Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY VIẾT DỰA TRÊN TIẾN TRÌNH VÀO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” LĨNH VỰC: MÔN NGỮ VĂN Nghệ An, tháng 4 năm 2022 MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài . 1 1.2. Mục tiêu, đóng góp, tính mới của đề tài . 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu ... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ... 3 2.1.1. Cơ sở lý luận.. 3 2.1.1.1. Phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình là gì? 3 2.1.1.2. Tại sao nên quan tâm đến phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ trong bối cảnh hiện nay? . 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn... 5 2.1.2.1. Thực tiễn tình hình triển khai phương pháp dạy viết dựa trên tiến 5 trình... ... 2.1.2.2. Thực trạng tạo lập văn bản tự sự của học sinh lớp 10 trung học phổ 6 thông. 2.2. Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển 9 năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông 2.2.1. Điều kiện để áp dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ 9 thông. 2.2.2. Các giai đoạn của phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát 10 triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông 2.2.3. Quy trình áp dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát 10 triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông 2.3. Thực nghiệm sư phạm .... 15 2.3.1. Mục đích thực nghiệm 15 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Ý nghĩa chữ viết tắt HS Học sinh GV Giáo viên PP Phương pháp TTTL VB Tiến trình tạo lập văn bản YCCĐ Yêu cầu cần đạt SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông Từ những vấn đề được trình bày ở trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông” 1.2. Mục tiêu, đóng góp, tính mới của đề tài. Mục tiêu của đề tài: Đề tài này của tôi nhằm trả lời ba câu hỏi: Việc dạy viết dựa trên tiến trình có tác động như thế nào với việc phát triển năng lực viết văn tự sự của học sinh lớp 10 trung học phổ thông? Việc dạy viết dựa trên tiến trình có góp phần nâng cao năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh hay không? Có thể vận dụng phương pháp này vào dạy Làm văn ở trường phổ thông? Đóng góp mới của đề tài: Vận dụng phương pháp dạy viết theo tiến trình trong viết văn tự sự giúp cho người dạy và người học văn thay đổi cách dạy, cách học của mình; đối với người học, nâng cao được kĩ năng viết văn tự sự, biết chọn các chi tiết tiêu biểu, phát triển năng lực tư duy, ngôn ngữ và sáng tạo; làm cho giờ dạy học văn trở nên hứng thú, sinh động, giáo viên có thể phát huy được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực . Tính mới của đề tài: Đây là một đề tài mới, đề xuất những hướng đi mới phù hợp với bộ môn và bắt kịp xu hướng phát triển giáo dục hiện nay. Thay đổi cách tiếp cận từ dạy viết như một sản phẩm sang dạy tiến trình. Để học sinh chủ động tham gia hoạt động học, phát triển năng lực tạo lập văn bản, năng lực ngôn ngữ, sáng tạo ngôn ngữ thì việc vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình là hoạt động quan trọng, cần thực hiện nghiêm túc. 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phân tích, so sánh, thống kê, thực nghiệm khoa học. 1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài. - Văn tự sự 10 THPT. - Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 10 tại Trường THPT Diễn Châu 3 trong năm học 2020-2021, 2021-2022. - Nghiên cứu văn bản “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. 