Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

docx 23 trang sk10 29/03/2024 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
 MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu... 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu.. 2
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài. 2
PHẦN NỘI DUNG. 4
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc vận dụng kiến thức địa lí
địa phƣơng.. 4
1.1. Cơ sở lý luận. 4
1.2. Cơ sở thực tiễn.. 4
Chƣơng 2. Vận dụng kiến thức địa lí địa phƣơng trong dạy học Địa lí
10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh 6
2.1. Vì sao vận dụng kiến thức địa lí địa phương tạo hứng thú trong học tập 6
2.2. Xác định mức độ cần vận dụng kiến thức địa lí địa phương vào bài dạy 6
2.3. Quy trình vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 7
2.4. Một số phương pháp vận dụng kiến thức địa lí địa phương 7
2.4.1. Phương pháp đàm thoại  8
2.4.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. 9
2.4.3. Phương pháp điều tra, sưu tầm. 11
2.4.4. Phương pháp cho bài tập vận dụng và nghiên cứu 12
2.4.5. Sử dụng trò chơi trong dạy học. 14
2.4.6. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 15
2.5. Kết quả thực hiện. 17
PHẦN KẾT LUẬN  19
1. Ý nghĩa của đề tài. 19
2. Một số kiến nghị... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 21
PHỤ LỤC
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh 0 - Nghiên cứu, chọn lọc, hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề vận dụng kiến 
 thức thực tiễn dạy học địa lý.
 - Điều tra, phân tích hiện trạng giảng dạy của giáo viên địa lý ở trường THPT.
 - Nghiên cứu xây dựng các phương pháp vận dụng thực tiễn địa phương.
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng những kết quả đã nghiên cứu.
 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
 - Vận dụng kiến thức thực tế Hà Tĩnh vào dạy học Địa lý 10.
 - Học sinh lớp 10.
 3.2. Phạm vi nghiên cứu
 - Áp dụng cho chương trình lớp 10.
 - Giới hạn trong việc giáo viên xây dựng và vận dụng kiến thức thực tế địa lí địa 
 phương vào một số bài dạy.
 + Thời gian: Tiến hành từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019.
 + Không gian: Tại một số lớp 10 trường THPT.
 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
 - Thu thập tài liệu về lý luận dạy học Địa lí, giáo dục học, tâm lý học, SGK, 
 một số tạp chí, báo, tin tức thời sự, Internet... trên cơ sở tổng hợp, chọn lọc, phân tích 
 để đúc kết, hệ thống hóa kiến thức.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp điều tra, phỏng vấn
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp thống kê toán học
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
 5.1. Điểm mới của đề tài
 Đề tài đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và sư phạm địa lý nhưng 
 chủ yếu đề cập đến nội dung còn chung chung và ở các vùng miền khác nhau, chưa 
 nhấn mạnh đến Hà Tĩnh. Đề tài mà tôi trình bày ngoài việc đề cập đến vấn đề nghiên
 Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
 thú học tập cho học sinh 2 PHẦN NỘI DUNG
 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG KIẾN 
 THỨC THỰC TẾ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG
1.1. Cơ sở lý luận
 Kiến thức địa lý địa phương bao gồm kiến thức địa lý một tỉnh (hoặc thành 
phố trực thuộc Trung ương), thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, phường, xã, 
thôn, xóm của tỉnh đó.
 Trên thế giới, có những nước trang bị kiến thức địa lý địa phương cho học sinh 
từ lớp tiểu học và soạn thành một giáo trình riêng, sau đó tiếp tục được nâng cao ở 
các lớp trên. Trong khi ở nước ta kiến thức địa lý địa phương còn quá ít, chỉ được 
dạy một số tiết ở lớp 9 - THCS và lớp 12 – THPT bở i có nhiều khó khăn như: khó 
sắp xếp về mặt thời gian giảng dạy, tài liệu tham khảo thiếu, đồ dùng dạy học không 
đủTuy nhiên, giáo viên vẫn có thể linh động, sáng tạo bằng cách ngoài các tiết dạy 
địa lý địa phương theo quy định của Bộ GD&ĐT, chúng ta có thể cung cấp và bổ 
sung kiến thức đó vào các tiết dạy địa lý ở lớp thông qua các ví dụ, các chứng minh, 
các câu hỏi gợi mở, thậm chí là các bài tập, các bài kiểm tra có liên hệ đến địa 
phương. Giáo viên không chỉ yêu cầu HS lấy các kiến thức địa lý địa phươn g ở 
phạm vi cấp tỉnh (huyện) mà còn khuyến khích lấy các ví dụ gần nơi các em sinh 
sống càng tốt. Điều đó sẽ giúp cho việc dạy và học địa lý trở nên hấp dẫn, hiệu 
quả, thiết thực hơn nhờ vào tính tích cực học tập của HS khi GV biết khơi dậy vốn 
kiến thức thực tế.
