Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử lớp 10

doc 31 trang sk10 10/08/2024 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử lớp 10
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
1. 1. Lý do chọn đề tài
 Ngày nay cuộc sống đang thay đổi và tiến lên từng giờ. Đó là sự phát 
triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của nền văn minh tin học, sự phát triển 
của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Đây là cơ 
hội và cũng là thách thức đối với đất nước ta. Trong khi đó chúng ta đang gặp 
nhiều khó khăn trở ngại do chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo còn đang 
thấp hơn so với yêu cầu của sự phát triển đó.
 Mặt khác, trong xu thế hội nhập với thế giới, bên cạnh những nền văn hoá 
tiến bộ, có rất nhiều mảng văn hoá đen vẫn còn len lỏi và dễ dàng lan nhanh 
trong giới trẻ. Điều đó dẫn đến bản sắc dân tộc đang dần mất đi, mà nhiều người 
Việt Nam lại đang quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc. Vì vậy, một trong những 
vấn đề trọng tâm của nước ta là đầu tư phát triển nhân tố con người, tức là đầu 
tư cho giáo dục và đào tạo để tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn 
diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với 
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách và phẩm chất 
năng lực của công dân, nhất là bản lĩnh văn hoá vững vàng trước sự hội nhập. 
Môn lịch sử có vai trò không nhỏ góp phần thực hiện nhiệm vụ trên.
 Có thể nói học môn lịch sử ngoài việc để “ cho tường gốc tích nước nhà 
Việt Nam” thì lịch sử còn cung cấp cho học sinh nhiều kĩ năng quan trọng khác 
như: phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng hợp đánh giá quá khứ hiện tại, tương lai 
một cách đúng đắn phù hợp với thời cuộc. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy chất 
lượng học môn lịch sử của học sinh các trường THPT nói riêng, các cấp học nói 
chung còn nhiều điều đáng bàn, đặc biệt là ở miền núi. Những năm gần đây kết 
quả thi tốt nghiệp THPT và xét đại học môn lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng 
ta một vấn đề: Tại sao lại như vậy? làm cách nào để khắc phục tình trạng này?
 Về phía học sinh, các em không thích học môn lịch sử vì cho rằng đó là 
môn phụ, không quan trọng lại có quá nhiều mốc thời gian và sự kiện khô khan, 3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Hoàng Thị Duyên 
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đồng Đậu, huyện Yên Lạc
- Số điện thoại:0975695415Email: hoangthiduyen.c3dongdau@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Hoàng Thị Duyên giáo viên Trường THPT Đồng Đậu, huyện Yên Lạc, tỉnh 
Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 
- Sáng kiến có thể được sử dụng để xây dựng giáo án dạy học theo phương pháp 
đổi mới dạy và học, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tích tích cực chủ động 
sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức trong môn Lịch sử. 
- Khi xây dựng sáng kiến vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử
+ Giáo viên: Chủ động sử dụng phương pháp dạy học mới. Giáo viên tự xây 
dựng nội dung phù trình độ nhận thức của từng lớp từ đó phát huy khả năng 
sáng tạo của giáo viên.
+ Học sinh: Hiểu, lý giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng 
của các nội dung ; tăng cường khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải 
quyết những vấn đề khác trong học tập và thực tiễn. Tâm lí thoải mái cho học 
sinh trong các buổi học, các em được chủ động làm việc trong các giờ học. 
Thông qua hoạt động trao đổi giữa các học sinh rèn luyện cho các em kĩ năng 
hợp tác trong giải quyết các vấn đề.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
 Sáng kiến được chúng tôi áp dụng từ tháng 9 năm 2018 tại trường THPT
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
a. Thuận lợi.
- Tình hình chung về giảng dạy môn lịch sử ở trường: Đội ngũ giáo viên trẻ, 
khoẻ, nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Có những giáo viên có kinh nghiệm 
nên thông qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp cho bản thân 
rút nhiều kinh nghiệm quý báu để vận dụng khi lên lớp. quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học 
sinh.
 Kĩ thuật kể chuyện được sử dụng trong dạy học nói chung và trong dạy 
học lịch sử nói riêng. Bằng việc dùng lời nói kết hợp hình ảnh để diễn tả một 
cách sinh động, hấp dẫn về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu 
chuyện được kể trong giờ học lịch sử có liên quan đến những mảnh sự kiện, biến 
cố lịch sử, nhân vật lịch sử hoặc để giải thích cho một cái tên, một địa danh, một 
khái niệm, một thuật ngữ có liên quan đến nội dung bài học.
