Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh qua bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ” – Chương trình Lịch sử 10 - Ban cơ bản
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh qua bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ” – Chương trình Lịch sử 10 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh qua bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ” – Chương trình Lịch sử 10 - Ban cơ bản

MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu 2 2. Tên sáng kiến 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu áp dụng 4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 4 7.1. Về nội dung của sáng kiến 4 7.1.1. Xác định mục tiêu cần đạt 4 7.1.1.1. Kiến thức 4 7.1.1.2. Kĩ năng 4 7.1.1.3. Thái độ 5 7.1.2. Chuẩn bị 5 7.1.3. Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn vào bài dạy 6 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 11 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) 11 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 12 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 12 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý 13 kiến của tác giả: 10.2. Đánh giá lợi ích thu được thu được do áp dụng sáng kiến 14 theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử 14 hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu * Tài liệu tham khảo 16 1 dục, tháng 12 năm 1997 đã đưa ra mối quan hệ trong các môn học như Lịch sử- Văn học, Lịch sử- Địa lí, Lịch sử - Triết học và mối quan hệ với các môn khoa học khác... Như vậy, việc sử dụng phương pháp dạy học liên môn trong dạy học lịch sử đã được nhiều tác giả đề cập đến ở nhiều cuốn sách, nhiều bài viết và nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một tác giả nào đi sâu vào vấn đề sử dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong một bài, một chương cụ thể ở lớp 10 - chương trình cơ bản với tư cách là sự khảo nghiệm thực tế. Vì vậy, tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn làm nâng cao hiệu quả bài học. Qua nguồn cung cấp thông tin sinh động đó, học sinh tự tìm hiểu nội dung kiến thức, từ đó truyền cho các em sự hứng thú, niềm yêu thích đối với môn Lịch sử. Trong quá trình giảng dạy và khảo nghiệm thực tế bộ môn, đặc biệt khi dạy chương IV “Ấn Độ thời phong kiến” chương trình Lịch sử lớp 10- ban cơ bản – tôi nhận thấy học sinh còn chưa hứng thú, phát huy tính tích cực đối với nội dung học và kết quả kiểm tra chưa cao. Thực trạng đó xuất phát từ một số nguyên nhân như: học sinh coi môn Lịch sử là môn phụ nên không chú trọng việc chuẩn bị kiến thức và sưu tầm tài liệu liên quan ở nhà; Lịch sử Ấn Độ cổ đại và phong kiến đã diễn ra xa với nhiều kiến thức trừu tượng, liên quan đến nhiều lĩnh vực cần tìm hiểu nên khó học; sách giáo khoa viết ngắn gọn, ít tranh ảnh, sự kiện minh họa; giáo viên chưa biết kết hợp các phương pháp dạy học linh hoạt để thu hút học sinh, đặc biệt vận dụng nguyên tắc liên môn trong giảng dạy bài này... Để thay đổi hiện trạng trên, tôi chọn giải pháp: “Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh qua bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ” – Chương trình Lịch sử 10 - Ban cơ bản. 2. Tên sáng kiến: Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh qua bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ” – Chương trình Lịch sử 10 - Ban cơ bản. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Phương. - Địa chỉ: Trường THPT Quang Hà - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0975.854.815 - E_mail: Nguyenthiminhphuong.gvquangha@vinhphuc.edu.vn 3 * Môn lịch sử: - Học sinh được rèn luyện các kĩ năng phân tích tổng hợp các sự kiện lịch sử của Ấn Độ qua các thời kì lịch sử; kĩ năng so sánh và liên hệ các sự kiện lịch sử Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam - Rèn kỹ năng khai thác tranh ảnh: Thông qua hình ảnh của các công trình kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ, các em khai thác và làm nổi bật vẻ đẹp của nghệ thuật Ấn Độ thời kì này. * Môn địa lí: Biết xác định vị trí và phương pháp sử dụng bản đồ. * Môn tin học: - Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng. - Kỹ năng quay video. - Kỹ năng tạo lập bài thuyết trình bằng Powerroint. * Các bộ môn khác: Phân tích, tổng hợp vấn đề. * Liên quan tới Kỹ năng sống: Kỹ năng lập kế