chúng trong dạy học trải nghiệm một số bài chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 
THPT. 
 Đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung xây dựng dạy học trải nghiệm, xây 
dựng một đề tài dạy học trải nghiệm cho môn Hóa học chương oxi – lưu huỳnh và 
phương pháp tổ chức thực hiện. 
 Thiết kế bộ công cụ đánh giá hiệu quả DHTN trong dạy học chương oxi – lưu 
huỳnh nhằm tiếp cận NLHT giải quyết vấn đề của HS. 
 Xây dựng hệ thống tư liệu dạy học phần hoá học chương oxi – lưu huỳnh, hỗ 
trợ GV và HS trong DHTN. 
 Xây dựng một số giáo án bài dạy có sử dụng DHTN chương oxi – lưu huỳnh 
lớp 10 THPT và tiêu chí đánh giá NLHT của HS. 
 2 1.1.2. Đặc điểm của dạy học trải nghiệm 
 DHTN mang những đặc điểm cụ thể sau. 
 - DH thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS. Trong quá trình DH, 
người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông 
qua đó họ tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp 
thu những tri thức đã được GV sắp đặt. 
 - DH chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Trong các PPDH thì cốt lõi là 
dạy HS phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, 
kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn 
có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội. 
 - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Học tập hợp tác 
làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất 
hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Mô 
hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các HS quen dần 
với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. 
 - Phát triển kĩ năng mềm, kĩ năng sống. Kỹ năng là các khả năng có được qua 
học tập và rèn luyện. Kỹ năng không phát triển đơn lẻ mà đồng thời đạt được thông 
qua các chương trình rèn luyện và phát triển chung hướng đến mục tiêu phát triển 
toàn diện theo khung kỹ năng sống 4H 
 Khung kỹ năng sống 4H là phương pháp tiếp cận và phân loại kỹ năng cần 
thiết cho cuộc sống. Theo đó, kỹ năng sống được chia thành 4 nhóm lớn: 
 Kỹ năng cho "cái đầu" (Head): Kỹ năng tư duy, kỹ năng quản lý. 
 Kỹ năng cho đôi tay (Hand): Kỹ năng làm việc, kỹ năng cống hiến - đóng góp. 
 Kỹ năng cho trái tim (Heart): Kỹ năng chăm sóc - chia sẻ, kỹ năng giao tiếp - 
duy trì và phát triển các mối quan hệ. 
 Kỹ năng cho sức khỏe (Health): Kỹ năng sống khỏe về thể chất và tinh thần. 
 - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong DH, việc đánh giá 
HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của 
trò mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của GV. 
Trong phương pháp tích cực, GV phải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá 
để tự điều chỉnh cách học. 
1.1.3. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm 
 Trong chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành năm 2018, đưa ra 
bốn hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ yếu là hình thức khám phá; hình 
thức thể nghiệm, tương tác; hình thức cống hiến; hình thức nghiên cứu. 
 Hình thức khám phá: Có nhiều hình thức mang tính khám phá như thực tế, thực 
địa, tham quan, cắm trại hay trò chơi. Những hình thức này tạo cơ hội cho HS trải 
 4 GV cần phân tích, hiểu rõ và xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài học 
dựa trên chương trình do Bộ Giáo dục biên soạn. Điều này là cơ sở giúp GV chọn 
lựa nội dung cần giảng dạy trong mỗi trải nghiệm. 
 Bước 3:Thiết kế lập kế hoạch giảng dạy 
 Sau khi tìm hiểu HS, xác định nội dung, mục tiêu, PPDH và phương tiện DH, 
GV tiến hành thiết kế kế hoạch DH cho tiết học gồm các nội dung sau: 
 - Chuẩn bị phiếu học tập nhằm củng cố kiến thức đã học liên quan đến nội dung 
sắp được học. 
 - Chuẩn bị những câu hỏi nhằm điều tra kiến thức đã có của HS về bài học. 
Việc điều tra này nhằm xác định: HS có những kiến thức cơ sở cần thiết cho việc 
nghiên cứu bài học mới hay chưa? Những quan niệm ban đầu này tạo thuận lợi hay 
có cản trở gì đến việc lĩnh hội kiến thức mới? 
