Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề “Virut” Sinh học 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh

docx 49 trang sk10 03/08/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề “Virut” Sinh học 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề “Virut” Sinh học 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề “Virut” Sinh học 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh
 PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là xu thế phát triển nền giáo 
dục toàn cầu. Cùng với sự thay đổi mạnh mẽ trong dạy học phát triển năng lực cho 
học sinh đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay thì giáo viên nói chung 
và giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học nói riêng cần phải thay đổi tư duy về 
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho 
người học.
 Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu lên mục tiêu cụ thể “Tiếp tục đổi 
mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực 
chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học; khắc phục lối 
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, 
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ 
năng, phát triển năng lực”. Để thực hiện tốt mục tiêu trên cần có nhận thức đúng 
đắn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
 Phương pháp đóng vai (PPĐV) là một phương pháp dạy học tích cực nhằm 
phát huy năng lực tự chủ, độc lập và sáng tạo cho người học, được ứng dụng rộng 
rãi nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận được phản hồi tích cực từ học sinh. Ở Việt 
Nam trong những năm gần đây PPĐV sử dụng trong dạy học nói chung và dạy học 
Sinh học nói riêng đang được quan tâm. Tuy nhiên vẫn chưa được vận dụng rộng 
rãi trong dạy học môn Sinh học. Với những ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy 
học qua thực tiễn đổi mới các hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực 
sáng tạo môn Sinh học ở đơn vị công tác đã đạt được kết quả nhất định, với những 
lí do trên tôi chọn đề tài: Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề 
“Virut” Sinh học 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh. Với mong 
muốn góp phần làm phong phú phương pháp dạy học Sinh học trong xu thế dạy 
học phát triển năng lực cho người học đáp ứng mục tiêu giáo dục và đổi mới 
PPDH hiện nay. 
2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu đi sâu vào việc vận dụng PPĐV trong dạy học chủ đề 
“Virut” Sinh học 10, nhằm bồi dưỡng và phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh, 
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về PPĐV, các hình thức tổ chức và quy trình vận dụng 
PPĐV trong dạy học Sinh học trường THPT.
 1 + Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh, các nhà quản lý giáo dục nhằm 
có được những thông tin về dạy học theo PPĐV, làm sáng tỏ những nhận định 
khách quan của kết quả nghiên cứu.
+ Nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên và học sinh (giáo án, phiếu học tập,...).
+ Phương pháp thống kê toán học sử dụng để tính toán các tham số đặc trưng, so 
sánh kết quả thực nghiệm.
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài
 - Về lý luận:
 Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng PPĐV, đổi mới và 
đa dạng phong phú thêm phương pháp dạy học Sinh học của giáo viên ở trường 
THPT, góp phần phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh.
 - Về thực tiễn:
+ Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng của việc vận dụng PPĐV trong dạy 
học Sinh học ở trường THPT.
+ Xây dựng được những nội dung trong chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” 
Sinh học 10, có thể vận dụng PPĐV.
+ Đề ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả vận dụng PPĐV.
+ Thông qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo với các bạn đồng 
nghiệp giảng dạy bộ môn Sinh học nói chung về đổi mới PPDH nhằm phát huy 
năng sáng tạo cho học sinh hiện nay
 3 PPĐV trong dạy học người học thực hiện vai diễn trong một tình huống hay 
một vở kịch nào đó gắn liền với nội dung dạy học trong một bối cảnh thực tiễn. 
Thông qua việc đóng vai người học tự đặt mình vào nhân vật, ứng xử và hành 
động như nhân vật, qua đó hình thành kiến thức, phát triển năng lực phẩm chất cho 
học sinh.
1.2.1.1. Tầm quan trọng của PPĐV trong dạy học Sinh học
- Góp phần làm phong phú thêm phương pháp dạy học cho giáo viên: PPDH Sinh 
học rất đa dạng như sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học dự án, thực hành thí 
nghiệm, trải nghiệm  Mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng, phù hợp với từng 
trường hợp cụ thể. Vận dụng PPĐV trong dạy học sẽ phát huy cao tính độc lập 
sáng tạo của học sinh phù hợp xu thế đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở 
trường THPT theo định hướng phát triển năng lực hiện nay.
- Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung Sinh học đang học, phát triển 
năng lực và phẩm chất cho người học: Vận dụng PPĐV trong dạy học Sinh học 
giúp học sinh lưu giữ kiến thức sinh học lâu hơn, phát triển khả năng sáng tạo, tính 
năng động, tính thích ứng của học sinh, rèn luyện các kỹ năng thực hành, qua đó 
thúc đẩy sự thay đổi nhận thức, hành vi thái độ của học sinh theo hướng tích cực.
- Tạo động cơ học tập cho học sinh: Khi tham gia hoạt động đóng vai học sinh 
được trao đổi, giao lưu với giáo viên, bạn bè, thể hiện năng khiếu, thể hiện bản 
thân trước đám đông, hòa mình vào không khí lớp học sôi nổi  Từ đó sẽ giúp 
học sinh phát triển các kỹ năng và hình thành tri thức cho mình, thay đổi phương 
pháp học tập để lình hội kiến thức sâu hơn.
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: PPĐV trong dạy học giúp cho học sinh phát 
triển các kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp; giải quyết tình huống, thuyết trình 
. Bởi thông qua PPĐV học sinh được giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, cá 
nhân với tập thể, từ đó giúp học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè cùng 
trang lứa và những người xung quanh. Đồng thời học sinh được thể hiện nhận 
thức, thái độ trong tình huống cụ thể từ đó có cách ứng xử phù hợp với tình huống. 
Và cũng thông qua việc hóa thân vào đối tượng sinh vật hay tình huống thực tiễn, 
học sinh sẽ trở nên tự tin hơn trước đám đông, ngôn ngữ trở nên lưu loát hơn. 
- Giúp học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
 Trong quá trình thực hiện PPĐV, học sinh được sáng tạo trong việc xây 
dựng kịch bản, được hóa thân vào vai diễn sẽ giúp các em phát hiện ra năng khiếu 
hay sở trường của bản thân có thể phù hợp với một số nghề thể định hướng nghề 
nghiệp cho mình sau khi tốt nghiệp phổ thông.
1.2.1.2. Các phương án triển khai PPĐV trong dạy học Sinh học
 a) Vào vai vào đối tượng sinh học để lĩnh hội kiến thức thức Sinh học
 5 hiện tượng gì (Lưu ý, học sinh có thể chỉ dùng hành động để diễn tả hoặc vừa cả 
hành động và lời nói để diễn tả nhưng không được nhắc đến tên của sự vật và hiện 
tượng đó). 
 Ở cách này, học sinh phải tự sáng tạo kịch bản và thể hiện trước lớp và với 
cách này thì chủ yếu học sinh khá giỏi, có kiến thức nhất định về vấn đề đó.
1.2.1.3. Quy trình vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Sinh học
 a) Vận dụng trong bài cung cấp kiến thức mới 
 Khi vận dụng PPĐV vào bài học nghiên cứu kiến thức mới, giáo viên chỉ có 
thể xen kẽ cho học sinh thực hiện đóng vai để bảo thời gian hoàn thành đúng tiến 
độ đáp ứng mục tiêu của bài học. PPĐV trong bài nội khóa chỉ có thể tiến hành 
trong phạm vi lớp học, việc sân khấu hóa của học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Quy 
trình vận dụng PPĐV trong bài cung cấp kiến thức mới tiến hành như sau:
 Giáo viên nêu tình huống, lựa chọn nhân 
 vật đóng vai
 Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ
 Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, 
 phân công vai diễn tập dượt diễn xuất. 
 Các nhóm trình bày sản phẩm (thực hiện 
 đóng vai) theo kịch bản đã xây dựng
 Các nhóm thảo luận sau khi đóng vai
 Giáo viên kết luận, nhận xét, 
 cho điểm các nhóm
 Rút ra bài học nhận thức, 
 kỹ năng.
 b) Vận dụng trong bài học ngoại khóa.