hoạch. Kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng đồng cảm, lắng nghe. 7.1.1.3. Thái độ: * Môn lịch sử - Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng trực tiếp đến Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tạo nên mối liên hệ về kinh tế và văn hóa mật thiết giữa 2 nước. Đó là cơ sở để tăng cường hiểu biết, quan hệ thân tình, tôn trọng lẫn nhau giữa 2 nước. Đồng thời thông qua những hiểu biết về văn hóa Ấn Độ, giáo dục cho học sinh thái độ trận trọng trước những tinh hoa văn hóa nhân loại. * Liên môn: Học sinh có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện về nội dung kiến thức phổ thông; tích cực và say mê học tập. 7.1.2. Chuẩn bị - Phương tiện, đồ dùng dạy học: Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bài dạy như: Cuốn “Lịch sử thế giới cổ, trung đại”, “Lịch sử văn hóa thế giới”, “Tư liệu lịch sử lớp 10”, “Một số công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử”, “Lịch sử các tôn giáo lớn trên thế giới”, Văn học Ấn Độ... + Các tranh ảnh lịch sử về các vị vua: A-sô-ca; cột đồng A-sô-ca, Thích ca mâu ni, các vị thần trong đạo Hin-đu; tranh ảnh về chùa hang A-gian-ta, các tháp Hin-đu... + Phim tư liệu về “Văn hóa Ấn Độ thời trung đại”, “Thánh địa Mĩ Sơn”. + Chuẩn bị soạn, dạy bằng giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu. 5 + Gúp-ta đã thống nhất miền Bắc và làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ. + Là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. * Văn hoá truyền thống Ấn Độ - Đạo Phật: + Ra đời vào thế kỉ VI TCN, do Thích Ca Mâu Ni sáng lập. + Được truyền bá mạnh mẽ dưới triều Asôca, tiếp tục dưới các triều đại Gup ta, Hác-sa, đến thế kỉ VII. - Kiến trúc Phật giáo: phát triển (chùa Hang, tượng phật bằng đá). - Ấn Độ giáo (Hin-đu giáo) + Bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ (đạo Bàlamôn). + Thờ 4 vị thần chính: Thần Brama (Sáng tạo), Thần Siva (hủy diệt), Thần Visnu (bảo hộ), Thần Indra (Sấm sét) - Kiến trúc Hinđu giáo: Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng: đền đá - Chữ viết : - Người Ấn Độ có chữ viết từ rất sớm và dần hoàn thiện chữ viết cổ của mình : từ chữ viết cổ Brahmi đã sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sankrit. - Tác dụng : viết văn bia, sáng tác văn học, là điều kiện để chuyển tải và truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài. Chữ Pali dùng để viết kinh Phật - Văn học + Bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ramayana là hai bộ sử thi bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại. * Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài. - Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống truyền bá ra bên ngoài mà ĐNA là khu vực ảnh hưởng rõ nét nhất. - Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hin-đu, chữ Chăm cổ). Thời Gúp-ta đã định hình văn hoá truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu. * Để giúp học sinh nắm chắc và hiểu được những nội dung kiến thức trên, giáo viên cần vận dụng nguyên tắc liên môn: Lịch sử với các môn địa 7 sáng lập ra đạo Phật là Thích ca Mâu ni- nguyên tên là Tat-đạt-đa, sinh vào khoảng thế kỉ VI TCN. Ông vốn là hoàng tử con vua nước Ka-pi-la. Sinh ra vào giữa lúc Ấn Độ ở trong tình trạng phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, chứng kiến nỗi khổ của con người, thấy người đời có những nỗi khổ vì sinh, lão, bệnh, tử, ông đã từ biệt cha mẹ, vợ con, từ bỏ sự giàu sang chốn cung đình vào Tuyết sơn đi tu và đếnnăm 35 tuổi thì được chính giác, nghĩa là thành Phật ở bên gốc cây bồ đề trên bờ sông Vi-liên-thiền (người đời sau gọi đó là cây bồ đề đạo trường). Giáo lí của Phật giáo được thể hiện trong thuyết “Tứ diệu đế” và “Bát chính đạo”, với mong muốn đi tìm con đường giải thoát nỗi khổ. Thích ca mâu ni quan niệm “Không thể có đẳng cấp trong dòng máu những con người cùng đỏ như nhau, không thể có đẳng cấp trong giọt nước mắt con người cùng mặn như nhau”, và khuyên con người sống từ bi hỉ xả, cứu khổ, cứu nạn... Với giáo lí tình thương như vậy nên đạo phật đã nhanh chóng đi vào quần chúng, được nhân dân ủng hộ. Dưới thời vua A-sô-ca, đạo Phật được coi là quốc giáo, đạo phật tiếp tục phát triển và được truyền bá mạnh mẽ dưới thời kì vương triều Gúp-ta. Giáo viên có thể hỏi học sinh về hiểu biết về đạo Phật ở Việt Nam, sau đó giáo viên bổ sung: Đạo Phật vào