Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học phổ thông qua một số bài giảng Địa lí lớp 10

docx 54 trang sk10 29/03/2024 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học phổ thông qua một số bài giảng Địa lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học phổ thông qua một số bài giảng Địa lí lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học phổ thông qua một số bài giảng Địa lí lớp 10
 MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG ...........................................................................................4
1. Cơ sở lí luận..........................................................................................................4
1.1. Khái quát về dạy học phát triển phẩm chất năng lực.........................................4
1.2. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất năng lực của 
học sinh trung học phổ thông trong môn Địa lí........................................................4
2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................5
2.1. Khả năng vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kỹ thuật tranh luận nhằm phát 
triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Trung học phổ thông..................................5
2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển phẩm chất, 
năng lực cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay....................................6
2.3. Nguyên nhân......................................................................................................9
3. Thiết kế các bài học sử dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép và kĩ thuật tranh 
luận nhằm nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong dạy học Địa lí 
lớp 10......................................................................................................................10
3.1. Kĩ thuật các mảnh ghép ...................................................................................10
3.2. Kĩ thuật kỹ thuật tranh luận .............................................................................10
3.3 . Các bước thực hiện.........................................................................................11
4. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................23
4.1. Mục đích thực nghiệm.....................................................................................23
4.2. Nội dung thực nghiệm. ....................................................................................23
PHẦN III: KẾT LUẬN ........................................................................................46
1. Kết luận ..............................................................................................................46
2. Ý nghĩa của đề tài...............................................................................................46
3. Bài học kinh nghiệm...........................................................................................47
4. Những ý kiến đề xuất.........................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................48
PHỤ LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Có thể nói dạy và học chính là một nghệ thuật, người giáo viên khi lên lớp 
cũng giống như người nghệ sĩ khi lên sân khấu, để thu hút được sự chú ý của khán 
giả thì ngoài năng khiếu ra còn đòi hỏi cả một nghệ thuật. Để giờ giảng của mình 
trở nên sinh động và học sinh có thể tiếp thu một cách có hiệu quả và đặc biệt có 
thể phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh nói chung, học sinh trung học phổ 
thông nói riêng thì một yếu tố không thể thiếu được là năng lực sư phạm của giáo 
viên, hay nói cách khác là phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng truyền thụ.
 Mặt khác, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra hiện nay cho ngành giáo 
dục là đào tạo ra những con người đáp ứng được những yêu cầu của đất nước 
trong công cuộc đổi mới. Vì vậy, việc cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp dạy 
học đang ngày càng nhận được sự quan tâm lớn của toàn xã hội.
 Luật Giáo dục năm 2005 nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp 
dạy và học theo hướng tích cực (Luật giáo dục 2005 – điều 28). Trong việc đổi 
mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực thì phương pháp học của học 
sinh là mối quan tâm hàng đầu.
 Cũng như các môn khoa học khác, nằm trong yêu cầu đổi mới chung của 
ngành giáo dục, môn Địa lí đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần phát triển 
phẩm chất, năng lực cho học sinh nói chung, học sinh trung học phổ thông nói 
riêng. Địa lí là một môn khoa học có cả tự nhiên và xã hội, nằm trong hệ thống 
giáo dục phổ thông, cung cấp cho con người tri thức khoa học Địa lí, kĩ năng cơ 
bản, hiện đại, gắn liền với đời sống của con người. Tạo điều kiện cho học sinh 
phát triển tư duy, phát triển các kĩ năng trong cuộc sống. Từ đó, vấn đề quan trọng 
không chỉ là “Học sinh nên biết gì ?” mà thêm vào đó là “Điều gì xảy ra với học 
sinh?” khi các em tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên cần quan tâm đến quá 
trình học tập, đến việc xây dựng kiến thức của người học. Giáo viên cần lựa chọn 
phương pháp và kĩ thuật giảng dạy thích hợp nhất để học sinh lĩnh hội được kiến 
thức bài học một cách sâu sắc và bền vững.
 Tuy nhiên, chúng tôi thấy đa số các giáo viên chưa cập nhật và chưa ứng dụng 
vào thực tế bài dạy một cách có hiệu quả, một số giáo viên còn giảng dạy theo lối 
truyền thống, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Một số giáo viên khác 
mặc dù có nhận thức đúng về việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học để đáp 
ứng yêu cầu đổi mới, nhưng họ lại hiểu sai cách làm nên còn hời hợt, đối phó, vì 
vậy hiệu quả chưa cao.
 Bản thân chúng tôi sau khi được tập huấn, nghiên cứu kĩ các tài liệu liên 
quan, thấm nhuần tầm quan trọng và ưu điểm của việc đổi mới phương pháp và kĩ 
thuật dạy học cho học sinh trung học phổ thông, chúng tôi đã ứng dụng ngay và kết 
quả mang lại rất cao, học sinh rất hứng thú học tập môn Địa lí, góp phần phát triển 
được phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học phổ thông.
 1 3.3. Thời gian nghiên cứu đề tài
 Từ năm học 2019- 2020 đến năm học 2020-2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối 
hợp các phương pháp:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu khoa 
học. Việc thu thập những thông tin phong phú sẽ giúp cho việc nhận định vấn đề 
toàn diện, khái quát về nội dung nghiên cứu. Các nguồn tài liệu được sử dụng 
trong đề tài tương đối đa dạng, phong phú như từ tài liệu tập huấn giáo viên về sử 
dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 
trung học phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo; Bộ tài liệu dạy và học tích cực - 
Dự án Việt – Bỉ của nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội; Các đề tài khoa học về 
đổi mơi phương pháp dạy học, kí thuật dạy học tích cực nói chung và kĩ thuật nhả 
ghép, kĩ thuật tranh luận nói chung; Nguồn từ internet; Sách giáo khoa Địa lí 
10.v.v
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
 Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, các tác giả tiến hành phân tích, đánh giá, 
tổng hợp, so sánh, nhằm làm nổi bật nội dung nghiên cứu.