 Mỗi sự kiện, nhân vật, địa danh đều có ý nghĩa riêng về mặt ngôn ngữ, 
văn hóa lịch sử. Việc ghi nhớ chúng theo những câu chuyện thú vị đi kèm, giúp 
học sinh nhớ dữ liệu không phải bằng cách "học thuộc" mà là nhận thức giá trị 
của chúng.
 Giáo viên sử dụng kĩ thuật kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà 
còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch 
sử, rút ra bài học lịch sử. Việc lồng ghép kể các câu chuyện, các giai thoại lịch 
sử trong bài dạy sẽ được học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, 
ghi nhớ sự kiện, có ấn tượng mạnh và ngưỡng mộ về nhân vật. Qua đó, thực 
hiện tốt việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hình thành thói quen tư duy, 
ghi nhớ sự kiện thông qua việc liên tưởng tới các câu chuyện được kể, khắc sâu 
hơn nội dung lịch sử, vấn đề lịch sử. Từ đó, mang lại hiệu quả rõ rệt cho giờ học 
lịch sử 
7.2.2. Những nguyên tắc cần tuân thủ trong sử dụng câu chuyện, giai thoại 
lịch sử trong dạy học lịch sử
 Để sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử 
một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú 
học tập cho học sinh, đỏi hỏi giáo viên phải tuân thủ 1 một số nguyên tắc sau:
 - Nguyên tắc đảm bảo tính cơ bản, khoa học.
 - Có nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện lịch sử nhưng điều quan trọng là 
giáo viên phải xác định đúng những câu chuyện có liên quan đến các sự kiện mà 
bài học cần đáp ứng. Kể chuyện liên quan đến sự hình thành và phát triển chế độ phong kiến 
Trung Quốc, từ khi nhà Tần sáng lập năm 221 TCN và kết thúc vào năm 1911 
dưới triều đại Mãn Thanh, giáo viên sử dụng chuyện kể về quy luật thịnh suy 
của chế độ phong kiến Trung Quốc thông qua các vị hoàng đế như Tần Thủy 
Hoàng, Võ Tắc Thiên, Chu Nguyên Chương hoặc về học thuyết Nho giáo tồn 
tại hàng ngàn năm của Khổng Tử và sự ảnh hưởng của nó ra bên ngoài. Sự xuất 
hiện và thành tựu của thơ Đường và tiểu thuyết Minh- ThanhGiúp học sinh 
hiểu được những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam
Chương 4: Ấn Độ thời phong kiến 
 Giáo viên có thể sưu tầm các câu chuyện về văn hóa truyền thống Ấn Độ: 
Sự ra đời của chữ viết, nguồn gốc và sự phát triển của đạo Phật, đạo Bàla 
môn,Đông Nam Á thời phong kiến, giúp học sinh hiểu được Ấn Độ là một nước 
có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với Trung Quốc có ảnh hưởng sâu 
rộng ở châu Á và Thế giới.
Chương 5: Đông Nam Á thời phong kiến
 Kể chuyện liên quan đến sự hình thành của vương quốc Lào và 
Campuchia, về văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến. Thông qua việc tìm hiểu 
quá trình phát triển của lịch sử, tính chất tương đồng về địa lý- lịch sử văn hóa 
của khu vực và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á, giáo dục học 
sinh tinh thần đoàn kết, hợp tác lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực.
Chương 6: Tây Âu thời trung đại 
 Kể chuyện giúp học sinh thấy được quá trình hình thành xã hội phong 
kiến châu Âu, hiểu khái niệm “lãnh địa” và đặc trưng của kinh tế lãnh địa, sự 
xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại. Về các cuộc phát kiến địa lý và hệ 
quả hay những thành tựu của văn hóa phục hưng. Thông qua các tư liệu lịch sử 
giáo dục cho học sinh tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới, tinh thần đoàn kết 
các dân tộc, giúp học sinh hiểu được giá trị của lao động, căm ghét bọn bóc lột. 
Giáo dục học sinh biết quý trọng các di sản văn hóa dân tộc trên thế giới, đồng 
thời có các hiểu biết về văn hóa châu Âu Giáo viên giúp học sinh hiểu tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, 
văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỉ XIX dưới vương triều Nguyễn thông qua các 
tư liệu lịch sử.
 Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại
Chương 1: Các cuộc cách mạng tư sản.
 Tư liệu về lịch sử nước Mĩ, vì sao mà Mĩ làm cách mệnh, kể chuyện về 
nhân vật Oasinhtơn người chỉ huy cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang 
thuộc địa Anh ở Bắc mĩ, góp phần khai sinh ra nước Mỹ
 Rôbexpie- linh hồn của cách mạng tư sản Pháp.