2 kĩ năng nên các em phải sao chép văn mẫu. Trong khi ở các nước, việc dạy văn bản được thực hiện dựa trên tiến trình tạo lập văn bản kết hợp với một số phương pháp như quan sát, phân tích mẫu và dạy dựa trên đặc điểm thể loại thì ở Việt Nam cách dạy vẫn chủ yếu là dựa trên sản phẩm. Nhiều nhà nghiên cứu đã xem tạo lập văn bản là một tiến trình tư duy phức tạp, không theo một đường thẳng, gồm nhiều giai đoạn. Theo Murray (1972), đó là các giai đoạn: - Trước khi viết: người viết thực hiện các hoạt động như nhận biết về đề tài và chủ đề văn bản, người đọc, chọn lựa hình thức phù hợp cho văn bản. Giai đoạn này có thể bao gồm các hoạt động như tìm kiếm thông tin, phác thảo đề cương, xác định tên văn bản và hướng viết. - Viết: là hành động tạo lập bản nháp thứ nhất. - Sau khi viết: người viết xem lại chủ đề, hình thức và người đọc. Trong giai đoạn này, người viết phải suy nghĩ lại, tái thiết kế và viết lại. Cách dạy viết dựa trên tiến trình được xem là khác hẳn với cách dạy viết truyền thống là dạy hướng đến sản phẩm (product-oriented method of teaching writing). Dạy viết dựa trên tiến trình chú trọng vào từng cá nhân người học – người viết để phát triển quan điểm, cách nhìn của họ về chủ đề bài viết về cách viết qua từng giai đoạn tạo lập văn bản. Cách dạy này thể hiện quan điểm “kiến thức là một tiến trình, không phải là một sản phẩm”. Thay vì chỉ tập trung vào chính tả, ngữ pháp, giáo viên cần hướng dẫn và tạo cơ hội cho học sinh tập trung vào chính quá trình tạo lập văn bản, bao gồm việc lập kế hoạch, viết nháp, biên tập và chỉnh sửa sản phẩm của họ . Việc chỉnh ngữ pháp và chính tả chỉ xảy ra trong giai đoạn chỉnh sửa còn chỉnh sửa nội dung được thực hiện trong suốt tiến trình văn bản được tạo lập. Vì “viết là một tiến trình” nên giáo viên không áp đặt quan điểm của mình, không lập dàn ý mẫu cho học sinh sao chép mà tổ chức cho học sinh học cách viết trong suốt tiến trình tạo lập văn bản với sự trợ giúp của giáo viên, sự tương tác với các bạn học. Các hoạt động dạy học được tổ chức “xung quanh những trải nghiệm cá nhân của người học và những ý kiến và viết được xem là một hành động sáng tạo của sự tự khám phá. Điều này giúp làm nảy sinh sự tự ý thức về hoạt động viết ở vai trò xã hội và năng lực văn chương cũng như giúp suy nghĩ thông suốt và tự thể hiện một cách hiệu quả”. Vì viết là một tiến trình tư duy phức tạp, là hành động khám phá ý tưởng của chính bản thân người viết nên giáo viên phải kích thích ý tưởng của học sinh qua các giai đoạn trước, trong và sau khi viết, tổ chức cho học sinh lập kế hoạch, viết nháp, chỉnh sửa để hoc sinh có cơ hội khám phá tiến trình viết của chính họ. Trong tiến trình này, người viết được đóng vai người đọc, đọc lại sản phẩm của mình để hiểu cách người đọc tiếp nhận văn bản của mình, từ đó chỉnh sửa văn bản. Qua đó, người học được phát triển các năng lực tư duy như phân tích, đánh giá, tái đánh giá, khái quát, suy ngẫm, tự điều chỉnh, đồng thời học cách nắm bắt, định hình và diễn đạt ý tưởng. Việc giáo viên tổ chức cho học sinh tự chỉnh sửa và chỉnh sửa văn bản của người khác đã có tác động tốt đối với sự 4 “Một hướng thiết kế bài học Ngữ văn trong sách giáo khoa nhằm phát triển năng lực viết của học sinh trung học cơ sở”. Bài viết đã đề xuất cách thiết kế một bài học tập làm văn tự sự cụ thể để phát triển năng lực viết của học sinh. Như vậy, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và bao quát về lí thuyết dạy học viết dựa trên tiến trình và việc vận dụng lí thuyết này vào tổ chức dạy học tạo lập văn bản tự sự cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. 