 - Hoạt động ngoại khóa là hình thức phù hợp nhất để vận dụng PPĐV mang 
lại hiệu quả lớn hơn bởi vì: 
 7 Giáo viên chấm, chữa và trả bài kiểm tra.
 Giáo viên chọn một số bài làm tốt,cho học sinh nhập vai và diễn trước lớp
 Giáo viên kết luận và rút ra bài học nhận thức, kỹ năng.
 Tuy nhiên khi vận dụng PPĐV trong dạy học Sinh học cần đảm bảo một số 
yêu cầu sau:
 + Đảm bảo mục tiêu giáo dục: 
 - Về kiến thức: Cung cấp cho học sinh những khái niệm, quy luật, quá trình 
sinh học, làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tiến bộ sinh học, nhất là tiến bộ 
công nghệ sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
 - Về năng lực lực: Hình thành và phát triển năng lực nhận thức kiến thức 
sinh học, năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống và năng lực vận dụng kiến thức 
sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
 - Về tư tưởng, thái độ: Có thế giới quan khoa học đúng đắn. Có niềm tin vào 
cuộc sống, bồi dưỡng và phát triển lòng yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi 
trường sống, sức khỏe bản thân gia đình và cộng đồng 
 + Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
 Kế thừa những nội dung bài đã học, lấy những nội dung kiến thức mà học 
sinh đã được học làm nền tảng, làm cơ sở để tổ chức hoạt động dạy học.
 + Đảm bảo tính khả thi
 - Tính khả thi của kịch bản: Kịch bản xây dựng phải căn cứ vào mục tiêu, 
nội dung của bài học để đảm bảo tính đúng của việc sử dụng PPĐV. Kịch bản gây 
hứng thú, mang tính thuyết phục cao về ý tưởng, hành vi. Kịch bản phải có tính 
tích cực, mang lại hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng cảm xúc, thẩm mỹ, và phải tôn 
trọng bản chất sự vật, hiện tượng sinh học. Các nguồn tài kiệu sử dụng trong kích 
bản phải được kiểm chứng rõ ràng.
 -Tình khả thi về thời gian thực hiện: Tình huống trong kịch bản không nên 
quá dài , vượt quá thời gian cho phép. Phải dành thời gian phù hợp cho học sinh 
thảo luận khi xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai. Đối với bài học cung cấp 
 9 ở mức độ cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng giải quyết các vấn đề có 
liên quan; Kết thúc một chủ đề học sinh có được một tổng thể kiến thức mới, tinh 
giản chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa, khơi dậy niềm say mê 
khoa học; Kiến thức gần gũi với thực tiễn hơn do học sinh phải cập nhật thông tin 
khi thực hiện chủ đề; Rèn luyện các năng lực giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm  
tự tin ki trình bày báo cáo.
 1.2.2.2. Các bước xây dựng chủ đề dạy học
 Để xây dựng một chủ đề dạy học đảm bảo tính khoa học và đáp ứng mục 
tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau:
 Bước 1: Xác định chủ đề
 Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề
 Bước 3: Xây dựng bảng mô tả
 Bước 4: Biên soạn câu hỏi bài tập
 Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề
 Bước 6: Tổ chức thực hiện chủ đề
 Thiết kế tiến trình dạy học: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến 
thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi sáng tạo. Với 
mỗi hoạt động cần có mục đích, nhiệm vụ học tập của học sinh, cách thức tiến 
hành.
 1.2.2.3. Tổ chức dạy học các chủ đề dạy học
 - Xây dựng chủ đề dạy học: Cắn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện 
hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử 
dụng các phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. 
Trên cơ sở rà sát chuẩn kiến thức kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và 
các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích 
cực, xác định các năng lực phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi 
chuyên đề xây dựng.
 - Biên soạn câu hỏi và bài tập: Với mỗi chuyên đề xây dựng, xác định và mô 
tả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao với mỗi loại câu hỏi và 
bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh 
trong dạy học. Trên cơ sở đó biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo mức độ yêu 
cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, 
đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
 - Thiết kế tiến trình dạy học: Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để 
có thể thực hiện trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số 
hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_da.docx