Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 Sinh lớp 12 - Ban cơ bản

docx 20 trang sk10 06/01/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 Sinh lớp 12 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 Sinh lớp 12 - Ban cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 Sinh lớp 12 - Ban cơ bản
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
 Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
   
 Mã số:.
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
 VÀO GIẢNG DẠY BÀI 10, 11, 12 
 SINH LỚP 12 - BAN CƠ BẢN
 Người thực hiện: Dương Thị Oanh
 Lĩnh vực nghiên cứu:
 Quản lí giáo dục.
 Phương pháp giảng dạy bộ môn: Sinh học 
 Lĩnh vực khác................. .
 Có đính kèm:
  Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
 Năm học 2011 – 2012 MỤC LỤC
I. Lí do chọn đề tài..........................................................................................Trang 1
II. Nội dung:
 1. Cơ sở lý luận.........................................................................................Trang 2
 a. Bản chất dạy học nêu vấn đề............................................................Trang 2
 b. Các phương pháp dạy học nêu vấn đề .............................................Trang 3
 c. Các bước tiến hành của dạy học nêu vấn đề ...................................Trang 3
 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài .......................Trang 4
 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen ..................................Trang 4
 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen ..........................................................Trang 7
 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân ..............Trang
 10
III. Hiệu quả của đề tài....................................................................................Trang
12
IV. Đề xuất, khuyến nghị khản năng áp dụng ................................................Trang
14
V. Tài liệu tham khảo......................................................................................Trang
16 như thế nào cho hiệu quả bởi nếu giáo viên vận dụng không phù hợp sẽ rất dễ 
đưa học sinh vào kiểu tiếp thu kiến thức thụ động nhàm chán, để tạo hiệu quả tối 
ưu cho phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải hiểu rõ bản chất, các bước 
tiến hành của phương pháp, nội dung, trọng tâm của từng bài, đối tượng mình 
cầm truyền thụ, có thể vận dụng đối với cả bài, từng phần hay kết hợp với khai 
thác công nghệ thông tin hoặc hoạt động nhóm cho hiệu quả. Trong sáng kiến 
kinh nghiệm này tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thân khi vận dụng 
phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 - Sinh lớp 12 Ban 
cơ bản.
II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1 – Cơ sở lý luận:
1.1 - Bản chất dạy học nêu vấn đề:
a. Khái niệm về dạy học nêu vấn đề:
- Là phương pháp dạy học đưa học sinh vào chính sự tìm tòi có hiệu quả của các 
nhà khoa học, tức là chuyển hoá sự tìm tòi thành phẩm chất của cá thể học sinh 
theo con đường tựa như con đường mà loài người đã theo để khám phá, kiếm tìm 
và đã vật chất hoá các phát minh, phát kiến.
- Đặc trưng của dạy học nêu vấn đề thể hiện ở hai yếu tố thành phần: tình huống 
có vấn đề và giả thuyết để giải quyết vấn đề.
- Kiểu dạy học nêu vấn đề tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động 
nhận thức của học sinh theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề. Dạy học 
nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm của 
quá trình dạy học. Các PPDH như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm...theo kiểu 
nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho học sinh chuẩn bị tiếp thu 
kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận 
thức.
b - Bản chất tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học:
Học sinh trong quá trình nhận thức vốn tri thức chung của nhân loại, đã vấp phải 
tình huống giữa vốn hiểu biết cuả bản thân với nội dung một khái niệm, qui luật 
mới nào đó thì sẽ xuất hiện vấn đề đó là vấn đề học tập.
