Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Công nghệ 10 góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Công nghệ 10 góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Công nghệ 10 góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT

VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT Môn: Công nghệ 10 MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................1 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................3 Chương I: Cơ sở lý luậncủa vấn đề nghiêncứu..............................................................3 1. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực .....................................................................3 2. Năng lực công nghệ.........................................................................................3 3. Kĩ thuật dạy học ..............................................................................................5 3.1. Khái niệm.....................................................................................................5 3.2. Một số kĩ thuật dạy học sử dụng trong môn Công nghệ 10 .........................5 3.2.1. Kĩ thuật động não - Công não (Brainstorming).........................................5 3.2.2. Kĩ thuật khăn trải bàn ................................................................................6 3.2.3. Sơ đồ tư duy (Mind map)..........................................................................7 Chương II: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu......................................................9 1. Sự cần thiết sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực ............................................................9 2. Thực trạng sử dụng kĩ thuật dạy học bộ môn CN tại các trường THPT huyện Yên Thành...................................................................................................................9 2.1. Thực trạng từ phía chương trình, thời lượng................................................9 2.2. Thực trạng từ phía giáo viên ........................................................................9 2.3. Thực trạng từ phía học sinh........................................................................10 Chương III: Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào bộ môn Công nghệ 10 ............................................................................................................................................. 12 1. Kĩ thuật động não ....................................................................................... 12 2. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.......................................................................18 3. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học.............................................................25 3.1. Hướng dẫn HS làm quen với sơ đồ tư duy.................................................25 3.2.1. Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm giới thiệu nội dung bài học.........................28 3.2.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy kiến thức mới ......................................29 3.2.3. Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết bài học ...............................................35 3.2.4. Sử dụng SĐTD để dạy các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết...........................37 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................41 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục phổ thông ở nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học. Có thể thấy, dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục phổ thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung. Môn Công nghệ cũng như các môn học khác, ngoài góp phần hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi còn giúp học sinh phát triển năng lực công nghệ. Dễ dàng thấy rằng năng lực chỉ hình thành và thể hiện qua hoạt động. Kĩ thuật dạy học là cách thức, là con đường để người học hoạt động chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh. Trong những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên (GV). Tại trường THPT đang công tác, chúng tôi luôn phấn đấu không ngừng trong việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào bài dạy. Tuy nhiên, chúng tôi còn lúng túng, gặp không ít khó khăn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời tiệm cận với chương trình giáo dục phổ thông mới thì sử dụng hiệu qu ả và linh hoạt các kĩ thuật dạy học là yêu cầu tất yếu của giáo viên. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đề xuất phương án sử dụng một số kĩ thuật dạy học vào dạy học môn Công nghệ 10 (CN10). Từ đó xây dựng đề tài nghiên cứu “Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Công nghệ 10 góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào môn CN10 nhằm góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: môn Công nghệ 10. - Đóng góp của đề tài: Nghiên cứu nhằm góp phần đổi mới cách thức dạy học môn Công nghệ 10, qua đó góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về một số kĩ thuật dạy học. - Nghiên cứu các năng lực cốt lõi, các thành tố của năng lực công nghệ. 1 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lý luậncủa vấn đề nghiêncứu 1. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực Phẩm chất (PC) và năng lực (NL) là hai thành phần cơ b ản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tốnền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học và giáo dục phát triển PC, NL là sự “tích lũy” dần dần các biểu hiện, yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hoá và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận PC, NL người học, từ chỗ quan tâm tới việc học sinh (HS) học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với NL tạo nên nhân cách con người. Các PC chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS phổ thông bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trìnhhọc tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và cácthuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể. NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. NL đặc thù là những NL được hình thành và phát triển trên cơ s ở các NL chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao... Các năng lưc chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL gi ải quyết vấn đề và sáng tạo; Các năng lưc đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tinhọc, NL thẩm mĩ và NL thể chất. 2. Năng lực công nghệ Công nghệ là môn học có vai trò quan trọng trong giáo dục phổ thông tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hiện hữu, sự quan tâm mạnh mẽ của Việt Nam về giáo dục STEM, sự quan tâm đặc biệt tớigiáo dục hướng nghiệp và phân luồng ở phổ thông thì giáo dục công nghệ càng được quan tâm, coi trọng. Môn Công nghệ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, bao gồm các năng lực 3 3. Kĩ thuật dạy học 3.1. Khái niệm Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập mà là những thành phần của phương pháp dạy học. Ví dụ, trong dạy học hợp tác có các KTDH như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép,... Các KTDH tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc khuyến khích sự tham gia của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sáng tạo và cộng tác làm việc của HS. Đây cũng chính là “công cụ” quan trọng góp phần phát triển PC, NL của HS. Một số KTDH tích cựccó thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm, tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp. Có những KTDH sử dụng được ở các môn học, hoạt động giáo dục khác nhau nhưng cũng có những KTDH sử dụng như KTDH đặc thù của môn học cụ thể. Điều này cho thấy, ngoài việc đầu tư lựa chọn phương pháp, GV cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn KTDH với các tiêu chí nhất định. Có rất nhiều các KTDH cần được sử dụng trong dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, mảnh ghép, khăn trải bàn, XYZ, 3 lần 3, tia chớp, ổ bi, động não, sơ đồ tư duy... nhưng trong đề tài này tôi đề cập tới 3 KTDH cơ bản mà tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả ngoài mong đợi: Kĩ thuật động não; kĩ thuật khăn trải bàn và sơ đồ tư duy. 3.2. Một số kĩ thuật dạy học sử dụng trong môn Công nghệ 10 3.2.1. Kĩ thuật động não - Công não (Brainstorming) * Khái niệm Động não (công não) là một kĩ thuật nhằm huy động những tư tưở ng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong th ảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia mộtcách tích cực, không hạn chế các ý tưở ng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưở ng). Kĩ thuật động não do Alex Osborn (Mĩ) phát triển, dựa trên một kĩ thuật truyền thống từ Ấn độ. * Cách tiến hành - Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề; - Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánhgiá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau; - Kết thúc việc đưa ra ý kiến; * Ưu điểm - Dễ thực hiện; - Không tốn kém; 5 - Đòi hỏi thời gian phù hợp để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm. 3.2.3. Sơ đồ tư duy (Mind map) * Khái niệm Sơ đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm hay giản đồ ý) là một hình thức trình bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ khoá, hình ảnh, Thông thường, chủ đề hoặc ý tưở ng chính được đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển khai được sắp xếp vào các nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, b ảng hoặc thực hiện trên máy tính. Đối với sơ đồ tư duy trên giấy: bút lông với ít nhất 5 màu, giấy khổ lớn, keo dính,... Đối với sơ đồ tư duy trên máy tính: có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như iMindMap, Edraw Mind Map, Xmind, Ngoài ra, có thể sử dụng một số ứng dụng trực tuyến như Mindmup (mindmup.com), Coggle (coggle.it), Ngoài ra, cần chuẩn bị trước tên chủ đề, từ khoá và các biểu tượng (icon) để có thể khai thác chủ động và hiệu quả. * Cách tiến hành + Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. + Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nên sử dụng từ khoá và viết bằng CHỮ IN HOA. Có thể dùng các biểu tượng để mô tả thuật ngữ, từ khoá để gây hiệu ứng chú ý và ghi nhớ. + Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. + Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo cho đến hết. * Ưu điểm - Kích thích sự sáng tạo và tăng hiệu qu ả tư duy vì sơ đồ tư duy là một công cụ ghi nhận, và sắp xếp các ý tưở ng, nội dung một cách nhanh chóng, đa chiều và logic. - Dễ dàng bổ sung, phát triển, sắp xếp lại, cấu trúc lại các nội dung. - Tăng khả năng ghi nhớ thông tin khi nội dung được trình bày dưới dạng từ khoá và hình ảnh. - HS có cơ hội luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưở ng; nâng cao khả năng khái quát, tóm tắt, ghi nhớ tiêu điểm. HS sẽ được phát triển kĩ năng ngôn ngữ, kĩ 7
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_ki_thuat_day_hoc_tich.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Công nghệ 10 góp p.pdf