Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần Địa lí nông nghiệp trong bài 21 - Địa lý 10 sách Cánh diều
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần Địa lí nông nghiệp trong bài 21 - Địa lý 10 sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần Địa lí nông nghiệp trong bài 21 - Địa lý 10 sách Cánh diều

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VĨNH PHÚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THPT KIM NGỌC PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN CẤP: CƠ SỞ: ; TỈNH: . I. Thông tin về tác giả đăng ký sáng kiến 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN 2. Ngày sinh: 17/03/1977 3. Đơn vị công tác: Trường THPT Kim Ngọc 4. Chuyên môn: Địa Lý Nhiệm vụ được phân công trong năm học: Giảng dạy môn Địa Lý lớp 10A7, 11A2, 11A6, 12A1, 12A2, 12A5. II. Thông tin về sáng kiến 1. Tên sáng kiến: “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần Địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”. 2. Cấp học: Trung học phổ thông 3. Mã lĩnh vực (Theo danh mục tại Phụ lục 3): 58 4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2023 đến tháng 2/2023 5. Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Kim Ngọc Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10A7 trường THPT Kim Ngọc Ngày tháng 2 năm 2023 Ngày tháng 2 năm 2023 Ngày 17 tháng 2 năm 2023 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TỔ TRƯỞNG/NHÓM NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thanh Huyền [Trang 1] BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Một trong những nhiệm vụ đặt ra là đổi mới phương pháp giảng dạy trong chương trình phổ thông, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chỗ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Bộ môn Địa lý trong trường THPT là môn học khô khan, nhiều thuật ngữ mang tính khái quát, trừu tượng, hiện nay rất ít học sinh chọn làm môn thi đại học nên học sinh chưa chú trọng. Vì vậy làm thế nào để giúp học sinh hứng thú với môn học, khiến cho kiến thức học được ở trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống một phần phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên. Trong xu hướng dạy học hiện đại, việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án là một yêu cầu cần thiết nhằm khắc phục lối truyền thụ máy móc, một chiều và phát huy được phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”. 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Kim Ngọc - Số điện thoại: 0982868366 - Email: nguyenhuyen77.kn@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Huyền 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong giảng dạy phần địa lí nông nghiệp, bài 21- Địa lý ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong chương trình Địa lý 10- sách Cánh Diều 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: từ ngày 1/2/2023 đến ngày 15/2/2023 [Trang 3] án đó cần: Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, phát triển năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học. 7.1.3. Về mục tiêu giáo dục Về kiến thức: Hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về địa lí ngành nông nghiệp. Về kĩ năng: Tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng Địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy Địa lí cho học sinh, đó là tư duy tổng hợp gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất. 7.1.4. Giải pháp thực hiện. 7.1.4.1. Xác định mục tiêu dự án Xuất phát từ nội dung học tập, GV phải đưa ra một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích HS tham gia thực hiện. Chủ đề đưa ra phải gắn với thực tiễn cuộc sống, HS có thể làm việc độc lập để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế, thông qua việc thực hiện dự án HS hình thành kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Ví dụ: phần Địa lí Nông nghiệp trong bài 21 “ Địa lý ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản” Thông qua dự án HS biết được vai trò của ngành nông nghiệp, sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới, tại sao lại phân bố ở đó. Ngoài ra còn giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để giải thích thực tế sản xuất nông nghiệp ở địa phương nơi mình sinh sống. Từ đó giúp HS thích học Địa lý, yêu lao động và biết trân trọng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Từ mục tiêu đề ra GV tiến hành thiết kế ý tưởng và xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho dự án. 7.1.4.2. Thiết kế ý tưởng và xây dựng bộ câu hỏi định hướng Là hệ thống câu hỏi do GV đưa ra nhằm mục đích định hướng cho HS nội dung kiến thức trong bài học. Bộ câu hỏi định hướng là sự thể hiện cụ thể và sinh động mục tiêu dạy học: Các yêu cầu về kiến thức, năng lực, phẩm chất Ví dụ: Khi dạy phần địa lí Nông nghiệp trong Bài 21 “ Địa lý ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản” GV thiết kế 3 dự án: - Dự án 1: Tìm hiểu về ngành trồng trọt. Phần thuyết trình trên các slide và hoạt động nhóm có thể dựa trên bộ câu hỏi định hướng như sau: [Trang 5] - Dự án 2: Tìm hiểu ngành chăn nuôi (nhóm 2) - Dự án 3: Tìm hiểu về dịch vụ nông nghiệp (nhóm 3) Thời gian hoàn thành dự án là: 2 tuần. Trong đó: + Sau khi nhận