Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh

doc 39 trang sk10 26/01/2025 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ...... 3
B. NỘI DUNG.................................................................................................. 5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................. 5
1. Thực trạng vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung 
phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD cho học sinh ở các trường 
THPT nói chung............................................................................................. 5
1.1. Thuận lợi................................................................................................... 6
1.2. Khó khăn................................................................................................... 7
2. Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần 
“Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong 
học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão..................................... 8
2.1. Vận dụng kiến thức văn học để khởi động bài giảng trong một số bài 
phần “Công dân với đạo đức” GDCD 10 ......................................................... 8
2.2. Vận dụng kiến thức văn học để hình thành kiến thức cho học sinh trong 12
một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD 10..................
2.3. Vận dụng kiến thức Văn học để thực hiện hoạt động luyện tập, củng cố 
kiến thức trong phần “ Công dân với đạo đức” môn GDCD 10 thông qua sử 18
dụng phần mềm công nghệ số............................................................................
3. Tiểu kết........................................................................................................ 22
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 24
 25
1.1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................
1.2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề 
tài trong chương trình GDPT 2018...................................................................
 28
D. PHỤ LỤC...................................................................................................
 31
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................
 39
 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu 
cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự 
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng 
cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, 
kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng 
lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan 
trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng 
tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó 
cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường 
phổ thông. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới toàn diện GD&ĐT theo Nghị 
quyết số 29 -NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp 
dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi 
mới phương pháp dạy học theo hướng này. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực 
hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng 
lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến 
chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học.
 Với phương pháp dạy học theo định hướng liên môn và phát huy tích tích cực 
trong học tập của học sinh đang là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng 
hiện nay. Đặc biệt là dạy học tích hợp nói chung và bộ môn GDCD nói riêng nhằm 
mang lại chất lượng và hiệu quả giáo dục tốt hơn. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy 
trên lớp qua nhiều năm chúng tôi nhận thấy rằng việc vận dụng kiến thức văn học 
trong môn GDCD lớp 10 còn chưa chú trọng đúng mức, các em học sinh trong học 
tập còn có tình trạng học lệch môn nên trong quá trình tích hợp, tổng hợp kiến thức 
với nhiều bộ môn thì các em gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy việc sử dụng các 
phương pháp dạy học lồng ghép phương pháp tích hợp trong dạy học GDCD là hết 
sức quan trọng nhằm giúp cho các em hình thành kiến thức tổng hợp và thấy được 
sự liên hệ chặt chẽ giữa bộ môn GDCD với các học khác, đặc biệt là kiến thức môn 
Văn học.
 Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, có một số tư liệu liên quan đến một số 
nội dung liên quan với phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình môn 
GDCD lớp 10. Việc vận dụng kiến thức môn Văn học trong chương trình môn 
GDCD nói chung và phần công dân với đạo đức môn GDCD 10 nói riêng qua tìm 
hiểu, nghiên cứu chúng tôi thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, tạo hứng thú, phát 
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp giờ học trở nên sinh 
động hơn từ đó phát triển được năng lực của học sinh, chúng tôi đã lựa chọn vận 
dụng kiến thức văn học trong giảng dạy một số nội dung phần “Công dân với đạo 
đức” trong môn GDCD lớp 10 THPT và đã đạt hiệu quả nhất định, góp phần vào 
việc giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh THPT. 
 3 B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học 
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến 
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ 
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để 
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ 
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động 
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 
và truyền thông trong dạy và học”. Những năm gần đây, vận dụng kiến thức liên 
môn được đề cập và vận dụng nhiều đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy trong đó 
có việc giảng dạy môn GDCD THPT. 
 Vận dụng kiến thức liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa 
giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, 
tức là vận dụng những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau, đưa những 
nội dung giáo dục có mối liên hệ vào quá trình giảng dạy các môn như : Lí – Hóa 
– Sinh, Văn – Sử - Địa, GDCD
 Vận dụng kiến thức liên môn được hình thành trên cơ sở của những quan 
niệm tích cực quá trình dạy và học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ 
góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc 
học tập trở nên ý nghĩa hơn so với việc thực hiện giáo dục một cách riêng rẽ. Tuy 
nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ chọn lọc những phần kiến thức 
gần nhau, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên 
quan đến bài giảng mình đang thực hiện. 
 Trong bộ môn Văn học, có một số kiến thức có thể làm nguồn tư liệu giảng 
dạy môn GDCD bởi cái đích của bộ môn Ngữ Văn là bồi dưỡng nhân cách đạo đức 
cho học sinh, hướng các em đến lối sống cao đẹp, có văn hóa. Đó cũng chính là nội 
dung dạy học môn GDCD. Nếu GV biết sử dụng nguồn tư liệu từ Văn học bài 
giảng sẽ trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn người học, phát huy được sự cảm 
thụ các giá trị Văn học trong GDCD. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng việc vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung 
phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD cho học sinh ở các trường THPT 
nói chung, ở trường THPT Thái Lão nói riêng
 Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh 
giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên 
tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo, sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ 
 5 các phương pháp dạy học tích cực, phát triển các năng lực học tập của học sinh mà 
còn có nhiều hoạt động tổ chức dạy học theo chuyên đề, các câu lạc bộ như câu lạc 
bộ “Văn học dân gian”, “Hội chợ xuân” kết hợp sân khấu hóa các tác phẩm Văn 
học, đem lại nhiều màu sắc mới mẻ cho dòng chảy Văn học và sự cảm thụ các giá 
trị nghệ thuật, giáo dục truyền thống đạo đức trong văn học cho HS. Các giá trị đạo 
đức đó cũng chính là nội dung các phạm trù đạo đức cơ bản trong bộ môn GDCD.
