Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm dạy học phân hóa nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học 10 – THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm dạy học phân hóa nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học 10 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm dạy học phân hóa nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học 10 – THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT ĐÔ LƢƠNG 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài Vận dụng quan điểm dạy học phân hóa nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua chƣơng Oxi – Lƣu huỳnh Hóa học 10 – THPT Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hoài Trường THPT Đô Lương 2 Lĩnh vực: Hóa học Nghệ An, tháng 04 năm 2022 1 2.2. Thiết kế một số KHBD qua chƣơng “Oxi – Lƣu huỳnh” theo 23 quan điểm dạy học phân hóa. 2.2.1. Thiết kế KHBD theo dự án với sự hỗ trợ của CNTT 23 2.2.2. Thiết kế KHBD theo góc kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn 31 2.2.3. Thiết kế KHBD theo hợp đồng kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy 39 Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 45 3.1. Thực nghiệm sư phạm 45 3.2. Kết luận thực nghiệm 46 PHẦN III – KẾT LUẬN 47 1. Kết luận 47 2. Một số đề xuất 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung Học Phổ Thông THPT Học Sinh HS Giáo viên GV Thí nghiệm TN Hoạt động HĐ Giáo dục đào tạo GDĐT Sách giáo khoa SGK Phương pháp dạy học PPDH Kế hoạch bài dạy KHBD 3 thức của học sinh, giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Ngoài ra, thực hiện đề tài này là cơ hội tốt giúp tác giả bồi dưỡng thêm kiến thức để đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu tổng quan về lý thuyết “dạy học phân hóa” với phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học theo hợp đồng và phương pháp dạy học theo góc. - Cách tiếp cận về quan điểm “dạy học phân hóa”. - Thiết kế các hoạt động học tập trong chương ”Oxi- Lưu huỳnh” theo mô hình dạy học phân hóa - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị công tác. - Khảo sát kết quả thử nghiệm đề tài thông qua lấy ý kiến của đồng nghiệp và học sinh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quan điểm “dạy học phân hóa” với PPDH theo dự án, PPDH theo hợp đồng và PPDH theo góc và quá trình thực hiện của học sinh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, thiết kế các hoạt động học tập qua chương “Oxi – lưu huỳnh” theo quan điểm dạy học phân hóa với mục đích tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. - Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện nơi tôi công tác, với việc khảo sát điều tra các trường THPT trên địa bàn huyện để thấy được thực trạng phát triển năng lực học cho HS qua dạy học môn Hóa học. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 10 tại đơn vị công tác trong năm học 2020 -2021 và 2021 - 2022 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp nghiên cứu quan sát các sản phẩm hoạt động của học sinh. 5 PHẦN II - NỘI DUNG CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Năm 1970 ở Mỹ các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra mô hình dạy học” phong cách học tập”. Mô hình dạy học này đặc biệt chú ý đến khả năng học tập khác nhau của mỗi cá nhân, giúp cá nhân nhận ra và hiểu phong cách học tập của riêng mình. Từ đó các nhân có thể sử dụng phương pháp học tập phù hợp hơn cho chính mình. Năm1974 giáo sư Carol.Ann Tomlison ở trường đại học Virginia- Mỹ đưa ra quan điểm “ Lớp học phân hóa”. Lớp học phân hóa là phương pháp dạy học đặc biệt cho mỗi cá nhân có thể học tập một cách sâu sắc, người học khác nhau sẽ có phương pháp học tập khác nhau. Năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner - một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard - đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences ). Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm như sau: “là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa” và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ. Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trên, tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người. Bên cạnh đó, Gardner đã chỉ ra rằng trong trường học thông thường chỉ đánh giá một HS thông qua hai loại trí thông minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học và điều này là không chính xác. Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp đồng thời lèo lái tất cả mọi HS đi theo cùng một con đường và cùng chịu chung một sự đánh giá và phán xét. Nhiều HS đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng. Thuyết đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi nhà trường và GV coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi HS: mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi HS đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà trường phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của xã hội. Làm được điều đó, chúng ta sẽ giúp mỗi HS tỏa sáng và thành công trong cuộc sống của chúng. 