Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp nhằm phát huy tính tích cực, phát triển năng lực học sinh qua dạy học chủ đề Tin học và đời sống, Tin học 10

pdf 60 trang sk10 10/12/2024 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp nhằm phát huy tính tích cực, phát triển năng lực học sinh qua dạy học chủ đề Tin học và đời sống, Tin học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp nhằm phát huy tính tích cực, phát triển năng lực học sinh qua dạy học chủ đề Tin học và đời sống, Tin học 10

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp nhằm phát huy tính tích cực, phát triển năng lực học sinh qua dạy học chủ đề Tin học và đời sống, Tin học 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
  
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC 
 TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HOẶC TRỰC TIẾP NHẰM 
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
 QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TIN HỌC VÀ ĐỜI SỐNG” 
 TIN HỌC 10
 Lĩnh vực: Tin học 
 MỤC LỤC 
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 
 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 
 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 
 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 
 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 
 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 3 
 7. Tính mới của đề tài ............................................................................................ 3 
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 4 
 I. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 4 
 1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 4 
 1.1. Mô hình Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) .................................. 4 
 1.2. Đặc điểm của mô hình Lớp học đảo ngược .............................................. 4 
 1.3. Tác dụng của mô hình Lớp học đảo ngược .............................................. 6 
 1.4. Ưu điểm của mô hình Lớp học đảo ngược ............................................... 7 
 1.5. Các bước thực hiện mô hình Lớp học đảo ngược .................................... 9 
 1.6. Cách thức đánh giá ................................................................................... 9 
 2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 10 
 II. Thực trạng dạy học của giáo viên và kĩ năng học tập của học sinh ................ 10 
 1. Tổ chức điều tra ............................................................................................ 10 
 2. Kết quả điều tra ............................................................................................. 14 
 2.1. Kết quả điều tra dành cho giáo viên ....................................................... 14 
 2.2. Kết quả điều tra dành cho học sinh ......................................................... 15 
 3. Nhận xét ........................................................................................................ 17 
 III. Vận dụng mô hình Lớp học đảo ngược dạy học chủ đề “Tin học và đời sống”
 .............................................................................................................................. 17 
 1. Hoạt động học tập trước giờ lên lớp ............................................................. 17 
 1.1. Mục tiêu cần đạt ...................................................................................... 17 
 1.2. Tiến trình tổ chức hoạt động ................................................................... 18 
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới – mà trước hết là chương trìnht ổng thể 
được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển 
chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 
88/2014/QH13 của Quốc hội: "Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và 
hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề 
nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo 
dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và 
phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh". Chiến lược phát triển giáo dục giai 
đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của 
Thủ tướng Chính phủ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học 
tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng 
lực tự học của người học”. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem 
là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. 
 Dạy cách học - một trọng tâm trong đổi mới tư duy giáo dục hiện nay. Theo 
đó, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu 
phát triển đất nước, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, mục tiêu giáo dục phổ thông, 
yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ 
yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học". 
 Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 diễn ra mạnh mẽ thì việc 
dạy học kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm thúc đẩy quá trình học 
tập bên ngoài lớp học là một xu thế đã và đang ngày càng phổ biến. Để phù hợp với 
xu thế đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh và trào 
lưu hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu giáo dục đã nhận thấy cần phải quan tâm 
đến các mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, và mô hình “Lớp học đảo 
ngược” có sự hỗ trợ của CNTT, truyền thông đã thu hút được nhiều chú ý. 
 Dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) là một trong 
những phương pháp hiện đại và đápứ ng được những yêu cầu đổi mới phương pháp 
dạy học. Nguyên lý chung của phương pháp này là học sinh sẽ tự tìm hiểu nội dung 
bài học ở nhà qua mạng, sau đó tại lớp, học sinh sẽ tương tác cùng giáo viên và các 
bạn khác để củng cố nội dung kiến thức. 
