Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học khái niệm Toán học (Thể hiện qua dạy học Hình học lớp 10)

docx 21 trang sk10 10/05/2024 2102
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học khái niệm Toán học (Thể hiện qua dạy học Hình học lớp 10)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học khái niệm Toán học (Thể hiện qua dạy học Hình học lớp 10)

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học khái niệm Toán học (Thể hiện qua dạy học Hình học lớp 10)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT TRƯỜNG THI
(*Font Times New Roman, cỡ 16, đậm, CapsLock;** Font Times New Roman, cỡ 
 15,CapsLock
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 (Font Tmes New R
 oman, cỡ 15, CapsLock)
 QUY TRÌNH THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HỢP 
 TÁC TRONG DẠY HỌC KHÁI NIỆM TOÁN HỌC
 (THỂ HIỆN QUA DẠY HÌNH HỌC LỚP 10)
 Người thực hiện: Ngô Quang Hưng
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc môn : Toán
 THANH HOÁ, NĂM 2017 1. MỞ ĐẦU
1.1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Đổi mới PPDH đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của nền giáo dục 
nước ta hiện nay. Mục tiêu đổi mới PPDH là đào tạo được con người đáp ứng 
được sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghiệp hóa, như hiện nay.
 Dạy học cần hướng vào tổ chức cho HS học tập trong hoạt động, HS được 
cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó HS 
tự khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những 
tri thức đã được GV sắp đặt, đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH 
ở nhà trường phổ thông hiện nay. Với mục tiêu đó thì HS không những cần phải 
chiếm lĩnh được kiến thức mà còn có năng lực hòa nhập trong xã hội.
 Dạy học hợp tác nhằm thúc đẩy HS học tập tích cực, tạo cơ hội cho HS 
yếu kém học tập ở những bạn giỏi hơn và những HS khá giỏi không chỉ hoàn 
thành nhiệm vụ của mình mà còn giúp đỡ các bạn yếu hoàn thành nhiệm vụ 
được giao. Học tập theo nhóm giúp HS phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng lời 
nói, phát triển các năng lực xã hội như: khả năng lãnh đạo, đưa ra quyết định, 
xây dựng lòng tin từ đó thúc đẩy lòng tự trọng và nâng cao ý thức về bản 
thân. Mặt khác DHHT góp phần đẩy mạnh mối quan hệ tích cực giữa các HS 
như: tinh thần đồng đội, sự chia sẻ, sự tận tụy, sự cổ vũ động viên. Dạy học 
hợp tác làm tăng khả năng ghi nhớ của HS, giúp các em phát huy kỹ năng sáng 
tạo, đánh giá, tổng hợp, so sánh. Vì thế, dạy học hợp tác nhằm tạo cho HS 
phát triển khả năng hợp tác của con người.
 Toán học là bộ môn khoa học có tính trừu tượng cao. Các khái niệm là 
nguồn gốc của những khó khăn, trở ngại đối với những HS yếu về Toán, đa số 
HS này không hiểu khái niệm cơ bản của Toán học. Vì vậy việc hình thành khái 
niệm Toán học cho HS là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
 Quá trình hình thành khái niệm Toán học có tác dụng lớn đến việc phát 
triển trí tuệ cho HS. Song phần lớn giáo viên phổ thông dạy phần khái niệm 
Toán học còn nặng về thuyết trình chưa chú trọng cho HS khả năng tự tiếp cận 
kiến thức, khả năng nhận dạng và thể hiện khái niệm, GV rất ít khi tạo tình 
huống và cơ hội để các em HS cùng hợp tác và giải quyết vấn đề
 Vận dụng PPDHHT không đơn giản chỉ áp dụng máy móc việc ghép HS 
vào các nhóm nhỏ để tiến hành quá trình dạy học mà còn tùy thuộc vào môn 
học, điều kiện học tập, đối tượng HS, tính chất bài học và năng lực sư phạm của 
người GV. Vì vậy, nghiên cứu tổ chức DHHT trong dạy học môn Toán nói 
chung và dạy học khái niệm Toán học ở trường THPT nói riêng còn mới mẻ và 
cần thiết, việc vận dụng PPDHHT vào dạy học khái niệm Toán học như thế nào 
cho có hiệu quả là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Vận dụng 
phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học khái niệm Toán học (Thể hiện 
qua dạy học Hình học lớp 10)’’.