Trong dạy học nêu vấn đề việc tạo ra tình huống có vấn đề trong quá trình dạy 
học đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của người dạy, giáo viên 
tạo tình huống phải phù hợp với khả năng cuả học sinh, có tỷ lệ hợp lý giữa cái 
đã biết và cái chưa biết. Vấn đề học tập phải vừa sức cuả học sinh để các em có 
khả năng giải quyết vấn đề đó. Nếu vấn đề đặt ra cho học sinh quá dễ hoặc quá 
khó đều không mang lại hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy cấu tạo 2 mạch đơn của phân tử ADN, giáo viên đưa ra tình 
huống: mối liên kết giữa các bazơnitric trên 2 mạch là A liên kết với T và G liên 
kết với X, từ đó rút ra một bazơnitric có kích thước lớn (A, G) liên kết với một 
bazơnitric có kích thước nhỏ ( T, X).
Nếu tình huống này đưa ra cho học sinh lớp 9 khi dạy về cấu trúc ADN thì đó là 
tình huống không làm xuất hiện vấn đề học tập ở học sinh, bởi vì những kiến 
thức của học sinh lớp 9 về hóa học, sinh học chưa đủ để tìm tòi vấn đề mới. 
Nhưng cũng với tình huống trên đặt ra trước học sinh lớp 12 thì sẽ là tình huống 
có vấn đề. Một số học sinh có năng lực học tập sẽ hình thành câu hỏi có vấn đề: Bài 10 : TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
1. Mục tiêu của bài học:
+ Kiến thức
- Nhận dạng được các kiểu tương tác giữa các gen không alen trong tác động bổ
sung, tác động cộng gộp, lấy ví dụ tính đa hiệu của gen.
- Vận dụng: nhận dạng bài toán tuân theo qui luật tương tác bổ sung và tác động
cộng gộp.
+Trọng tâm:
Tương tác giữa các gen không alen trong tác động bổ sung, tác động cộng gộp.
2. Cách tiến hành bài giảng:
I – TƯƠNG TÁC BỔ SUNG:
* Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề
Giáo viên thông báo tình huống bằng bài toán nhận thức qua khâu kiểm tra:
Bài toán: Ở đậu Hà Lan gen A qui định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với 
gen a qui định tính trạng hạt xanh; gen B qui định tính trạng hạt trơn trội hoàn 
toàn so với gen b qui định tính trạng hạt nhăn; các gen phân li độc lập. Viết sơ 
đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai sau:
PT/c : Hạt vàng x Hạt xanh PT/c : Hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
F1: F1:
F1 x F1: F1 x F1:
F2: F2:
Học sinh sẽ tái hiện tri thức về qui luật phân li; qui luật phân li độc lập:
PT/c: Hạt vàng x Hạt xanh PT/c : Hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
 AA aa AABB aabb
F1: 100% Aa (Hạt vàng) F1: AaBb (Hạt vàng, trơn)
F1 x F1: Hạt vàng x Hạt vàng F1 x F1: Hạt vàng, trơn x Hạt vàng, trơn
 Aa Aa AaBb AaBb
GF1: A, a A, a GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2: 1 AA: 2Aa:1aa F2: 9 A- B (hạt vàng, trơn) 
 3 (vàng) : 1(xanh) 3 A-bb (hạt vàng,nhăn) 
 3 aaB- ( hạt xanh trơn) 
 1aabb (hạt xanh, nhăn)
Học sinh tóm tắt thí nghiệm của qui luật tương tác bổ sung:
 Lai 1 tính trạng (1) Lai 2 tính trạng (2) TN của qui luật tương
 tác bổ sung (3)
PT/c:Hạt vàng xHạt xanh PT/c: Hạt vàng, trơn x hạt Pt/c: Hoa trắng x Hoa 
 AA aa xanh, nhăn trắng Trong SGK sinh 12 Ban cơ bản dùng ví dụ về tác động đa gen qui định màu da 
của người để chứng minh kiểu tương tác cộng gộp, tuy nhiên trong quá trình 
giảng dạy tôi nhận thấy sử dụng ví dụ chứng minh tương tác cộng gộp của SGK 
sinh 12 Nâng cao (trang 51) học sinh dễ hiểu bài và vận dụng giải bài tập tốt 
hơn, sau đó dùng kiến thức này để giải thích ví dụ về tác động đa gen qui định 
màu da của người (trang 43) sinh 12 Cơ bản.
* Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề:
Giáo viên thông báo tình huống bằng bài toán nhận thức qua khâu kiểm tra:
 TN của qui luật tương tác bổ sung TN của qui luật tương tác cộng gộp
 (1) (2)
Pt/c Hoa trắng x Hoa trắng Pt/c Hạt đỏ đậm x Hạt trắng
F1: 100% (Hoa đỏ ) F1: 100% (Hạt đỏ hồng)
F1 x F1: F1 x F1:
F2: 9/16 (hoa đỏ ): 7/16(hoa trắng) F2:15/16 (đỏ đậm hồng): 1/16 trắng
* Bước 2: Phát biểu vấn đề.
So sánh tỷ lệ phân li kiểu hình ở F 2 trong 2 phép lai học sinh sẽ phát hiện mâu
thuẫn:
Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 (1) >< phân li kiểu hình ở F2 (2)
* Bước 3: Xác định phương hướng giải quyết vấn đề.
=> Biện luận như ở phép lai (1) => ở phép lai (2) có 2 gen không alen cùng qui
định 1 tính trạng, các gen phân li độc lập.
* Bước 4: Chứng minh giả thuyết.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biện luận dựa vào kết quả kiểu gen F 2(2):
- Giả sử 2 cặp alen đó là A1a1; A2a2 => kiểu gen của F1(2): A1a 1A2a2
=> F2: 1/16 trắng: a1a1a2a2
Có mặt 1 gen trội A1 hoặc A2: cho tính trạng màu hồng
Có mặt càng nhiều gen trội thì màu hạt càng đậm, hiện tương này gọi là tác động
cộng gộp của các gen không alen( tác động đa gen)
* Bước 5: Đánh giá và kết luận.
Học sinh tự rút ra 2 nhận xét sau:
+ Tương tác giữa 2 gen không alen (phân li độc lập) cùng qui định 1 tính trạng.
+ F2:
- Thu được 16 tổ hợp.
- Tỷ lệ phân li kiểu hình: (15:1)
* Bước 6: Vận dụng
- Giải thích ví dụ tác động đa gen qui định màu da của người ( trang 43) sinh 12 
Cơ bản.
- Vận dụng giải dạng bài tập nhận biết tính trạng đang nghiên cứu di truyền theo
qui luật tương tác cộng gộp.
 Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
1. Mục tiêu của bài học:
+ Kiến thức PT/c: Thân xám x thân đen PT/c : Thân xám, cánh dài Pt/c:thân xám,cánh dài
 AA aa x thân đen, cánh cụt x thân đen, cánh cụt
 AABB x aabb
F1: 100% Aa (xám) F1: 100%AaBb (xám , F1 100%
 dài) (xám, dài)
Pa: F 1 xám x đen Pa: F1 xám, dài Pa: đực F1xám, dài 
 Aa aa x đen, cụt x cái đen, cụt
GPa: A, a a AaBb x aabb
 GPa:AB, Ab, aB, aa ab
Fa: 1 Aa (xám) : 1 aa(đen) Fa: 1AaBb(xám,dài) Fa: 1 xám dài
 1Aabb (xám, cụt) 1 đen cụt
 1aaBb(đen, dài) 
 1aabb (đen, cụt).
 => Tỷ lệ kiểu hình 
=> Tỷ lệ kiểu hình 1:1 1:1:1:1; xuất hiện 2 kiểu 
 hình mới khác bố mẹ do
 biến dị tổ hợp.
* Bước 2: Phát biểu vấn đề.
So sánh tỷ lệ phân li kiểu hình ở Fa trong 3 phép lai học sinh sẽ phát hiện mâu
thuẫn:
+ Cùng lai 2 tính trạng nhưng Fa(2) 4 loại kiểu hình tỉ lệ bằng nhau > < Fa( 3)
chỉ có 2 loại kiểu hình tỉ lệ bằng nhau.
