Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài 3 “Các nguyên tố hóa học và nước” – Sinh học 10, cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài 3 “Các nguyên tố hóa học và nước” – Sinh học 10, cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài 3 “Các nguyên tố hóa học và nước” – Sinh học 10, cơ bản
Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa và sự bùng nổ thông tin ở thế kỉ XXI, giáo dục cần giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Mâu thuẫn giữa việc lượng tri thức ngày càng tăng với thời gian được đào tạo trên ghế nhà trường của mỗi người là có hạn. Giáo dục cần đào tạo con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hòa nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là năng lực hành động, tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, khả năng học tập suốt đời. Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, việc tích hợp liên môn trong dạy học nói chung là rất cần thiết. Tuy nhiên quá trình vận dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Trong chương trình sinh học 10 có nhiều nội dung liên quan tới các bộ môn khác nhau. Đặc biệt phần sinh học tế bào có nhiều kiến thức thực tiễn và có liên quan tới kiến thức của các bộ môn học khác hơn cả như: vật lí, hóa học, kiến thức về môi trường. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học cũng như để học sinh hiểu sâu rộng kiến thức bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài 3: “Các nguyên tố hóa học và nước” – sinh học 10, cơ bản” 2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất việc tích hợp các kiến thức môn Hóa học, Vật lí, môi trường vào dạy Sinh học, giúp học sinh hiểu sâu và hiểu bản chất kiến thức môn học. - Giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học trong nhà trường. - Giúp học sinh có cách nhìn tổng quan về một nội dung kiến thức dưới góc nhìn đa chiều - liên môn. Từ đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh. 1/19 Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm tích hợp Tích hợp trong Tiếng Anh có nghĩa là Integration - có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa là xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Tích hợp liên môn sinh học, hóa học, vật lí và kiến thức môi trường trong bài 3: “Các nguyên tố hóa học và nước” – sinh học 10, cơ bản” Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng, là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Bởi, chúng ta biết: Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động, chuyển hóa qua lại với nhau. Sự thay đổi của sự vật hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, khi nhận thức về một vấn đề chúng ta cần phải đặt chúng trong mối liên hệ với các vấn đề, hiện tượng khác (cả trực tiếp và gián tiếp) để nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vấn đề cần giải quyết. 1.1.2. Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này 3/19 Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa Hóa học, Vật lí và môi trường đã được học để hoàn thiện yêu cầu cần đạt một cách dễ dàng. - Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức. Vì dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại. - Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy nhận thức một vấn đề nào đó một cách có hệ thống và logic. - Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập đồng thời gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của các môn học khác với nhau giúp học sinh yêu thích môn học hơn. - Thực tế thông qua thực hiện tiết dạy tích hợp theo chủ đề tôi thấy bài soạn theo hướng tích hợp đã giúp giáo viên tiếp cận tốt với chương trình – sách giáo khoa, giảm tải. Bài dạy linh hoạt, học sinh học được nhiều, chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức cũng như vận dụng vào thực tế tốt hơn. Nắm bắt xu thế đó, tôi đã mạnh dạn tích hợp thường xuyên cũng như tích hợp liên môn vào giảng dạy môn Sinh học theo đúng quan điểm chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình thực hiện tôi đúc rút được một số kinh nghiệm có thể chưa thực sự đầy đủ, hoàn thiện nhưng phần nào đóng góp được cho các đồng nghiệp, học sinh có được những phương pháp giảng dạy, học tập tốt và hiệu quả cao. 1.2. Cơ sở thực tiễn (thực trạng của vấn đề nghiên cứu) 1.2.1. Sự cần thiết phải đưa tích hợp liên môn trong trường học nói chung trong môn Sinh học nói riêng. Hiện nay, hiện tượng học lệch, sự phát triển thiếu toàn