1.2. Cơ sở thực tiễn
 - Trong những năm giảng dạy tại trường THPT tôi nhận thấy học sinh, kể cả 
học sinh có học lực khá, giỏi nắm được kiến thức cơ bản nhưng khi vận dụng kiến thức 
đó để trả lời câu hỏi liên quan đến những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày thì lúng 
túng, khó khăn.
 - Địa lí là một môn học mang tính tổng hợp cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội 
nhưng nội dung lại rất gần gũi, gắn bó với thực tế. Tuy nhiên, trong bài dạy khi hỏi học 
sinh về một vấn đề nào đó thì phần lớn các em thường dựa vào SGK để trả lời chứ 
chưa thể hiểu từ ngay trong cuộc sống quanh mình để trả lời hay giải thích cho bài học.
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh 4 CHƢƠNG 2. VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY 
 HỌC ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
2.1. Vì sao vận dụng kiến thức địa lí địa phƣơng tạo hứng thú trong học tập
 Usinxki cho rằng: “Trong học tập không có hứng thú mà chỉ dùng sức mạnh của 
sự cưỡng ép, nó sẽ làm cho óc sáng tạo của người ta ngày thêm mai một, nó sẽ làm cho 
người ta ngày một thờ ơ với loại hình hoạt động này”. Sự hứng thú biểu hiện trước hết 
ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người học sinh. Trong bất cứ lúc nào nếu có 
hứng thú học tập học sinh sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nẩy 
sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo.
 Vậy làm thế nào để tạo ra được hứng thú cho người học? Trong dạy học Địa lí 
có rất nhiều cách, còn bản thân tôi nhận thấy khi dạy phần nội dung kiến thức địa lí mà 
giáo viên lồng ghép với kiến thức địa lí địa phương thì trong quá trình tư duy học sinh 
sẽ có sự gắn kết các kiến thức vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục 
cho bài học, tạo hứng thú học tập cho HS.
2.2. Xác định mức độ cần vận dụng kiến thức địa lí địa phƣơng vào bài dạy
 - Trước hết, giáo viên cần xác định nội dung cần vận dụng địa lí địa phương vào 
từng bài dạy phù hợp vừa đảm bảo nội dung, thời gian hợp lí vừa giúp học sinh dễ hiểu 
và có thể vận dụng bài học vào thực tế.
 - Cùng một đơn vị kiến thức có thể lấy nhiều ví dụ để làm phong phú và rõ thêm 
kiến thức nhưng chúng ta không lấy quá nhiều, vì điều đó sẽ làm loãng kiến thức 
mà nên chọn những ví dụ điển hình, có tác dụng minh hoạ, giải thích rõ nhất cho 
kiến thức bài học.
 - Không nên thay thế hay loại bỏ hoàn toàn các ví dụ có trong SGK bằng các 
kiến thức địa lý địa phương, vì đây là những ví dụ rất điển hình, đặc trưng và nổi 
tiếng trên thế giới, trong nước.
 - Các kiến thức địa lý địa phương đưa vào bài phải phản ánh đúng thực tế của địa 
phương, cập nhật được tình hình mới nhất, giáo dục được tấm lòng yêu quê hương, đất 
nước để học s inh thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng quê 
hương, đất nước giàu đẹp.
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh 6 2.4.1. Phƣơng pháp đàm thoại
 Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức địa lí địa phương 
thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất.
