Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần công dân với đạo đức thuộc chương trình Giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần công dân với đạo đức thuộc chương trình Giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần công dân với đạo đức thuộc chương trình Giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần công dân với đạo đức thuộc chương trình giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A Tác giả sáng kiến: Nguyễn Văn Khánh Mã sáng kiến: 05.53 Vĩnh Phúc, Năm 2020 chuẩn mực, vi phạm đạo đức khi giao tiếp hoặc chưa biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ hoặc tha thứ từ người khác. Đặc biệt là, vấn đề bạo lực học đường trong học sinh ngày càng gia tăng gây bức xúc cho toàn xã hội. Cùng với đó, là một số giáo viên chỉ chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, chưa thực sự quan tâm đến giáo dục ý thức đạo đức, tình cảm cho học sinh. Mặt khác, chính bản thân một số giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân còn ít đầu tư vào chuyên môn, thường có tư tưởng dạy cho hết tiết rồi ra về. Đến lớp chỉ truyền thụ kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa, nặng về phương pháp dạy học truyền thống theo hình thức: Thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò ghi chép và học thuộc, ít đổi mới phương pháp dạy học... dẫn đến tiết học khô khan, nhàm chán làm cho học sinh không hứng thú, yêu thích môn học, ngại học. Nên việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn còn rất yếu, kém. Với những lập luận nêu trên nên tôi tiến hành đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần công dân với đạo đức thuộc chương trình giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A”. Thông qua việc giáo viên vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần “ Công dân với đạo đức” ở chương trình Giáo dục công dân lớp 10 để học sinh biết vận dụng những kiến thức đã được học vào cuộc sống, nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A, đúng như câu nói của Bác Hồ: “Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn”. 2. Tên sáng kiến: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần công dân với đạo đức thuộc chương trình giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Văn Khánh Ông cha ta vẫn thường nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Trong thực tế, từ xưa tới nay đạo đức là phẩm chất không thể thiếu được đối với mỗi con người. Đạo đức, tính cách con người là cái quý nhất. Mất đạo đức, con người khác nào loài vật. Môn Giáo dục công dân là môn học mà tri thức, kĩ năng của nó gắn liền với cuộc sống hiện thực. Dạy đạo đức trong môn Giáo dục công dân phải gắn liền với cuộc sống thực tiễn, nội dung dạy học cũng phải mang đậm chất liệu của đời sống xã hội và phải chú ý đến các khái niệm liên quan đến bài học. Muốn giảng dạy được các khái niệm cho các em hiểu và hứng thú với môn học đòi hỏi người giáo viên phải chú ý đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời, còn phải tăng cường sử dụng các tình huống, các câu chuyện, các hiện tượng trong đời sống xã hội. 2. Giải thích các khái niệm 2.1. Phương pháp Phương pháp là thuật ngữ từ tiếng Hy Lạp “methodos” có nghĩa là cách thức để đạt được mục đích đặt ra. Còn theo nghĩa khoa học, phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động, nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. Nhà duy vật Pháp thế kỷ XVII René Descartes nhấn mạnh: “Nếu thiếu phương pháp trong hoạt động thì người có tài cũng không thể đạt kết quả, còn nếu có phương pháp đúng thì người bình thường cũng làm được việc phi thường”. 2.2. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học: là việc sử dụng hệ thống phương pháp giảng dạy và việc sử dụng phương pháp học tập nhằm thực hiện mục đích, yêu cầu học tập đề ra phù hợp với cấp học, người học chương trình học cụ thể đã được xác định. 2.3. Phương pháp dạy học tích cực II. Nội dung giải pháp 1. Bối cảnh, động lực ra đời giải pháp Mặc dù là trường nằm ở địa bàn thành phố nhưng học sinh nhà trường xuất thân từ nhiều tầng lớp, thành phần khác nhau, trong đó đa phần là con em nông dân và lao động tự do, buôn bán nhỏ nên sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con cái có nhiều hạn chế. Mặt khác, một số phụ huynh học sinh còn có suy nghĩ cho rằng giáo dục con cái của họ là trách nhiệm thuộc về nhà trường, nên cha mẹ không có thời gian quan tâm dạy bảo con cái. Nên một số học sinh dễ bị các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo dẫn đến các em hay trốn giờ, bỏ tiết, vô lễ với thầy cô, không nghe lời thầy cô, cha mẹ, nói dối, nói tục, chửi thề, nói năng với người lớn chưa lễ phép, cư xử với người xung quanh chưa đúng mực... Ví như, do không được dạy bảo đến nơi đến chốn, có những em không biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, không biết xin lỗi khi làm phiền lòng người khác, nói năng với người lớn tuổi còn chống không... Cho nên, việc giáo dục và nâng cao ý thức đạo đức cho các em là vô cùng quan trọng. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tích cực trau dồi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân còn thiếu, có giáo viên từ môn khác kiêm nhiệm sang dạy. Nên chính bản thân một số giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân còn ít đầu tư vào chuyên môn, thường có tư tưởng dạy cho hết tiết rồi ra về. Đến lớp chỉ truyền thụ kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa, nặng về phương pháp dạy học truyền thống theo hình thức: Thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò ghi chép và học thuộc, ít đổi mới phương pháp dạy học... dẫn đến tiết học khô khan, nhàm chán làm cho học sinh không hứng thú, yêu thích môn học, dẫn đến học sinh ngại học. Nên việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn còn rất yếu, kém. Chính vì vậy tôi chọn giải pháp Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần Công dân với 2.3. Nội dung của việc vận dụng một số phương pháp dạy học vào giảng dạy phần công dân với đạo đức thuộc chương trình Giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức đạo đức của học sinh trường Trung học phổ thông A 2.3.1. Nội dung thực hiện Nội dung chương trình phần Công dân với đạo đức trong chương trình Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 10 gồm: - Bài 10: Quan niệm về đạo đức - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. - Bài 13: Công dân với cộng đồng. - Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại. - Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân. Môn Giáo dục công dân là môn học mà tri thức, kĩ năng của nó gắn liền với cuộc sống hiện thực. Dạy đạo đức trong môn Giáo dục công dân phải gắn liền với cuộc sống thực tiễn, nội dung dạy học cũng phải mang đậm chất liệu của đời sống xã hội và phải chú ý đến các khái niệm liên quan đến bài học. Muốn giảng dạy được các khái niệm cho các em hiểu và hứng thú với môn học đòi hỏi người giáo viên phải chú ý đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời, còn phải tăng cường sử dụng các tình huống, các câu chuyện, các hiện tượng thực tế. 2.3.2. Cách thức thực hiện Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy một số bài của phần Công dân với đạo đức để gây hứng thú, chú ý và nâng cao ý thức đạo đức học sinh: Tích Chu hoảng quá vội chay theo bà, cứ nhằm hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi: Bà ơi! Bà trở về vơi cháu đi. Cháu sẽ lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa! Cúc... cu... cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu! Nghe chim nói Tích Chu òa khóc. Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó có một bà Tiên xuất hiện, bà bảo Tích Chu: Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối tiên xa lắm, cháu có đi được không? Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, không một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. Trải qua nhiều ngày, đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu. Từ đấy trở đi, Tích Chu hết lòng thương yêu, chăm sóc và vâng lời bà. Giáo viên: Đặt câu hỏi: - Qua câu chuyện trên em có nhận xét gì về hành động ban đầu và về sau của cậu bé Tích Chu? - Qua đây em rút ra bài học gì cho bản thân? - Thế nào là đạo đức? Một học sinh có đạo đức được biểu hiện như thế nào? Một người con có đạo đức có những biểu hiện như thế nào? Qua đây học sinh sẽ hiểu được khái niệm đạo đức: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp vời lợi ích của cộng đồng, xã hội. Từ khái niệm đạo đức các em sẽ biết được: thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, lớp đề ra như: đi học đúng giờ, đeo thẻ, học và làm bài tập đầu đủ trước khi đến lớp, kính trọng, lễ phép với thầy cô, hòa nhã với bạn bè, không nói tục, chửi bậy... Từ đó, ý thức đạo đức của các em được nâng lên, tình trạng học sinh vi phạm nội quy trường, lớp đã giảm. c. Vận dụng phương pháp vấn đáp đề vào giảng dạy để nâng cao ý thức đạo đức học sinh. - Vấn đáp là phương pháp Giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả Giáo viên. Qua đó, học sinh lĩnh hội được được nội dung bài học. - Vận dụng phương pháp vấn đáp vào giảng dạy bài: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” cụ thể mục Một số điều nên tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên hiện nay. Giáo viên đặt câu hỏi: Trong tình yêu nam nữ thanh niên hiện nay nên tránh những điều gì? Theo em, là học sinh trung học phổ thông có nên yêu không? Vì sao? Qua đây học sinh sẽ nhận thức được một số điều nên tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên hiện nay là: - Yêu đương quá sớm. - Yêu một lúc nhiều người hoặc vụ lợi trong tình yêu. - Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. => Học sinh nhận thức được ở lứa tuổi học sinh thì không nên yêu vì: Tuổi học trò là tuổi đẹp nhất, học sinh cần có sự phấn đấu học tập, rèn luyện để chuẩn bị hành trang tốt cho tương lai sau này. Lứa tuổi trung học phổ thông do độ tuổi còn trẻ, chưa có sự chín muồi về mặt tâm sinh lí nên dễ có sự nhầm lẫn và ngộ nhận giữa tình bạn và tình yêu vì thế rất dễ xảy ra những hành động sai lầm và nóng vội. Do đó ở lứa tuổi này cần tập trung cho việc học tập, không nên yêu ở lứa tuổi này. rất trọng thịnh, đến bữa ăn Bác nhắc nhở các thành viên trong đoàn: Ăn món nào thì ăn cho hết, thấy ăn không hết thì nên để lại nguyên món ăn đó. Để cho người đói như thế cũng là một cách tự tôn trọng mình. Biết được thành tâm của Bác, không chỉ cán bộ trong đoàn ta xúc động mà các nhân viên phục vụ của Pháp rất cảm kích. Những việc như trên chính là đạo đức cách mạng, Bác luôn làm gương tiêu biểu nhất. Đất nước ta trong những năm qua đã cơ bản giúp người dân xóa được nạn đói, giảm nghèo. Đây là thành tựu của Đảng ta, toàn dân ta, các nước nghèo khác đang phải học tập cách làm của ta. Tuy nhiên, người dân ta còn rất là nghèo, nhiều gia đình còn rất khó khăn, rất cần những tấm lòng thương yêu, chia sẻ của những người có cuộc sống đầy đủ. Dân tộc ta có câu ngạn ngữ “ Một miếng khi đói bằng cả gói khi no”. Sự giúp đỡ, ủng hộ dành cho người nghèo là rất đáng trân trọng, ghi nhận. Nhưng phải thật lòng, không nên mang tính bố thí. Đồng thời, với thực hành tiết kiệm, phải cùng chống lãng phí, chống ở tất cả mọi nơi, mọi việc làm, mọi sinh hoạt. Giáo viên đặt câu hỏi: Qua mẩu chuyện trên em học được gì về đức tính của Bác? Qua đây em rút ra được bài học gì cho bản thân? Từ đó em hiểu gì về nhân nghĩa? Học sinh trả lời: - Bác yêu thương, quan tâm, chăm sóc mọi người. Bác là người có lòng nhân ái bao la, thương người như thể thương thân, hết lòng giúp đỡ người khác mà quên đi lợi ích của bản thân... - Bài học cho bản thân: Bác Hồ là một tấm gương sáng về lòng nhân nghĩa, nên chúng ta phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Các em đã tự giác ủng hộ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc màu da cam, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; các em đã tích cực tham gia các hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa cụ thể: ngày rằm và mùng một hàng tháng, ngày
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_ti.doc