2.1.2.2. Thực trạng tạo lập văn bản tự sự của học sinh lớp 10 trung học phổ thông Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản là một trong hai kĩ năng cơ bản của người học văn. Tạo lập các văn bản giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy, sử dụng ngôn từ, nâng cao trí tưởng tượng phong phú, chuyển tải đầy đủ linh hoạt các ý tưởng, suy nghĩ và giãi bày tư tưởng của bản thân về cuộc sống, con người, xã hội,... mà viết truyện là một trong những hoạt động thể nghiệm tốt nhất cho những vấn đề trên. Trong chương trình khung của Bộ và sách giáo khoa Ngữ văn 10 hiện hành, học sinh được hình thành và phát triển năng lực làm văn tự sự qua các tiết dạy làm văn và đọc hiểu văn bản tự sự dân gian ( 07 tiết kĩ năng làm văn tự sự, 14 tiết đọc hiểu các văn bản tự sự dân gian - Thực hiện năm học 2019 - 2020; 05 tiết kĩ năng làm văn tự sự, 12 tiết đọc hiểu các văn bản tự sự dân gian - Thực hiện năm 2020-2021; 9 tiết kĩ năng làm văn tự sự, 9 tiết đọc hiểu các văn bản tự sự dân gian- Thực hiện năm học 2021-2022). Đây là con số đáng kể chứng tỏ tầm quan trọng của việc hình thành kĩ năng viết văn tự sự cho các em mà Bộ giáo dục đã ban hành. Trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông, chủ đề văn tự sự có các bài học với các mức độ như sau: Mức độ vận dụng Bài học Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu và vận dụng cao - Nêu khái niệm dàn - Quá trình lập dàn ý ý? một bài văn tự sự - Dàn ý bài văn tự sự? thường diễn ra như thế nào? - Trong phần trích - Trước khi lập dàn Em rút ra được bài học Lập dàn ý SGK, nhà văn Nguyên ý, cần suy nghĩ và gì trong quá trình bài văn tự Ngọc đã nói về việc lựa chọn những gì? hình thành ý tưởng, dự sự gì? kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự? - Vai trò của dàn ý đối Nhiệm vụ cụ thể của Lập dàn ý cho bài văn với người viết, người mỗi phần trong bài viết về một câu kể? văn tự sự là gì? chuyện xảy ra trong 6 Về phía người giáo viên, trước đây khi dạy văn tự sự cho các em, tôi mới chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong quá trình dạy chỉ dạy tập làm văn ở những tiết học về tập làm văn, chưa tận dụng được thời gian ở các phân môn khác để tích hợp với phần tập làm văn. Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng làm bài. Thông thường trước khi viết bài văn tự sự, đòi hỏi giáo viên phải xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong quá trình dạy học. Mức độ vận dụng Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu và vận dụng cao - Nắm được khái niệm - Chỉ ra được các bước lập Biết cách lập dàn ý bài lập dàn ý bài văn tự sự. dàn ý bài văn tự sự (Lựa văn tự sự (kể lại một câu - Nêu được tác dụng, yêu chọn sắp xếp các ý theo bố chuyện) tương tự một cầu của việc lập dàn ý cục 3 phần) truyện ngắn. bài văn tự sự. - Hiểu được nhiệm vụ cụ thể của từng phần trong bố cục đó. - Nhận diện và phân biệt - Hiểu rõ cách thức chọn - Biết chọn sự việc, chi được các khái niệm: “tự sự việc, chi tiết tiêu biểu tiết tiêu biểu để viết bài sự”, “sự việc”, “chi tiết để viết một bài văn tự sự. văn tự sự. tiêu biểu” trong VB tự - Bước đầu viết bài văn sự. tự sự theo sự việc, chi tiết - Nêu được tác dụng và tiêu biểu đã chọn. yêu cầu của chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện. - Nêu được các khái - Hiểu rõ tầm quan trọng - Viết bài văn tự sự theo niệm “miêu tả”, “biểu hàng đầu của quan sát, liên yêu cầu, có sử dụng các cảm”, “quan sát”, “liên tưởng, tưởng tượng đối yếu tố miêu tả và biểu tưởng”, “tưởng tượng”. với việc sáng tạo VB tự cảm. sự. - Nêu được khái niệm - Hiểu được các loại đoạn - Viết một đoạn văn (ở đoạn văn; đoạn văn trong văn trong VB tự sự. phần thân bài) để góp văn bản tự sự. - Hiểu nội dung và nhiệm phần hoàn thiện một bài vụ của đoạn văn trong VB văn tự sự theo yêu cầu. tự sự. 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_viet_dua_tren.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo.pdf