 1 kiến thức, mà còn đạt được mục đích cao hơn, đó là dạy cách sống cho HS. Đặc 
điểm của DHHT là nó tạo nên sự chấp nhận, tôn trọng, liên kết và tin tưởng lẫn 
nhau giữa các đối tượng trong giáo dục. Dạy học hợp tác khẳng định tầm quan 
trọng của sự ủng hộ về mặt xã hội. 
 Để đạt được thành tích trong học tập, các HS cần cùng nhau tìm kiếm và 
khai thác thông tin. Việc HTHT sẽ giúp HS làm được điều đó. Chúng ta vẫn 
thường nói: “Học tập thành công, rèn luyện thành công”, “thành công” có thể 
coi là động lực, động cơ của tất cả mọi người. Trong HTHT, khả năng thành 
công và ý nghĩa của thành công lớn hơn rất nhiều, bởi vì HS thực sự coi thành 
công như một phần thưởng tinh thần bên trong hơn là phần thưởng bên ngoài 
cho thành tích đạt được. Người tham gia HTHT có khuynh hướng vươn lên theo 
động lực nội tại của mình, vì vậy mà sự xuất hiện xúc cảm, tình cảm tích cực sẽ 
mạnh hơn các hình thức học cá nhân và học tranh đua.
 Có thể nói PPDHHT là một mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học. 
Dạy học hợp tác là một PPDH tích cực, phát huy được tối đa mục tiêu đặt ra đối 
với người học.
2.1.2. So sánh học tập hợp tác với các hình thức học tập khác
 * So sánh học hợp tác với học tranh đua và học cá nhân
 +) Học cá nhân là hình thức học mà mỗi người tự hoàn thành nhiệm vụ 
được giao. Học cá nhân có tác dụng rèn ý chí phấn đấu cho HS và phù hợp với 
những HS có năng lực đặc biệt. Đối với những HS bình thường thì việc học theo 
hình thức này sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt với cách học này, HS chỉ có kiến 
thức mà không rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp xã hội
 +) Học tranh đua là hình thức học mà trong đó mỗi HS cần phải thấy 
được mình thắng hay thua những người khác trong một cuộc so tài học tập. 
Nhiệm vụ của giáo dục hiện nay là làm sao để HS vừa được cảm thấy sự chiến 
thắng vừa hiểu được thất bại chỉ là tạm thời. Qua thất bại, HS tìm được sự đồng 
cảm, những kinh nghiệm để đạt được sự thành công ở lần sau. Học tranh đua sẽ 
kích thích tính tích cực trong học tập, đó là tác nhân không thể thiếu được trong 
quá trình dạy học, đặc biệt là với đối tượng học sinh phổ thông. Tuy nhiên, 
tranh đua có nhược điểm là sẽ tạo nên tính ích kỉ cá nhân, không động viên 
được số đông HS. Một số em bị thất bại liên tiếp sẽ bị mắc bệnh trầm cảm hoặc 
thiếu tự tin vào bản thân. Điều đó ảnh hưởng đến ý chí và kết quả học tập của 
HS. Tranh đua gay gắt có thể gây nên những xung đột lớn, thậm chí có thể có 
những thủ đoạn xấu, điều này trái với mục tiêu giáo dục nước ta.
 +) Học hợp tác là kiểu học đóng vai trò quan trọng nhất trong các cách 
xây dựng tình huống học tập như trên, vì nó kết hợp được những điểm mạnh 
của mô hình học tập cá nhân và học tập tranh đua. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc 
điểm môn học, nội dung kiến thức, thời điểm học tập, đối tượng HS và điều 
 3 * Học hợp tác nhóm và học nhóm truyền thống
 Học nhóm truyền thống là hình thức ghép một số HS vào một nhóm để 
giúp nhau trong học tập, chủ yếu là ôn luyện những phần đã được học ở lớp. 
Hình thức này xuất hiện khi những tư tưởng XHCN được dấy lên với mục tiêu 
kêu gọi lòng tương thân, tương ái. Hình thức này đã làm tăng thêm tình bạn, các 
HS khá đã giúp đỡ các bạn yếu hơn mình học tập tốt hơn. Đặc điểm của hình 
thức này là hoạt động học nhóm có tính chất tự phát, ít có sự can thiệp của GV 
và HS kém phụ thuộc HS khá, không có sự tác động qua lại.
 Sau đây là bảng so sánh giữa học hợp tác nhóm với học nhóm truyền 
thống qua nghiên cứu ở [6].