 - Dự đoán những khó khăn, chướng ngại, thất bại mà HS có thể gặp phải khi 
học bài mới. Để dự đoán chính xác thì GV phải dựa vào kinh nghiệm giảng dạy và 
chú ý đến đặc điểm riêng của từng lớp. Kết quả công việc này sẽ giúp GV xây dựng 
các tình huống học tập khác nhau, hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng HS trong 
lớp. 
 - Xây dựng những tình huống DH và những phương án xử lý tình huống. Các 
tình huống được xây dựng kết hợp chặt chẽ với nhau. Kết quả tri thức mà HS tự trải 
nghiệm kiến thức hay qua tương tác với nhóm trong tình huống này là cơ sở để giải 
quyết tình huống kế tiếp theo định hướng chung của bài học. 
 - Viết giáo án dạy học: Giáo án là kế hoạch hoạt động chi tiết cho một tiết học 
được GV chuẩn bị và thực hiện nhịp nhàng, hợp lý, sáng tạo trong lớp học nhằm 
giúp HS chiếm lĩnh tri thức. Viết giáo án là bước cuối cùng của thiết kế kế hoạch 
DH. Trong giáo án, các yếu tố nội dung, mục tiêu, phương pháp được tích hợp thành 
một thể thống nhất. 
 Bước 4: Trải nghiệm (thu thập thông tin) 
 GV triển khai cho HS tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chủ đề trong một ví 
dụ minh họa cụ thể. 
 - Tìm hiểu kiến thức đã có của HS liên quan đến bài học. 
 GV có thể thực hiện việc này bằng cách sử dụng các câu hỏi được chuẩn bị từ 
trước. Nếu GV sử dụng nhiều câu hỏi thì in thành phiếu học tập và yêu cầu HS trả 
lời cá nhân hay nhóm. Nếu GV sử dụng ít câu hỏi thì có thể hỏi trước lớp và yêu cầu 
HS trả lời. Nếu GV đã dự đoán được những khó khăn, chướng ngại mà HS sẽ gặp 
phải thì không cần thực hiện việc này. 
 - Tổ chức cho HS tiếp xúc với các tình huống học tập. 
 Các tình huống học tập được GV in thành các phiếu học tập hay trình bày trước 
lớp. HS nhận phiếu học tập và tìm hướng giải quyết các vấn đề được nêu ra. 
 6 của bản thân, biến mâu thuẫn đó thành vấn đề cần giải quyết dựa trên khả năng của 
bản thân trong việc tìm tòi, khám phá, tổng hợp và xử lí thông tin từ nhiều nguồn 
khác nhau. Hiệu quả của việc hợp tác giải quyết vấn đề phụ thuộc vào khả năng cộng 
tác của các thành viên trong nhóm trong các tình huống hợp tác. 
1.2.2. Cấu trúc của NLHT 
 Theo “lí thuyết dạy và học các kĩ năng của thế kỉ 21” (ATC21S), Griffin và 
Care đã đề xuất cấu trúc của NLHT giải quyết vấn đề theo một cách tiếp cận khác 
như sau: 
 Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề 
 Năng lực Năng lực 
 xã hội nhận thức 
 Điều chỉnh 
 Sự tham gia 
 nhiệm vụ 
 Nêu ý kiến 
 Điều chỉnh Xây dựng 
 xã hội kiến thức 
 Mô hình cấu trúc này cho thấy cách nhìn nhận rành mạch hơn về NLHT giải 
quyết vấn đề, là cơ sở tốt để xây dựng các khung tiêu chí đánh giá. Các năng lực 
thành phần sẽ được thể hiện xuyên suốt quá trình nhóm thực hiện giải quyết vấn đề. 
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NLHT 
 Một yếu tố chính góp phần vào sự thành công của quá trình hợp tác giải quyết 
vấn đề là khả năng giao tiếp của các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên cần biết 
cách biểu đạt để các thành viên khác trong nhóm hiểu được quan điểm, nhu cầu của 
bản thân, từ đó cùng thảo luận và đi đến sự thống nhất chung. 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_day_hoc_trai_nghiem_de_phat_t.pdf