+ Fa(2) có xuất hiện biến dị tổ hợp > < Fa( 3) không có biến dị tổ hợp.
+ Fa( 3) chỉ xuất hiện 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1 giống với Fa(1) trong trường
hợp lai 1 tính trạng.
=> Tạo sao trong kết quả phép lai phân tích không xuất hiện kiểu hình xám, 
ngắn và đen, dài?
* Bước 3: Xác định phương hướng giải quyết vấn đề.
=> Giáo viên hướng học sinh tới hình thành giả thuyết: 2 cặp gen cùng nằm trên 
1 cặp NST; tính trạng thân xám luôn đi kèm tính trạng cánh dài và tính trạng 
thân đen luôn biểu hiện cùng tính trạng cánh cụt => gen A và B cùng nằm trên 1 
NST ( AB); gen a và b cùng nằm trên 1 NST (ab).
* Bước 4: Chứng minh giả thuyết.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết sơ đồ lai.
* Bước 5: Đánh giá và kết luận.
Học sinh rút ra đặc điểm của hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn
- Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết.
- Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội (n) của 
loài đó.
- Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết
* Bước 6: Vận dụng
Học sinh tự rút ra 2 nhận xét sau:
+ Phép lai dùng để phát hiện có hiện tượng di truyền liên kết( Lai phân tích) còn xuất hiện 2 loại giao tử Ab = aB điều này được giải thích như thế nào? (do 
sự đổi chỗ của 2 alen A,a trong quá trình trao đổi chéo giữa 2 trong 4 cromatit 
thuộc cặp NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I)
* Bước 4: Chứng minh giả thuyết.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết sơ đồ lai.
* Bước 5: Đánh giá và kết luận.
+ Học sinh rút ra đặc điểm của hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn 
(hoán vị gen)
- Hoán vị gen là do sự trao đổi chéo ở từng đoạn tương ứng giữa 2 cromatit khác
nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu phân bào I của giảm phân.
- Tần số hoán vị gen (f) = Tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị và không
vượt quá 50%
- Trong phép lai phân tích:
f (%) = (Số cá thể có kiểu hình hoán vị gen/Tổng số cá thể của phép lai phân tích)x
100
- Hoán vị gen có thể diễn ra trong nguyên phân hoặc giảm phân; ở con đực hoặc
con cái là tuỳ từng loài.
- Hoán vị gen không làm thay đổi vị trí gen trên NST mà chỉ làm thay đổi thành 
phần gen.
+ Đối với học sinh giỏi: giải thích tại sao tần số hoán vị gen < 50%; trong trường
hợp tần số hoán vị gen = 50% khác với phân li độc lập ở đặc điểm nào?
* Bước 6: Vận dụng
Học sinh tự rút ra 2 nhận xét sau:
+ Phép lai dùng để phát hiện có hiện tượng hoán vị gen( Lai phân tích)
+ Dấu hiệu nhận biết bài toán tuân theo qui luật hoán vị gen:
- Lai phân tích cơ thể F1 dị hợp 2 cặp gen, qui định 2 cặp tính trạng (mỗi gen 
qui định 1 tính trạng.
- Fa: thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ khác 1.
Vận dụng giải dạng bài tập nhận biết tính trạng đang nghiên cứu di truyền theo
qui luật hoán vị gen.
 Bài 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
 VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
1. Mục tiêu của bài học:
+ Kiến thức
- Hiểu được qui luật di truyền liên kết với giới tính của gen nằm trên NST X,
 Y. Ý nghĩa của việc nghiên cứu di truyền liên kết giới tính.
- Đặc điểm di truyền của gen nằm ngoài NST.
+Trọng tâm:
 - Đặc điểm di truyền của gen lặn nằm trên NST X.
I – DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH:
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_neu_van_d.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 Sinh lớp.pdf