Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học tác phẩm tự sự dân gian theo định hướng phát triển năng lực (Chương trình Ngữ văn 10 cơ bản)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học tác phẩm tự sự dân gian theo định hướng phát triển năng lực (Chương trình Ngữ văn 10 cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học tác phẩm tự sự dân gian theo định hướng phát triển năng lực (Chương trình Ngữ văn 10 cơ bản)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 CƠ BẢN) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Quỳnh Ngân Mã sáng kiến: 03.51.05 Vĩnh Phúc, năm 2020 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang có bước chuyển mạnh mẽ để có thể theo kịp sự vận động và phát triển của xã hội, thời đại, từng bước hội nhập và xóa bỏ khoảng cách với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Trong xu hướng đó, sự chuyển đổi từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học được xem là đột phá quan trọng nhất. Chuyển đổi mục tiêu cũng đồng nghĩa với việc thay đổi cách thức thực hiện, và một trong những yêu cầu cấp bách cần thực hiện ngay trong mỗi nhà trường mỗi giáo viên chính là chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời cũng chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học. Bước vào nghề dạy học vào thời điểm môn Văn cũng như nhiều môn học phổ thông đang dần phải đổi mới, chuyển biến để đáp ứng những mục tiêu giáo dục ngày càng cao trong tình hình mới, tôi cùng nhiều giáo viên trong nghề luôn đứng trước những câu hỏi lớn về phương pháp, kĩ thuật dạy học. Phải làm sao để giờ giảng hay, hấp dẫn, phải làm sao để đáp ứng yêu cầu của các kì thi đang dần đổi mới theo định hướng phát triển năng lực người học, phải làm sao để phù hợp với đối tượng học sinh không còn bằng lòng ngồi nghe “giảng đạo” như bao thế hệ chúng tôi ngày trước. Đổi mới phương pháp là con đường duy nhất nhưng đổi mới như thế nào, đổi mới ra sao để vừa phù hợp với định hướng, mục tiêu mới của giáo dục, vừa không làm mất đi cái hay, cái đẹp vốn có của môn Văn quả là một câu hỏi không dễ trả lời. Chúng tôi đã cùng tiến hành rất nhiều giờ học đổi mới phương pháp, cá nhân có, tập thể có nhưng điều lớn nhất tôi rút ra được chính là: một phương pháp tối ưu cho mọi giờ học có lẽ là không có. Vì thế, người giáo viên cần có sự vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng bài học, từng đối tượng. Một sự vận dụng máy móc, khiên cưỡng sẽ dẫn tới hệ quả ngược, mục tiêu chẳng những không đạt được mà bài học còn bị phá nát, học sinh hoàn toàn không tìm thấy cảm xúc thực sự với tác phẩm. 3 Đó là lí do người viết lựa chọn đề tài: “Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học tác phẩm tự sự dân gian theo định hướng phát triển năng lực” nhằm gợi mở một hướng đi giúp học sinh chủ động tích cực trong việc tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian. Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực không có nghĩa là hoàn toàn thay thế các kĩ thuật dạy học truyền thống mà vẫn cần tận dụng và phát huy những ưu điểm từ phương pháp dạy học truyền thống. Đây cũng là sai lầm của một số giáo viên, quá sa đà vào các kĩ thuật mới mà quên đi mục tiêu cốt lõi của một giờ học văn, làm mất đi tính chất văn chương. Bởi suy cho cùng phương pháp hay kĩ thuật nào đi chăng nữa mục đích cuối cùng là cần tạo ra sự hứng thú thực sự, khiến học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm. 2. Tên sáng kiến: “Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học tác phẩm tự sự dân gian theo định hướng phát triển năng lực (Chương trình ngữ văn 10 cơ bản)”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Quỳnh Ngân Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Vĩnh Yên- TP Vĩnh Yên Số điện thoại: 0397442966 Email: quynhngan.vp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Vĩnh Yên về kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm sáng kiến. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn lớp 10 cơ bản, cụ thể là các văn bản tự sự dân gian. Sáng kiến cũng có thể được sử dụng làm công cụ tham khảo để xây dựng các giờ học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 23 tháng 09 năm 2019 bắt đầu áp dụng sáng kiến. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Một số vấn đề lí luận chung: Những năng lực cần hình thành trong môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực: 5 Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực người học: Phương pháp dạy học tích cực ( PPDH tích cực ) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục , dạy học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết và phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy , tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì thầy giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Các kĩ thuật dạy học tích cực chính là phương tiện để thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nêu trên. Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học tác phẩm tự sự dân gian: Chương trình văn học dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 (Ban cơ bản) hướng dẫn học sinh tiếp cận các thể loại tự sự dân gian: - Sử thi: Đoạn trích Chiến thắng Mtao - Mxây, thời lượng 2 tiết - Truyền thuyết: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, thời lượng 2 tiết. - Truyện cổ tích: Tấm Cám, thời lượng 2 tiết. - Truyện cười: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, thời lượng 1 tiết. Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học tác phẩm văn học dân gian là áp dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học trên cơ sở đảm bảo tính chất của môn học, tôn trọng đặc trưng từng tác phẩm và hướng tới hình thành các năng lực môn học theo đúng yêu cầu phát triển năng lực của bộ môn Ngữ văn đã trình bày ở trên. Đồng thời, dù vận dụng phương pháp và kĩ thuật nào, để thực sự thành công trong việc hướng dẫn học sinh tiếp cận các tác phẩm dân gian, giáo viên cũng luôn cần lưu ý đến đặc trưng riêng của mảng văn học này: 7 Nhập vai Hơ Nhị kể lại câu chuyện trong đoạn trích. (GV có thể chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể lại một đoạn tình tiết trong đoạn trích học) Đóng vai Đăm Săn và M Tao M xây diễn lại cảnh chiến đấu giữa hai tù trưởng, có sự kết hợp lời người dẫn chuyện bên ngoài, lời của đám đông và lời thoại trực tiếp của hai nhân vật. Ngoài ra, nếu có điều kiện tổ chức ngoại khóa, giáo viên có thể định hướng học sinh dựng lại những chi tiết hay đặc sắc của toàn bộ đoạn trích, có phục trang, phụ kiện đầy đủ. Với bài học truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy: Ý tưởng giáo viên có thể định hướng: Nhập vai các nhân vật trong câu chuyện kể lại truyền thuyết. (GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhập vai một nhân vật: Nhóm 1: Nhập vai An Dương Vương kể lại việc xây thành, chế nỏ. Nhóm 2: Nhập vai Mị Châu kể lại việc Trọng Thủy lừa lấy mất nỏ thần. Nhóm 3: Nhập vai Trọng Thủy kể lại các tình tiết về kết cục của nhân vật. Đóng vai các nhân vật diễn lại một tình tiết của vở kịch. Phần này giáo viên nên giao nhiệm vụ trước giờ học để học sinh có thể chuẩn bị tốt hơn. Giáo viên nên chủ động định hướng các tình tiết để học sinh lựa chọn: - Tình tiết về cuộc đối thoại của An Dương Vương với thần rùa vàng - Tình tiết về việc Trọng Thủy lừa Mị Châu tiết lộ bí mật nỏ thần và lời thoại trước khi Trọng Thủy cáo biệt. - Tình tiết về việc An Dương Vương dẫn Mị Châu chạy trốn và kết cục của hai nhân vật. Diễn cảnh một phiên tòa giả tưởng trong đó có các bị cáo: Mị Châu, Trọng Thủy, An Dương Vương sau khi An Dương Vương rẽ sóng theo rùa vàng xuống biển vì để mất nước vào tay Triệu Đà. Câu chuyện sẽ ngược dòng thời gian trở lại từ khi bắt đầu. Đây cũng là một ý tưởng để học sinh tiếp cận sáng tạo tác phẩm. 9 Với bài học truyện cười Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày: Đây là hai truyện cười có dung lượng ngắn gọn, nhân vật ít, tình tiết bất ngờ, giáo viên có thể cho dựng lại toàn bộ câu chuyện bằng một vở kịch ngắn. Do thời lượng cho 2 truyện ngắn này chỉ là 1 tiết, giáo viên có thể chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu mỗi nhóm dựng một hoạt cảnh, việc chuẩn bị nên được giao từ giờ học trước đó và giới hạn thời gian. Phương pháp dạy học nhóm: Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS. Trong phần trình bày phương pháp đóng vai trên đây, chúng ta có thể thấy khi thực hiện hoạt động đóng vai, học sinh đã tham gia vào hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai và phương pháp dạy học nhóm đã kết hợp với nhau trong cũng một hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Ngoài các hoạt động nhóm theo hình thức đóng vai như trên, trong giờ học tự sự dân gian, còn rất nhiều các nội dung khác mà giáo viên có thể giao nhiệm vụ theo nhóm. Ví dụ: Trong giờ học truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận về việc Mị Châu tiết lộ bí mật cho Trọng Thủy, về thái độ của nhân dân với các nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy; về kết cục của các nhân vật có thỏa đáng không. Trong giờ học truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên có thể chia nhóm để các em cũng thảo luận về một số hình ảnh có tính thẩm mĩ cao của truyện như: Hình ảnh chiếc hài, hình ảnh trầu têm cánh phượng, hình ảnh quả thị. 11 Hiện tượng được đề cập đến trong truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày có còn phổ biến trong cuộc sống hiện nay không. Nếu rơi vào tình huống như hai nhân vật Cải và Ngô, các em sẽ giải quyết thế nào? Phương pháp trò chơi Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS. Sau khi chơi, giáo viên cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. Ví dụ: Trong giờ học đoạn trích Chiến thắng Mtao - Mxây, giáo viên có thể tổ chức trò chơi kể tên đồ vật xuất hiện trong nhà chàng tù trưởng Đăm Săn Thời gian trong khoảng 1 phút, các đội chơi không được sử dụng SGK mà phải ghi lại theo trí nhớ, đội nào kể được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. Trò chơi này đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao vì trong quá trình kể lại đó, học sinh sẽ ghi nhớ những vật dụng gắn với đời sống của cộng đồng Ê đê, đó cũng là cách để giáo viên giúp học sinh sống lại những giá trị văn hóa trong tác phẩm. Trong giờ học Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, giáo viên có thể tổ chức trò chơi giải ô chữ. Trò chơi giải ô chữ này có thể xây dựng trên chủ đề có liên quan đến nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, các vua hung và lịch sử văn hóa hình thành các cộng đồng Việt Nam. Trò chơi giải ô chữ có thể sử dụng ở phần khởi động bài học. L A C H Â U T R Ô N G Đ Ô N G L A N G L I E U P H U T H O V A N L A N G Ô số 1: 6 chữ cái -Trong tổ chức nhà nước của các vua Hùng, các quan văn được gọi là gì? 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_phuong_phap_va_ki_thua.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học tác phẩ.pdf