 Stt Học hợp tác nhóm Học nhóm truyền thống
 1 Phụ thuộc tích cực Phụ thuộc không tích cực
 Liên quan đến trách nhiệm cá Không liên quan đến trách nhiệm cá 
 2
 nhân nhân
 3 Thành viên nhóm đa dạng Thành viên nhóm thuần nhất
 4 Chia sẻ vai trò nhóm trưởng Vai trò nhóm trưởng được chỉ định
 Chịu trách nhiệm về bạn cùng 
 5 Chỉ chịu trách nhiệm về bản thân
 nhóm
 Chú trọng đến nhiệm vụ và sự 
 6 Chỉ chú trọng đến nhiệm vụ
 duy trì nhóm
 Các kỹ năng xã hội được dạy trực Các kỹ năng xã hội chỉ mang tính 
 7
 tiếp hình thức và thả nổi
 8 GV theo dõi và can thiệp GV để mặc các nhóm hoạt động
 9 Diễn ra quá trình nhận xét nhóm Không có quá trình nhận xét nhóm
 Bảng 1.2 Bảng so sánh giữa học hợp tác nhóm với học nhóm truyền thống
 Như vậy, nhìn về hình thức bên ngoài thì học nhóm truyền thống có vẻ 
giống học hợp tác nhóm, song về bản chất thì có nhiều khác biệt. Dạy học hợp 
tác nhóm cần chuẩn bị công phu hơn, HS được làm việc nhiều hơn, GV có 
nhiều chức năng hơn và hiệu quả dạy học thu được tốt hơn.
2.1.3. Quá trình dạy học hợp tác
 Những điều kiện để tổ chức dạy học hợp tác
 Học tập hợp tác là một trong những xu thế học tập mới đang được phát 
triển mạnh mẽ ở nhiều nước, quá trình HTHT sẽ có hiệu quả khi đáp ứng được 
một số điều kiện sau:
 5 nhóm từ 3 đến 4 phút để hoàn thành. Sử dụng cách thức: Trình bày/chia sẻ/lắng 
nghe/đưa ra câu trả lời mới. Chọn ngẫu nhiên 2 hoặc 3 HS trình bày tóm tắt 
phần thảo luận của mình.
 - Thực hiện phần hai của bài giảng và đưa ra nhiệm vụ thảo luận thứ hai. 
Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi bài học hoàn thành.
 - Đưa ra nhiệm vụ học tập có trọng tâm cuối cùng để kết thúc bài học. 
Dành 5 đến 6 phút để tóm tắt và thảo luận về những vấn đề đã được đề cập trong 
giờ học.
 - Thực hiện trình tự này một cách đều đặn để giúp HS nâng cao kỹ năng 
và đẩy nhanh tốc độ hoàn thành những nhiệm vụ thành những nhiệm vụ thảo 
luận ngắn.
 - Tổ chức các nhóm học hợp tác
 Có ba loại nhóm học hợp tác sau đây:
 - Nhóm học tập chính thức là những nhóm HS được tổ chức chặt chẽ và 
duy trì cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
 - Nhóm học tập không chính thức là những nhóm tồn tại trong thời gian 
ngắn và có tổ chức không chặt chẽ (ví dụ như kiểm tra người ngồi cạnh có hiểu 
bài không).
 - Nhóm HTHT cơ sở là nhóm HTHT lâu dài, có mối quan hệ vững chắc 
giữa các thành viên với trách nhiệm chính là giúp đỡ, khuyến khích, hỗ trợ nhau 
hoàn thành phần việc được giao, nỗ lực hơn trong học tập.
 Khi thành lập nhóm người GV cần tiến hành các nhiệm vụ sau:
 +) Xác định kích thước nhóm: Việc này phụ thuộc vào điều kiện học tập 
và tầm quan trọng của sự hợp tác. Kích thước càng nhỏ thì HS càng có nhiều cơ 
hội trao đổi mặt đối mặt, nhưng kích thước nhỏ quá sẽ ảnh hưởng đến khả năng 
tận dụng sức mạnh của sự hợp tác.
 +) Lựa chọn các thành viên vào một nhóm: Chúng ta có thể lựa chọn 
nhóm thuần nhất theo năng lực, theo chủ đề cần quan tâm hoặc chọn nhóm gồm 
đa dạng trình độ nhận thức về điều kiện học tập.
 +) Xác định thời gian duy trì nhóm: Cần duy trì các nhóm đến thời điểm 
đủ độ ổn định và có thành công nhất định. Có thể giải tán nhóm và thành lập 
nhóm mới khi nhóm cũ hoạt động kém hoặc khi có mong muốn tất cả HS trong 
lớp có cơ hội cùng học tập với tất cả các bạn.