1.1.2. Việt Nam 7 phản hồi kết quả học tập; về các điều kiện học tập; về các đặc điểm tâm sinh lý cá nhân 1.2.1.2. Các con đường thực hiện phân hóa dạy học - Phân hoá dạy học theo năng lực: Học sinh được phân thành các nhóm theo một trong hai dấu hiệu sau: + Phân hoá dạy học theo năng lực chung: có thể căn cứ vào kết quả học tập của năm học trước để phân học sinh thành các lớp có cùng sức học: + Phân hoá dạy học theo năng lực riêng: Là sự tập hợp học sinh có cùng năng lực về một số môn học, như có các lớp cũng theo năng lực về các môn xã hội, các môn khoa học tự nhiên và toán, các môn khoa học - kỹ thuật. Sâu hơn là trong từng môn lại thực hiện việc phân hóa học sinh trong cùng một lớp học. Cần chú ý rằng, việc phân hóa dạy học theo năng lực còn có nhược điểm cần khắc phục: Với HS được vào lớp "có năng lực" (lớp chọn) có thể sinh tự phụ, kiêu căng, còn số phải học lớp "kém năng lực", sẽ mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng không tốt tới tâm lý học tập. Hơn nữa, hiện nay ta còn có khó khăn lớn là: Thiếu công cụ, phương pháp khách quan để đánh giá chính xác năng lực từng HS. Vì vậy, khi tiến hành phân hóa dạy học theo kiểu này cần thực hiện hết sức thận trọng và dân chủ. - Phân hóa dạy học dành cho học sinh "không có năng lực": Đó là những HS thiểu năng về trí tuệ, một số giác quan chủ yếu bị tổn thương như: Thính giác (điếc), thị giác (mù) những trẻ em này được học tập ở những loại trường đặc biệt, với nội dung và phương pháp riêng. - Phân hóa dạy học theo nghề nghiệp tương lai: Phần lớn HS ở lứa tuổi 14 - 15 đã ổn định hứng thú về một lĩnh vực tri thức hoặc về một dạng hoạt động nào đó. Trong trường hợp tổ chức phân hóa dạy học nhằm bộc lộ, phát triển tối đa năng lực, tư chất của HS là rất bổ ích. Phân hoá dạy học trong trường hợp này là tổ chức trường chuyên, lớp chuyên, (lớp nâng cao)... - Phân hóa dạy học theo hứng thú của học sinh. Học sinh được phân thành lớp theo cùng hứng thú đối với cùng nhóm môn học, thậm chí có thể phân theo thành trường riêng. Ở các trường lớp này, học sinh nghiên cứu sâu hơn một số môn học mà mình hứng thú. Phân hóa dạy học theo hứng thú đảm bảo tính dân chủ, học sinh có quyền chọn lớp, trường. 1.2.1.3. Đặc điểm của lớp học phân hóa. - Dạy học các khái niệm chủ chốt và nguyên tắc cơ bản Tất cả HS đều có cơ hội để khám phá và áp dụng các khái niệm chủ chốt của môn học /bài học đang được nghiên cứu. Như vậy, việc dạy học cho phép HS phải suy nghĩ để hiểu và sử dụng những kế hoạch hành động một cách chắc chắn, đồng thời khuyến khích HS mở rộng và nâng cao hiểu biết của họ trong việc áp dụng 9 HS có thể tiếp cận bài học bằng “đọc” văn bản, hoặc bằng “nhìn” các hình ảnh, hoặc bằng “nghe, nhìn” qua video clip Nhiều GV có thể áp dụng thuyết “đa thông minh” để cung cấp cơ hội học tập cho HS. GV có thể tổ chức cho HS học theo nhóm cùng sở thích, cùng phong cách học hoặc phân nhóm học theo năng lực. Ý tưởng chính đằng sau cách tổ chức dạy và học này là HS ở các cấp độ khác nhau và học tập theo những cách khác nhau; do đó, GV không thể dạy cho tất cả HS theo cùng một cách. Tuy nhiên, dạy học phân hóa không có nghĩa là dạy cho từng HS một. Phân hóa về quá trình dạy học có nghĩa là GV đưa ra các hoạt động học tập hoặc các chiến lược khác nhau để cung cấp các phương pháp thích hợp cho HS học tập nhằm: + Đảm bảo sự linh hoạt trong việc phân nhóm + Khuyến khích tư duy cấp cao trong mỗi nhóm + Hỗ trợ tất cả các nhóm. - Phân hóa về sản phẩm Sản phẩm về cơ bản là những gì HS làm ra vào cuối bài học để chứng minh họ đã làm chủ được kiến thức, kỹ năng của bài học. Căn cứ vào trình độ, kỹ năng của HS và chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học; GV có thể giao nhiệm vụ cho HS hoàn thành các sản phẩm như viết một báo cáo hoặc vẽ sơ đồ, biểu đồ Cho phép HS được lựa chọn thể hiện sản phẩm cuối cùng dựa trên sở thích, thế mạnh học tập của mình. 1.2.2. Một số phƣơng pháp dạy học theo quan điểm phân hóa 1.2.2.1. Phương pháp dạy học tích cực - Khái niệm phương pháp dạy học tích cực PPDH tích cực là các PPDH hướng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học dưới sự tổ chức, điều khiển và định hướng của người dạy nhằm đạt được kết quả tối ưu của quá trình hoạt động nhận thức. Bản chất của PPDH tích cực cũng là xuất phát từ quan điểm dạy học “lấy HS làm trung tâm” và quan điểm dạy học “Hoạt động hóa người học” và “Dạy học phân hóa”. Dạy học tích cực đồng nghĩa với việc HS là chủ thể hoạt động nhận thức, tích cực hoạt động để tìm ra kiến thức mới. GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Việc đánh giá HS dựa trên sự hứng thú học tập, hiểu và vận dụng được các kiến thức đã học. - Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực + Đặt trọng tâm vào hoạt động của người học. + Coi trọng hoạt động tổ chức, điều khiển của GV. + Các mối quan hệ tương tác thầy – trò, trò – trò phong phú và đa dạng. + Tính vấn đề cao của nội dung dạy học. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_quan_diem_day_hoc_phan_hoa_nh.pdf