 Giúp học sinh có những nhận thức đúng về mặt tích cực và hạn chế của 
Cách mạng tư sản. Biết trân trọng những quan điểm tiến bộ của Triết học ánh 
sáng trong cuộc tấn công vào thành trì phong kiến, dọn đường cho cách mạng 
bùng nổ, về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.
Chương 2: Các nước Âu- Mĩ từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
 Giáo viên có thể kể về sự ra đời của máy hơi nước, đầu máy xe lửa, tàu 
thủy Phơn-tơn, về công cuộc thống nhất Đức, Ý, về Bi-xmac, Ga-đi-ban-đi, 
về các thành tựu của khoa học- kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và vai 
trò của nó đối với sự phát triển của lịch sử.
7.2.3.2. Một số hình thức kể chuyện lịch sử trong chương trình ngoại khoá. 
 Trong bài ngoại khóa môn lịch sử, giáo viên có thể tổ chức một buổi 
tham quan học tập ở bảo tàng lịch sử đối với học sinh ở các trung tâm thành phố. 
Đối với học sinh các trường do điều kiện về kinh tế, về địa lý gặp nhiều khó 
khăn, giáo viên có thể tổ chức một bài ngoại khóa với hình thức kể chuyện lịch 
sử về một nội dung, sự kiện, vấn đề hoặc nhân vật lịch sử.
* Thứ nhất: sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử để tạo biểu tượng về 
nhân vật lịch sử.
 Đi cùng với các sự kiện lịch sử thường gắn với 1 nhân vật lịch sử cụ thể. 
Những anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn 
Trãi, Nguyễn Huệ Những nhân vật này có vai trò rất lớn với lịch sử dân tộc 
do vậy trong dạy học giáo viên không thể lướt qua, bỏ qua mà phải khắc hoạ, tạo Bầy người nguyên thủy
 Bầy người nguyên thủy là tập hợp một nhóm người từ 5 đến 7 gia đình. 
Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang. Bấy 
giờ chưa có những quy định xã hội nên người ta gọi những hợp quần xã hội đầu 
tiên này là “ bầy người nguyên thủy”. Bầy người nguyên thủy có người đứng 
đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Họ vẫn còn 
sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ”- một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh triền 
miên hàng triệu năm. Giáo viên có thể kết hợp lời nói kể về việc con người phát 
hiện ra lửa( từ các vụ cháy rừng hoặc núi lửa phun trào, con người biết dùng lửa 
để sưởi ấm và nướng chín thức ăn), sau đó biết giữ lửa, tạo ra lửa bằng cách cọ 
xát hai hòn đá vào nhau. Sự xuất hiện của lửa đã thể hiện bước tiến lớn trong đời 
sống bầy người nguyên thủy. 
 Có nhiều hình thức tổ chức ngoại khóa, trong đó, kể chuyện lịch sử là một 
hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có hiệu quả giáo dục cao. Giáo viên có 
thể cho học sinh chọn các chủ đề hoặc vấn đề mình yêu thích, sau đó chuẩn bị 
theo nhóm rồi trình bày trước lớp.
 Kể chuyện lịch sử không phải là thông báo khô khan, kể chuyện lịch sử 
phải đưa người nghe sống lại quá khứ, như đang được chứng kiến tận mắt. Để 
làm được điều này trước hết học sinh phải chuẩn bị kỹ càng, phải đọc thuộc thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng Triều Lý làm rạng danh 
nước Đại Việt.
 Tóm lại trên đây là một số phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử 
trong dạy học lịch sử chúng tôi đưa ra nhằm tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao 
hiệu quả bài học, truyền đạt kiến thức mới. Trong quá trình vận dụng đòi hỏi 
giáo viên phải có sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở khoa học và điều kiện cụ thể 
của từng lớp học, tiết học....
7.2.4. Một số câu chuyện, giai thoại lịch sử sử dụng trong dạy học lịch sử 
lớp 10
 Trên cơ sở xác định nội dung cơ bản của bài, của chương và nguồn 
giai thoại lịch sử, chuyện kể lịch sử thu thập được chúng tôi chọn lọc một số 
mẩu chuyện, giai thoại phù hợp với kiến thức cơ bản với nội dung bài dạy đã 
xác định.
 Bài 3- Lịch sử lớp 10: “Các quốc gia cổ đại phương Đông” giáo 
viên kể câu chuyện: người Ai Cập cổ đã xây dựng Kim tự tháp như thế nào?
 Kim tự tháp- Ai Cập (nguồn: Google )
 Trong số 67 Kim tự tháp còn lại ở Ai Cập thì Kim tự tháp Khê-ốp là 
Kim tự tháp lớn nhất ( Mỗi cạnh đáy dài 232m, bốn mặt hình tam giác cân, đỉnh 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ki_thuat_ke_chuyen_trong_gio.doc