4.3. Nhóm các phương pháp thực nghiệm sư phạm
 - Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy.
 - Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh.
 - Phương pháp điều tra tổng hợp toán học
 - Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận trong thực tế giảng dạy
 3 thông tin và liên hệ thực tế; Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; Vận 
dụng tri thức Địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
1.2.2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh 
trong môn Địa lí.
a. Phương pháp dạy học và giáo dục.
 Phương pháp dạy học và giáo dục được hiểu là cách thức, con đường hoạt 
động chung giữa người dạy và người học, trong những điều kiện dạy học, giáo dục 
xác định, nhằm đạt tới mục tiêu dạy và học đã được xác định.
b. Kĩ thuật dạy học.
 Là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào các phương 
tiện, thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dưỡng hay 
có thể nói đó là cách thức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động dạy học, để đảm 
bảo hiệu quả và chất lượng giảng dạy.
 Các kĩ thuật dạy học chưa phải là các phương tiện dạy học độc lập, chúng là 
những thành phần của phương pháp dạy học. Kĩ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất 
của phương pháp dạy học. Trong mỗi phương pháp dạy học có nhiều kĩ thuật dạy 
học khác nhau. Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật dạy học đặc 
thù của từng phương pháp dạy học.
 Ngày nay, trong dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng, để phát 
triển phẩm chất năng lực của học sinh, người ta chú trọng phát triển và sử dụng 
các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo của người học như “Công 
não”, Tia chớp”, “Bể cá” “XYZ”, “Các mảnh ghép”, “Tranh luận”, “Sơ đồ tư 
duy”.v.v Trong đó, kĩ thuật “Các mảnh ghép”, “Tranh luận” là hai kĩ thuật dạy 
học không quá khó để thực hiện và đạt được hiệu quả cao trong dạy học, phát triển 
phẩm chất năng lực của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Khả năng vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm 
phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Trung học phổ thông
 Có thể khẳng định rằng, Địa lí là môn học có nhiều khả năng vận dụng có 
hiệu quả kĩ thuật mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất, 
năng lực cho học sinh Trung học phổ thông vì:
 - Trước hết, xuất phát từ mục tiêu về kĩ năng, nội dung chương trình môn Địa 
lí ở trong trường trung học phổ thông như:
 + Về kĩ năng: Môn Địa lí hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng thu thập, 
xử lí và trình bày thông tin Địa lí; Kĩ năng vận dụng tri thức để tham gia giải quyết 
những vấn đề của cuộc sống, phù hợp với khả năng của học sinh.
 5 Bảng 1. Ý kiến của giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng các phương 
 pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực 
 cho học sinh Trung học phổ thông.
 Mức độ Số lượng giáo viên Tỉ lệ
 Rất quan trọng 74 92,5%
 Quan trọng 6 7,5%
 Không quan trọng 0 0
 Qua quá trình lấy phiếu thăm dò, phân tích kết quả trên, cho thấy rằng, hầu 
hết giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng các phương 
pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho 
học sinh Trung học phổ thông. Tuy nhiên, việc trang bị cho học sinh các năng lực 
cần thiết vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc tìm ra và áp dụng các 
phương pháp và kĩ thuật dạy học thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả dạy học trong 
trường Trung học phổ thông nói chung và trong môn Địa lí nói riêng. Đồng thời, 
góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Trung học phổ thông.
2.2.2. Kết quả khảo sát về mức độ hình thành các phẩm chât và năng lực cho học sinh.
 Khoảng 395 học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Duy Trinh (43 học 
sinh lớp 10A, 44 học sinh lớp 10A1, 44 học sinh lớp 10A2, 44 học sinh lớp 10A3, 
45 học sinh lớp 10A4, 43 học sinh lớp 10A5, 45 học sinh lớp 10D, 44 học sinh lớp 
10D1, 43 học sinh lớp 10D3) mức độ hình thành các phẩm chât và năng lực cho 
học sinh trong môn Địa lí. (Phụ lục 1: Phiếu tổng hợp kết quả khảo sát điều tra 
về mức độ hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh qua môn Địa lí. (Lần 
1) - Mẫu số 1 và Phụ lục 2: Phiếu tổng hợp kết quả khảo sát điều tra về mức độ 
hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh qua môn Địa lí. (Lần 1) - Mẫu số 
2)
 Kết quả tổng hợp khảo sát như sau:
 * Về phẩm chất:
 - Yêu nước:
 + Số học sinh nhận loại tốt: 350 em (Đạt tỷ lệ: 88.6 %)
 + Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 45 em (Đạt tỷ lệ: 11,4 %)
 + Số học sinh nhận loại yếu: không có (Đạt tỷ lệ: 0 %)
 - Nhân ái:
 + Số học sinh nhận loại tốt: 92 em (Đạt tỷ lệ: 23,3 %)
 + Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 128 em (Đạt tỷ lệ: 32,4 %)
 + Số học sinh nhận loại yếu: 175 em (Đạt tỷ lệ: 44,3 %)
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ki_thuat_cac_manh_ghep_va_ki.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm ch.pdf