 Quá trình đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu: học sinh so sánh hai sự 
vật, hiện tượng địa lí đã biết; dựa vào cái đã biết để tìm ra cái đang cần biết. Để thực 
hiện được hai yêu cầu này học sinh phải vận dụng các kiến thức đã học, để tìm ra kiến 
thức mới và để liên hệ với thực tế, nếu hệ thống câu hỏi tốt thì vừa phát triển tư duy học 
sinh, vừa giúp HS vận dụng được kiến thức vào thực tế của địa phương mình.
 Ví dụ 1. Bài 9: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”
 Khi dạy xong, giáo viên có thể đặt câu hỏi liên hệ: “Hãy kể tên những dạng địa 
hình ở Hà Tĩnh. Ở tỉnh chúng ta, khu vực ven biển phổ biến nhất dạng địa hình nào? Vì 
sao?”
 - HS trả lời và GV chuẩn kiến thức: Hà Tĩnh có 4 dạng địa hình: vùng núi cao ở 
phía Tây, vùng trung du và bán sơn địa, vùng đồng bằng, vùng ven biển. GV nhấn mạnh 
vùng ven biển Hà Tĩnh địa hình được tạo bởi những đụn cát, các vùng trũng được lấp 
đầy trầm tích hay phù sa được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn cách bãi 
biển. Ngoài ra vùng này còn xuất hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển do kiến tạo 
của dãy Trường Sơn Bắc, nhiều bãi ngập mặn được tạo ra từ nhiều cửa sông, lạch.
 Ví dụ 2. Bài 12: “Khí áp. Một số loại gió chính”
 Khi dạy mục II (Một số loại gió chính), giáo viên có thể nêu câu hỏi liên hệ:
 - Hãy cho biết ở địa phương em có những loại gió nào hoạt động?
 - Khi dạy nội dung gió mùa, giáo viên đặt câu hỏi “Tại sao về mùa hè Hà Tĩnh 
thường có thời tiết khô nóng và oi bức?” sau đó hỏi: “Tại sao cùng thuộc tỉnh Hà Tĩnh 
nhưng vùng biển Lộc Hà luôn có mưa nhiều hơn vùng Hương Khê, Hương Sơn?”. Học 
sinh dựa vào kiến thức về gió mùa trả lời, đặc biệt là việc xác định hướng gió mùa mùa 
hạ, gió mùa mùa đông để giải thích câu hỏi liên hệ thực tế của giáo viên.
 - Khi dạy phần gió địa phương, GV có thể nêu vấn đề: “Em hãy cho biết các ngư dân 
ven biển Lộc Hà, Kỳ Anh, Nghi Xuân đã lợi dụng gió để ra khơi đánh bắt hải sản như 
thế nào?” HS dựa vào kiến thức được học và thực tế để trả lời.
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh 8 Khi dạy bài này ở phần khởi động, giáo viên sử dụng một số mẫu vật là các 
loại nông sản của Hà Tĩnh như: gạo, ngô, khoai lang, mía, lạc, đậu, sắn, ổi, cam, 
bưởi... Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh:
 - Sắp xếp các loại nông sản theo nhóm cây lương thực, cây ăn quả và cây công 
nghiệp.
 - Cho biết vì sao Hà Tĩnh có thể trồng được những loại cây trồng đó?
 - Giá trị kinh tế của từng nhóm sản phẩm là gì?
 Học sinh sắp xếp các sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. Các em trả lời câu 
hỏi và bước đầu hình dung được mỗi loại cây trồng đều có vai trò, đặc điểm sinh thái 
và sự phân bố khác nhau.
 Hình ảnh về việc sử dụng mẫu vật tại lớp học
Ví dụ 3. Bài 37: “Địa lí các ngành giao thông vận tải”
 Khi dạy bài này, giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh minh họa về các loại 
hình giao thông vận tải ở Hà Tĩnh như: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, Cảng nước 
sâu Vũng Áng, Đèo Ngang, Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
 Qua đó học sinh thấy được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với sự phát 
triển giao thông vận tải đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn, phát 
huy thế mạnh đối với ngành giao thông vận tải Hà Tĩnh.
2.4.3. Phƣơng pháp điều tra, sƣu tầm
 Phương pháp điều tra, sưu tầm là phương pháp phổ biến ở các lớp bậc THPT, 
đặc biệt là đối với môn Địa lí, GV có thể sử dụng phương pháp mô tả hoặc trích dẫn
Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_dia_li_dia_phuong_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng thú.pdf