 Phương pháp nàyphát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, 
mở rộng hình thức học tập với sự linh hoạt về thời gian, không gian, sự phong phú, 
hấp dẫn trong những học liệu đa phương tiện. Do đó Lớp học đảo ngược chính là 
một mô hình dạy học hữu hiệu. Với mô hình này, học sinh không còn bị áp đặt trong 
phương pháp dạy học truyền thụ một chiều. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học 
sinh sẽ làm chủ quá trình nhận thức của mình, tự tin trong việc tích lũy kiến thức. 
 Bên cạnh đó, với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 thì mô hình Lớp 
học đảo ngược vận dụng được cho cả hình thức dạy học trực tuyến lẫn trực tiếp. 
 1 
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm dạy học trên 
các đối tượng học sinh khác nhau, ở các trường khác nhau để kiểm tra tính đúng đắn, 
tính thực tiễn và thiết thực của đề tài. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua phiếu 
khảo sát và bài kiểm tra của học sinh. 
 + Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu bằng thống kê toán học, vẽ 
biểu đồ. 
6. Đóng góp của đề tài 
Về lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược. 
Về thực tiễn: 
+ Đề tài góp phần làm rõ thực trạng các phương pháp, kĩ năng hiện có và mức độ 
ứng dụng CNTT vào học tập của học sinh THPT. 
+ Đề xuất quy trình vận dụng dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược. 
+ Thiết kế bài dạy chủ đề Tin học và ờđ i sống theo quy trình dạy học theo mô hình 
Lớp học đảo ngược phù hợp với đối tượng người học. 
7. Tính mới của đề tài 
 Đề tài có tính mới khi thể hiện được mô hình Lớp học đảo ngược áp dụng 
được ở cả hình thức dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp, phù hợp với tình hình dịch 
Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Mô hình này có thể thực hiện được ở 
nhiều bài học, nhiều môn học, nhiều cấp học. 
 Mô hình này đáp ứng được mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực 
học sinh. Thay vì giáo viên dạy các bài học ở trên lớp để học sinh lĩnh hội một cách 
thụ động, thì các học sinh sẽ đọc hiểu, tìm tòi, nghiên cứu trước khi đến lớp; thảo 
luận, trao đổi các vấn đề để chủ động lĩnh hội tri thức. 
 Rèn luyện cho học sinh năng lực tự học, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, các 
kĩ năng giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, báo cáo, phản biện tạo nền tảng cho quá 
trình học tập ở bậc học tiếp theo. 
 Đề tài có tính mới và tính sáng tạo về mặt khoa học giáo dục dựa trên nội 
dung các nhóm năng lực cần hình thành và phát triển trong chương trình giáo dục 
phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 
 3 
 Điều này khác với lớp học truyền thống, học sinh đến trường nghe giảng bài 
thụ động và hình thức này được giới chuyên môn gọi là “Low thinking”. Sau đó, các 
em về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu học sinh không hiểu 
bài. Như vậy, nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới thuộc người thầy, và theo thang tư 
duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là Nh“ ớ” và Hi“ ểu”). Còn 
nhiệm vụ của học sinh làm bài tập vận dụng và nhiệm vụ này thuộc bậc cao của 
thang tư duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Đánh giá” và Sáng“ tạo”). Điều 
trở ngại ở đây, đó là nhiệm vụ bậc cao lại do học sinh và phụ huynh là những người 
không có chuyên môn đảm nhận. 
 Với Lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người 
thầy (thông qua những giáo trình E-Learning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng 
thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới 
này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Khi ở lớp, các em được giáo viên tổ chức các 
hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện 
tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. 
 Cách học này đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được 
gọi là “High thinking”. Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được 
thực hiện bởi cả thầy và trò. 