nước ta đầu công nguyên với tư cách là xứ giả của tình thương, được nhân dân ta đón nhận và nhanh chóng phát triển trong nhân dân. Cùng với sự phát triển của đạo Phật, hàng loạt các ngôi chùa được mọc lên, tiêu biểu nhất là chùa hang A-gian-ta. Giáo viên trình chiếu ảnh chùa hang chụp ở một số góc cạnh và miêu tả: Chùa hng A-gian-ta được xây dựng từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VII sau công nguyên. Đây là một công trình kiến trúc, nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời của bàn tay và khối óc con người. Chùa được xây dựng bằng phương pháp khoét sâu vào núi đá. Những hàng cột đá to đồ sộ với nhiều bức tượng phật bằng đá trông uy nghiêm và sống động. Trên các vách là những công trình trạm khắc, thuật lại từng giai đoạn trong đời sống của Phật. Nghệ thuật tài tình của những nhà điêu khắc là ở chỗ khi ánh đèn chiếu thẳng vào mặt Phật thì những nét mặt rất nghiêm nghị, có vẻ tầm tư, mặc tưởng. Nhưng khi ánh đèn chiếu về một bên thì những bóng tối ở môi và ở cằm của tượng làm nở ra trên mặt Phật một nụ cười kín đáo và hiền từ.... Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa đã kết hợp với nhau chặt chẽ. Những bức họa trên trần và trên vách trong động tuy cách đây hơn hai ngàn năm, nhưng phần nhiều vẫn chưa phai nhạt đi máy. Nét họa rất điêu luyện, đầy sức hiện thực sâu sắc. Khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu về Hin-đu giáo, giáo viên trình chiếu cho học sinh xem hình ảnh biểu tượng của 3 vị thần Bra-ma (Sáng tạo), Silva (Hủy diệt) và thần Vi-snu (bảo hộ) và giảng giải: Đạo Hin-đu ra đời trên cơ sở tín ngưỡng Bà-la-môn cổ xưa, thờ 4 vị thần chính: Brama, Silva, Visnu và thần 9 hiểu: văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến Đông Nam Á giống như một tấm véc-ni phủ bên ngoài, khi ta bóc lớp màn ấy ra là một nền văn hóa mang đậm bản sắc Đông Nam Á. Sau khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức, giáo viên có thể củng cố lại bài học, kiểm tra nhận thức của học sinh bằng một trò chơi ô chữ với các câu hỏi được thiết kế sẵn trong giáo án điện tử. Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc trước bài 9 và sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến lịch sử và văn hóa Ấn Độ. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Qua việc tích hợp bài học lịch sử với các môn khoa học xã hội có liên quan: Văn học, Địa lí, Nghệ Thuật - Kiến trúc, giúp cho học sinh có cái nhìn đa chiều và toàn diện, rèn luyện học sinh một tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động về bài học lịch sử. Từ đó có quan điểm toàn diện khi nhận thức vấn đề, đây là nguyên tắc quan trọng khi xem xét một sự kiện lịch sử. Trên cơ sở vận dụng kiến thức văn học, địa lí, tư tưởng, tôn giáo, Nghệ thuật, Kiến trúc trong bài học lịch sử, học sinh học sinh hiểu được sâu sắc nhất các vấn đề lịch sử của Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào, lí giải được tại sao hai Vương quốc này lại có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc. Qua việc học sinh sưu tầm tư liệu phục vụ bài học: tranh ảnh, lược đồ Capuchia và Lào, tìm hiểu về Chữ viết, văn học, các công trình nghệ thuật kiến trúc (quần thể kiến trúc Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, Tháp Thạt Luổng), học sinh tự bổ sung nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho học tập của mình, góp phần ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài học. Qua quá trình làm việc nhóm, sưu tập, thực tế và tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào, học sinh sẽ có những hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về những di sản văn hóa của nhân loại nói chung, di sản văn hóa Đông Nam Á và Campuchia và Lào nói riêng. Đồng thời, các em cũng có được ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa của nhân loại, của dân tộc. Trong phạm vi sáng kiến này tôi đi sâu nghiên cứu chủ đề Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyến thống Ấn Độ”( Chương trình Lịch Sử lớp 10- Ban cơ bản). Sáng kiến này cũng cung cấp khá đa dạng tư liệu liên quan đến các môn học khác nên có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong dạy học một số môn có liên quan như: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_nguyen_tac_day_hoc_lien_mon_n.doc
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lị.doc