dự án 1 tuần HS nộp dự án cho GV để tiến hành nhận xét, chỉnh sửa cho phù hợp. + Sau đó tiếp tục hoàn thành dự án và nộp lại cho GV trước tiết học 4 ngày. + GV kết hợp dự án của HS vào bài giảng đã thiết kế. - Hướng dẫn HS cách tìm hiểu thông tin. - Thống nhất thời gian trình bày dự án cho mỗi nhóm. 7.1.4.4. Các bước tổ chức DHTDA Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Chuẩn bị - Xây dựng bộ câu hỏi định - Làm việc nhóm. hướng. - Xây dựng kế hoạch dự án: Xác - Xây dựng ý tưởng. - Thiết kế dự án: Xác định nội định những việc cần làm, thời - Lựa chọn chủ đề, dung học ,ý tưởng và tên dự án. gian, phương pháp tiến hành và tiểu chủ đề. - Thiết kế nhiệm vụ cho HS. phân công công việc trong - Lập kế hoạch các - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ. nhóm. nhiệm vụ học tập. - Định hướng, tổ chức, giám -Tìm kiếm thông tin. sát, giúp đỡ HS thực hiện dự -Cùng GV thống nhất các tiêu án. chí đánh giá dự án. 2. Thực hiện dự - Theo dõi, hướng dẫn, đánh - Phân công nhiệm vụ cho các án. giá HS trong quá trình thực thành viên trong nhóm. -Thu thập thông tin. hiện. - Tiến hành thu thập, xử lí thông -Thảo luận với các -Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo tin thu được. thành viên khác. điều kiện thuận lợi cho HS thực -Xây dựng sản phẩm. -Tham vấn GV hiện dự án. -Thường xuyên phản hồi, thông hướng dẫn. -Bước đầu thông qua sản phẩm báo thông tin cho GV. cuối của các nhóm HS. 3. Kết thúc dự án. - Chuẩn bị cơ sở vật chất cho - Chuẩn bị sản phẩm. -Tổng hợp kết quả. buổi báo cáo dự án. - Giới thiệu sản phẩm. [Trang 7] ❖ Tìm hiểu địa lí: + Đọc được bản đồ , xử lí, phân tích số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về nông nghiệp ❖ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức giải thích thực tế sản xuất ngành nông nghiệp ở địa phương. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học. - Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Giáo án, 1 số bản đồ. - Phiếu học tập. 2. Học liệu: Vở ghi, giấy note III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu (Nhóm/ trò chơi/ 7 phút) a. Mục tiêu: - Tạo kết nối, kiểm tra kiến thức tích lũy của học viên với nội dung bài học. - Khơi gợi sự hứng thú, tính tò mò để học viên học tập tích cực, sáng tạo hơn. b. Nội dung: - HV chơi trò chơi “ AI TINH MẮT HƠN ” c. Sản phẩm: [Trang 9] I. Ngành nông nghiệp 1. Ngành trồng trọt a. Vai trò: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. b. Đặc điểm: - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và cây trồng là đối tượng sản xuất. Hoạt độngngành trồng trọt có tính mùa vụ và phân bố rộng. c. Phân bố: Cây lương thực chính Phân bố chủ yếu Giải thích Lúa gạo Khu vực nhiệt đới và cận Ưa khí hậu nóng, ẩm, đất nhiệt phù sa màu mỡ Lúa mì Khu vực ôn đới Ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ Ngô Phân bố rộng trồng nhiều Ưa đất ẩm, nhiều mùn, khí ở khu vực cận nhiệt, nhiệt hậu nóng, dễ thích nghi đới, ôn dao động của thời tiết Cây CN chính Phân bố chủ yếu Giải thích Mía, cao su, cà phê Khu vực nhiệt đới Ưa nhiệt, ẩm cao Chè Cận nhiệt Ôn hòa, mưa nhiều Củ cải đường Ôn đới , cận nhiệt Ưa khí hậu ôn hòa, đất đen Đạu tương Phân bố rộng khắp Khí hậu ẩm, đất tơi xốp d. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm - Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho nhóm 1 chuẩn bị bài thuyết trình trên Powerpoint - Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thực hiện nhiệm vụ. - Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định học sinh thuộc nhóm 1 lên trình bày, trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức. [Trang 11] - Giải thích được sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn. - Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của các ngành chăn nuôi: gia súc, gia cầm b. Nội dung - Học sinh hoạt động cá nhân/cặp đôi/nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập đã được giao về nhà c. Sản phẩm 2. Ngành chăn nuôi a. Vai trò: - Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người như: thịt, trứng, sữa, - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. - Tạo mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ, tăng GDP đất nước - Thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa. b.Đặc điểm: - Đối tượng là các vật nuôi, tuân theo quy luật sinh học nhất định. - Chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn - Có sự thay đổi về hình thức chăn nuôi và hướng chuyên môn hóa, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học-công nghệ trong sản xuất. c. Phân bố: - Bò: Ấn Độ, Hoa kì, Pakixtan, Trung Quốc. -Lợn: Trung Quốc, Hoa Kì, Tây Ban Nha. - Trâu: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakixtan. - Dê: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu Đăng - Gia cầm: khắp nơi trên thế giới d. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ 1: Cá nhân - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh đọc SGK liên hệ thực tế trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của ngành chăn nuôi? Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tự nghiên cứu trả lời, ghi câu trả lời vào vở. [Trang 13]
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_a.pdf