 Vai trò của giáo viên trong Lớp học đảo ngược không bị hạ thấp mà trái lại 
càng được tôn cao. Giáo viên sẽ phải làm việc vất vả hơn, chuẩn bị các bài giảng 
Online, link tài liệu, hệ thống phiếu học tập và chia sẻ cho học sinh trước khi các 
em đến lớp. Trong giờ học, giáo viên là người tổ chức, dẫn dắt học sinh trao đổi thảo 
luận, phản biện, thuyết trình; phân tích các sản phẩm học tập của các em để nhận 
xét, đánh giá; khuyến khích các em sáng tạo thể hiện ý kiến cá nhân của mình, tôn 
trọng ý kiến của bạn; rèn luyện cho các em kĩ năngh ợp tác, kĩ năng thuyết trình. Bài 
giảng của giáo viên chỉ chiếm tối đa một phần ba thời gian tiết học và chủ yếu tập 
trung khắc sâu trọng tâm bài học. 
 5 
 Lớp học đảo ngược tạo ra môi trường học tập mới: Môi trường học tập mang 
một cấu trúc mới đầy triển vọng với: 
 + Hệ thống học tập tự tổ chức (có định hướng của người dạy). 
 + Chuyển từ tư duy ngôn ngữ là chủ yếu sang tư duy tổng hợp nhờ đa giác 
quan hóa trong quá trình dạy học (người học có thể thao tác được với bài giảng có 
kèm theo hình ảnh, âm thanh, mô phỏng sinh động...). 
 + Cấu trúc ngang trong dạy học, không quan tâm tới thứ bậc, mức độ quan 
trọng của một trong ba đỉnh của tam giác sư phạm: Người dạy - Người học - Nội 
dung dạy học. Đây là điểm khác biệt rõ nét so với cách dạy học truyền thống. 
 + Môi trường bình đẳng, dân chủ, tự nguyện giúp nâng cao hiệu quả chất 
lượng quá trình dạy học nhờ việc cải tiến hoạt động nhận thức tích cực mang định 
hướng cá nhân của người học, dạy học dựa trên năng lực và đánh giá thực. 
 + Môi trường học tập không có sự ràng buộc về thời gian, không gian đối với 
quá trình dạy học. Người học có thể nghe, nhìn, học trên Web với số lần không hạn 
chế, mọi lúc, mọi nơi, với cấp độ và tốc độ tuỳ chọn. 
 Lớp học đảo ngược tạo cơ hội đổi mới phương pháp và hình thức dạy học: 
 + Chuyển từ chỗ người học chỉ chiếm lĩnh được một loại kiến thức (đơn 
ngành) sang việc tích hợp nhiều loại kiến thức (đa ngành, đa lĩnh vực). 
 + Chuyển từ hoạt động với những người học có học lực khá là chủ yếu sang 
làm việc với toàn thể người học (thông qua cá nhân, cặp hoặc nhóm nhỏ để thực hiện 
các bài tập cụ thể với những chỉ dẫn và dữ liệu đã cho trên Web). 
 + Chuyển từ hoạt động thông báo và ghi nhớ kiến thức sang hoạt động độc 
lập tìm kiếm, khám phá, nỗ lực hợp tác. 
 Đổi mới phương pháp dạy học vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của việc áp 
dụng mô hình Lớp học đảo ngược vào dạy học hiện nay. Dạy học theo nhóm nhỏ, 
tranh luận và trình bày, nêu vấn đề và giải quyết, dạy học theo dự án... càng ngày sẽ 
càng chiếm ưu thế trước hình thức thuyết giảng độc thoại một chiều. Do giải quyết 
được vấn đề hạn chế không gian, thời gian học tập, nên người học và người dạy có 
thể không cần giáp mặt thường xuyên trong quá trình tổ chức một nội dung dạy học 
cụ thể. Chẳng hạn, chuẩn bị cho một giờ học sắp tới, người học có thể đến thư viện, 
lên mạng để xem, phân tích, đánh giá bài giảng từ trước với số lần không hạn chế. 
1.4. Ưu điểm của mô hình Lớp học đảo ngược 
 Mô hình Lớp học đảo ngược là phương thức tổ chức dạy học đã và đang chứng 
tỏ sự phù hợp, có nhiều ưu thế trong tổ chức dạy học ở các nhà trường hiện nay. Mô 
hình này có những ưu điểm sau: 
 Với người học: 
 + Mô hình dạy học này phù hợp với sự phát triển tư duy của người học, giúp 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_tro.pdf