 Để hình thành được nhóm tốt, GV cần nắm được đặc điểm, tính cách, 
năng lực học tập của từng HS. Mỗi nhóm tự cử ra người giữ vai trò nhóm 
trưởng, thư ký, quan sát viên, báo cáo, và thành viên của nhóm để thực hiện các 
nhiệm vụ đạt kết quả tốt. Các vai trò này nên được thay đổi luân phiên để HS 
được trải nghiệm các chức năng trong hợp tác, qua đó tự khẳng định mình và tạo 
sự hòa đồng giữa các thành viên trong nhóm.
 - Tổ chức lớp học
 Nên bố trí HS trong mỗi nhóm được ngồi gần nhau để các em có thể dễ 
dàng chia sẻ tài liệu học tập, duy trì sự liên hệ mặt đối mặt và trao đổi nhỏ, đủ 
nghe trong nhóm. Thường nên chọn HS ngồi ở hai bàn trên và dưới, khi đó HS 
 7 2.3. GIẢI PHÁP: QUY TRÌNH THIẾT KẾ TÌNH HUÔNG DẠY HỌC 
HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC KHÁI NIỆM TOÁN HỌC.
2.3.1. Giải pháp: Quy trình thiết kế tình huống dạy học hợp tác trong dạy 
học khái niệm Toán học
 Căn cứ vào cơ sở lí luận tôi thiết kế một tình huống DHHT trong dạy học 
khái niệm Toán học theo các nội dung cơ bản sau:
 • Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học khái niệm
 - Kiến thức: Học sinh cần nắm vững khái niệm nào trong bài học? Cần 
củng cố khái niệm nào?
 - Kỹ năng: Học sinh vận dụng khái niệm được học ở trên vào những tình 
huống nào trong Toán học và trong thực tế.
 -Tư duy, thái độ: Rèn luyện tư duy, thái độ hợp tác, phê phán như thế nào 
cho HS khi nghiên cứu khái niệm toán học đó?
 • Bước 2: Nội dung kiến thức 
 - Lựa chọn những nội dung có tác dụng hình thành nhu cầu hợp tác, 
 những nội dung kích thích sự tranh luận trong tập thể khi hình thành khái 
 niệm, định nghĩa hay củng cố khái niệm.
 • Bước 3: Nhiệm vụ học tập hợp tác
 - Giáo viên chuẩn bị nội dung gợi vấn đề, phiếu học tập phù hợp với tình 
 huống cần HTHT trong hình thành khái niệm, định nghĩa hay củng cố 
 khái niệm.
 • Bước 4: Dự kiến các tình huống thảo luận trong nhóm:
 - Dự kiến các tình huống có thể xảy ra
 - Dự kiến các câu hỏi gợi ý khi cần thiết
 • Bước 5: Tổ chức hoạt động hợp tác thực hiện nhiệm vụ được đặt ra
 - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
 - Học sinh nhận phiếu học tập, suy nghĩ và tìm hiểu.
 - Thảo luận nhóm. Mỗi thành viên trình bày ý kiến của mình, các thành 
viên khác chú ý lắng nghe, so sánh, đối chiếu các ý kiến giống và khác nhau sau 
đó thư ký tổng hợp các ý kiến và thống nhất chung kết quả của nhóm.
 • Bước 6: Kết luận vấn đề: Sau khi các nhóm trình bày xong kết quả của 
nhóm mình, các nhóm thảo luận, GV nhận xét, bổ sung và xác nhận hoặc bác bỏ 
kiến thức, đánh giá các thành viên trong nhóm.
2.3.2. Vận dụng giải pháp vào dạy học hình thành khái niệm toán học
 Con đường hình thành khái niệm được hiểu là quá trình hoạt động và tư 
duy dẫn tới một sự hiểu biết về khái niệm đó nhờ định nghĩa tường minh, nhờ 
mô tả, giải thích hay chỉ thông qua trực giác, ở mức độ nhận biết một đối tượng 
hoặc một tình huống có thuộc khái niệm đó hay không. Hình thành khái niệm 
còn bao gồm cả việc vận dụng khái niệm để giải quyết những vấn đề khác nhau 
trong khoa học và đời sống.
 Trong dạy học, người ta thường phân biệt ba con đường hình thành khái 
niệm: Con đường suy diễn, con đường quy nạp và con đường kiến thiết.
2.3.2.1 Hình thành khái niệm bằng con đường quy nạp trong dạy học hợp tác
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_hop_tac_t.docx