diện trong nhận thức, quan điểm, hành động đang là vấn đề bức thiết trong các nhà trường nói riêng, trong xã hội nói chung. Hơn thế thực tiễn cho thấy dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Mặt khác, cần đưa giáo dục theo quan điểm tích hợp vào trong hệ thống giáo dục quốc dân bởi nước ta có số học sinh, sinh viên chiếm gần 1/3 dân số đất nước. Tác động đến nhóm đối tượng này gần, dễ, nhanh nhất. Đây cũng là chủ nhân, tương lai của đất nước, là lực lượng lớn mạnh trong việc tuyên truyền tới công dân. Giáo dục tích hợp góp phần hoàn thiện nhân cách, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ để họ có thể làm chủ cuộc sống của mình, bảo vệ và phát triển ngôi nhà chung của mình. 5/19 Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Về chương trình sách giáo khoa của môn Sinh học hiện nay được viết theo hướng đơn môn, chương trình biên soạn nặng về việc cung cấp kiến thức ít chú trọng tới việc bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Nội dung nhiều bài thì khô khan thiên về việc cung cấp các kiến thức đơn môn và ít đề cập tới các vấn đề khác. Vì vậy với chuyên đề này, tôi chỉ muốn đưa ra một số nội dung cơ bản, trong việc vận dụng kiến thức của các bộ môn cụ thể để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học. 1.2.3. Tiến hành khảo sát thực tiễn Trước khi thực hiện đề tài, tôi tiến hành khảo sát để đánh giá học sinh dưới theo hình thức: lấy ý kiến thăm dò của học sinh (ở lớp sẽ thực nghiệm) về mức độ hiểu bài và sự hứng thú khi học theo hướng học đơn môn, theo mẫu phiếu sau: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA HỌC SINH THEO HƯỚNG HỌC ĐƠN MÔN Họ và tên: Lớp:. Học sinh đánh dấu “x” vào ô cho mỗi tiêu chí đánh giá phù hợp với bản thân: Tiêu chí Hiểu Bình Không Hứng thú Bình Không hứng thường hiểu thường thú Tự đánh giá Kết quả khảo sát như sau: Lớp – sĩ số Hiểu Bình Không Hứng thú Bình Không hứng thường hiểu thường thú 10A2 - 46 17 19 10 10 18 18 10A8 - 44 15 18 11 14 15 15 Qua khảo sát ta thấy số lượng học sinh không hiểu bài và không hứng thú với việc học đơn môn còn nhiều. Đây là một tồn tại lớn và gây nhiều trăn trở cho người dạy. Vì vậy, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu các giải pháp áp dụng dạy học theo hướng tích hợp để giúp học sinh hiểu bài và hứng thú hơn khi học bộ môn sinh theo hướng mới – tích hợp liên môn. II. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Giải pháp 1: Xác định đơn vị kiến thức cần đạt trong bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng và các kiến thức cần tích hợp. 7/19 Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Phương pháp vấn đáp - thuyết trình. - Phương pháp thảo luận nhóm - phát hiện kiến thức - Phương pháp trực quan phát hiện - Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề 5. Giải pháp 5: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Sau khi dạy học theo chủ để tích hợp liên môn giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc học của học sinh với những câu hỏi, bài tập phù hợp. - Thông thường trong dạy học chủ đề tích hợp có một số lưu ý về câu hỏi, bài tập như sau: Một là, phải căn cứ vào bảng mô tả ở trên giáo viên mới tiến hành xây dựng các câu hỏi và bài tập tương ứng để khai thác và kiểm tra đánh giá học sinh. Hai là, câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề . Ba là, đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh, yêu cầu câu hỏi hoặc bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi, bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó. Bốn là, sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút. - Các hình thức đánh giá: + Kiểm tra viết + Kiểm tra trắc nghiệm khách quan + Đánh giá sản phẩm của học sinh: Bài viết, tranh vẽ + Học sinh đánh giá kết quả sản phẩm của nhau 6. Giải pháp 6: Tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy - Mỗi tiết dạy tích hợp liên môn cần mời các thầy cô trong tổ chuyên môn tới dự. - Trong quá trình dự giờ, người dự cần chú ý các tình huống, các câu hỏi, mức độ hoạt động của học sinh, các phương pháp dạy học, cách tổ chức dạy học để góp ý sau giờ dạy. III. Triển khai nội dung và tổ chức thực hiện chủ đề tích hợp 1. Mạch kiến thức của bài 1.1. Các nguyên tố hóa học - Nguyên tố đa lượng và vai trò 9/19
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_de_day_bai.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài 3 “Các nguyên tố hóa học và nước” – Sin.pdf