 Bản thân chúng tôi cũng như một số đồng chí được tham gia lớp tập huấn 
chuyên môn, thường xuyên thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, 
dạy học vận dụng kiến thức liên môn do Sở và Ban chuyên môn nhà trường tổ 
chức, chúng tôi rút được nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình giảng dạy. Nhận 
thấy trong môn GDCD có sử dụng kiến thức Văn học vào giảng dạy, học sinh say 
mê, hào hứng, tích cực, chủ động sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. 
Vì vậy, đã giúp chúng tôi có sự say mê, tìm tòi chọn lọc kiến thức giữa Văn học và 
GDCD trong thực hiện các tiết dạy học của hai bộ môn. Chất lượng giảng dạy đạt 
nhiều hiệu quả.
1.2. Khó khăn
 Ở các trường THPT hiện nay, khó khăn của GV khi vận dụng kiến thức liên 
môn không nằm nhiều ở vấn đề nội dung mà ở vấn đề phương pháp dạy học. Dạy 
học vận dụng liên môn đòi hỏi GV phải có năng lực trong tổ chức hoạt động học 
tập cho học sinh, biết chọn lọc những nội dung cần vận dụng để giảng dạy môn 
học của mình. Giáo viên hiện nay chưa được trang bị kiến thức liên môn một cách 
đầy đủ. Vì vậy, GV cần phải tìm hiểu về những ứng dụng của kiến thức liên môn 
vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Mặt khác, thông qua sinh hoạt tổ/nhóm 
chuyên môn trong nhà trường, mỗi GV cần phải tích cực tham gia xây dựng các 
chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho HS trong mỗi chủ 
đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của HS trong dạy học; thiết 
kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của HS; tổ chức dạy học để dự giờ, 
phân tích, rút kinh nghiệm. Qua các hoạt động chuyên môn đó, năng lực chuyên 
môn của mỗi GV từng bước được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới 
giáo dục, trong đó dạy học tích hợp, liên môn là xu hướng tất yếu.
 Nguyên nhân của thực trạng này theo PGS.TS Phạm Văn Thuần, do phần lớn 
đội ngũ giáo viên hiện nay được đào tạo đơn môn.“Nhiệm vụ của các trường và 
địa phương hiện nay cần khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đáp 
ứng yêu cầu dạy tích hợp. Hiện nay, giáo viên tại các trường vừa phải đảm nhận 
việc giảng dạy chương trình hiện tại, vừa phải tham gia tập huấn để chuẩn bị cho 
chương trình mới, do đó thời gian để bồi dưỡng chưa nhiều. Về lâu dài cần có các 
bước đào tạo phù hợp hơn với kết cấu chương trình, đào tạo đội ngũ mới đáp ứng 
yêu cầu của chương trình mới”. 
 Thực hiện chủ trương của Bộ, kế hoạch chương trình triển khai thực hiện của 
Sở Giáo dục – Đào tạo Nghệ An, các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng 
 7 nguồn tư liệu văn học đó để khởi động bài giảng trong môn GDCD sẽ khiến tiết 
học được trở nên nhẹ nhàng, sinh động.
 Trong chương trình Văn học 10 có một số kiến thức có thể vận dụng vào môn 
GDCD lớp 10, như “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu; “Đại cáo bình 
Ngô” của Nguyễn Trãi; “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” của Ngô Sỹ 
Liên; “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão; “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của 
Nguyễn Dữ và một số câu ca dao tục ngữ có nội dung liên quan đến các bài học.
 Trong đó tôi đã lựa chọn sử dụng một số kiến thức Văn học tiêu biểu để khởi 
động một số bài học trong phần đạo đức lớp 10.
 Cụ thể:
 - Ví dụ 1: Đề khởi động cho bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia 
đình” tôi đã sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ có nội dung nói về tình yêu 
đôi lứa, tình yêu gia đình như:
1. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
 Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
2. Gái thương chồng đang đông buổi chợ,
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.
3. Yêu nhau chẳng quản lầm than,
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.
4. Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
5. Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
Đôi ta nghĩa nặng tình dày,
Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Hoặc bài thơ: 
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn thương nhớ ai,
 Khăn rơi xuống đất.
 Khăn thương nhớ ai,
 Khăn vắt lên vai.
 Khăn thương nhớ ai,
 Khăn chùi nước mắt.
 Đèn thương nhớ ai
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_van_hoc_trong_day_h.doc