Sáng kiến kinh nghiệm Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi tập luyện và vệ sinh môi trường để rèn luyện nâng cao sức khỏe cho học sinh lớp 10
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi tập luyện và vệ sinh môi trường để rèn luyện nâng cao sức khỏe cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi tập luyện và vệ sinh môi trường để rèn luyện nâng cao sức khỏe cho học sinh lớp 10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỆ SINH CÁ NHÂN,VỆ SINH NƠI TẬP LUYỆN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐỂ RÈN LUYỆN NÂNG CAO SỨC KHỎE CHO HỌC SINH LỚP 10 Người thực hiện: Lê Thị Loan Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Thể dục THANH HOÁ NĂM 2017 1.MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: a. Lý do chủ quan - Từ vị trí của bộ môn thể dục trong cấp học THPT hiện nay: Môn thể dục cũng như nhiều môn học khác được xem là môn khoa học cơ bản có tác dụng to lớn trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện, ý thức tổ chức kỉ luật, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính kiên trì, tính tự giác, lối sống lành mạnh, trung thực, đoàn kết với phương châm” khỏe để xây đựng và bảo vệ tổ quốc” - Đặc trưng của môn học thể dục: Rèn luyện và nâng cao sức khỏe, có sức khỏe thì mới có thể làm được mọi việc. Trong chương trình THPT môn thể dục có nhiều môn học, các môn học xen kẽ nhau trong từng tiết học, mỗi tiết học có nội dung của ít nhất 2 môn nên giáo viên phải có kế hoạch lên lớp phù hợp, có phương pháp tổ chức tập luyện hợp lí, chuẩn bị dụng cụ sân bãi đẩm bảo an toàn trong tập luyện và đấu tập. - Từ thực tế của việc học bộ môn: Học sinh bây giờ e ngại trong vận động nhất là học sinh nữ( có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan) Ý thức tự giác chưa cao, tập mang tính bắt buộc, đối phó - Từ yêu cầu thực tế đòi hỏi con người lao động cần phải đảm bảo sức khỏe: Nghiên cứu môn học tôi thấy: Sức khỏe là quan trọng có sức khỏe là có tất cả. Hiện nay việc tuyển dụng con người lao động ở mọi ngành nghề đều phải qua thời gian thử việc, có đủ sức khỏe, có khả năng làm được việc thì mới được nhận vào làm chính thức - Kết quả giảng dạy... Từ khi ra trường đến nay, bản thân không ngừng học tập và rèn luyện để giữ gìn và nâng cao sức khỏe trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế, từ việc giảng dạy cho học sinh cũng như việc tập luyện để nâng cao sức khoẻ và trình độ chuyên môn, tổ chức cho học sinh học tập và tham dự kì thi do các cấp đoàn thể tổ chức, tuyên truyền vận động tích cực những hoạt động mang tính hữu ích được đánh giá có chất lượng chuyên môn tốt. b. Lý do khách quan. - Do tác động thiếu ý thức của con người( chặt phá rừng bừa bãi) dẫn đến sự thay đổi của thiên nhiên gây nên những hậu quả nghiêm trọng mà con người không kiểm soát được như: Hạn hán, bão lụt, động đất, sống thần - Do hám lợi từ những lợi ích cá nhân( việc xử lý nước thải, sử dụng thuốc hóa chất độc hại trong thực phẩm, rau, củ, quả..) làm ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống, sinh hoạt của con người: Ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm,mầm mống cho ốm yếu, bệnh tật 2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Thuyết trình – Thực nghiệm. 1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN LÀ. - Sáng kiến có tính thiết thực, rễ vận dụng. - Sáng kiến có tính khoa học. - Sáng kiến là lời tuyên truyền nhắc nhở mọi người vì mình,vì mọi người vì cuộc sống tươi đẹp hãy chăm lo giữ gìn và bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. - Sáng kiến vận dụng được cho tất cả mọi người. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. TÊN ĐỀ TÀI: “VỆ SINH CÁ NHÂN,VỆ SINH NƠI TẬP LUYỆN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐỂ RÈN LUYỆN VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE” (CHO HS LỚP 10 – NHỮNG NGƯỜI YÊU CUỘC SỐNG Ở MỌI LỨA TUỔI). Đề tài của tôi được dựa trên các cơ sở chính sau đây: Cơ sở của việc dạy - học bộ môn: Dạy học là quá trình tác động 2 chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức vận động còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động nhận thức vận động cho học sinh. Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽ nắm kiến thức vận động một cách dễ dàng và ngược lại. Cơ sở của việc nắm kiến thức - kỹ năng vận dụng: + Về mặt kiến thức: Sau khi học xong, học sinh phải nhớ được, hiểu được các kiến thức cơ bản trong quá trình vận dụng. Đó là nền tảng vững vàng để phát triển năng lực cho học sinh ở mức độ cao hơn . + Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để vận dụng kiến thức một cách rễ ràng. Việc bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng phải dựa trên cơ sở năng lực, trí tuệ, năng khiếu, kiên trì của học sinh ở các mức độ kiến thức rễ đến khó, từ ít đến nhiều... Học sinh biết sử dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Kỉ năng kỉ xảo vận dụng phải được thông qua quá trình thực nghiệm: Độ linh hoạt, mức độ vận dụng, kiên trì trong thực tế và niềm đam mê. Độ linh hoạt là mức độ học sinh có thể vận dụng, tuyên truyền các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một cách tốt nhất, với ý trí niềm tin vì bản thân, vì sự phát triển của nhân loại v.v 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. “Không có sức khỏe thì không làm được việc gì? Sức khỏe rất quan trọng với mỗi con người. Ai sinh ra và lớn lên cũng cần có sức khỏe, cần được nuôi dưỡng trong điều kiện thuận lợi. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội loài người mọi biến động của sự sống thay đổi theo hai chiều hướng có lợi và bất lợi. Có lợi: Con người ngày càng đưa xã hội phát triển theo hướng CNH- HĐH dây truyền sản xuất với công nghệ máy móc hiện đại mang lại năng suất và hiệu quả lao động cao, đời sống con người ngày càng sung túc, sang trọng. 4 Với thực trạng như vậy tôi cũng như những người yêu cuộc sống chúng ta hãy cùng chung tay góp sức mình vào công cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống cho toàn thể nhân loại. Bản thân là giáo viên dạy học với vốn kiến thức có được tôi đem trang bị cho học sinh nắm và biết được tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh, vấn đề môi trường. Bản thân hành động, truyền đạt kiến thức, tuyên truyền cho mọi người, các thế hệ học sinh để cùng nhau giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống yên vui cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội. 2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Các giải pháp cụ thể: Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: * Về kiến thức: - Học sinh hiểu và phân biệt được ý nghĩa, trách nhiệm của bẩn thân với bản thân, bản thân với tập luyện, với sức khỏe và đặc biệt bản thân với cuộc sống hiện tại và tương lai. - Học sinh cách giữ gìn vệ sinh cho bản thân trong sinh hoạt thường ngày cũng như giữ gìn vệ sinh nét đẹp học đường. - Học sinh biết được tầm quan trọng của sức khỏe: Bảo vệ, giữ gìn và nâng cao sức khỏe như thế nào, không có sức khỏe thì không làm được việc gì? - Nêu và hiểu được vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi tập luyện và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến đời sống con người. - Xây dựng được mô hình về hoạt động sinh hoạt cá nhân trong ngày, trong tuần và trong tháng. - Ảnh hưởng của hoạt động sinh hoạt cá nhân thường ngày đến sự phát triển của xã hội loài người. * Về kĩ năng phát triển: - Học sinh rèn luyện khả năng tổng hợp và phân tích các vấn đề. - Học sinh rèn luyện khả năng thích ứng. - Học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành. - Phát triển năng lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, thực hiện tốt các chế độ sinh hoạt cá nhân. - Phát triển năng lực hợp tác làm việc nhóm. - Biết cách xử lí các vấn đề khác nhau một cách hiệu quả. * Về tình cảm thái độ. Nhận thức và có ý thức trách nhiệm, thực hiện tuyên truyền đến mọi người cùng chung sức, chung lòng để bảo vệ môi trường sống lành mạnh và tươi đẹp đồng thời biết thích ghi ứng phó với những hậu quả do sự thiếu nhận thức và biến đổi của khí hậu gây nên. * Nhận thức. Do vậy với tôi công tác trong nghành cũng được lâu năm, tuổi đời cũng đã nhiều tôi nhận thức được: “Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi tập luyện và vệ sinh môi trường” là vấn đề cấp thiết, lo ngại nhưng với bản thân cũng như trong số 6 bộ cầu lông được thành lập và thường hay giao lưu với nhau vào cuối tuần hoặc kỉ niệm các ngày lễ, tết - Vị trí và tác dụng: Cầu lông là môn thể thao có tính quần chúng và nghệ thuật cao như một phương tiện để giáo dục, rền luyện thể chất sức khỏe và trình độ văn hóa thể thao cho mọi người mọi giới. Môn thể thao cầu lông đã và đang được phát triển rộng rãi trong các lứa tuổi, giới tính. Thi đấu cầu là sự giao lưu, gặp gỡ, tìm hiểu và xây dựng tình hữu nghị đoàn kết và hợp tác với nhau trong công tác nghề nghiệp thể thao, giữa các cơ quan với cơ quan,giữa dịa phương này với địa phương kia, giữa dân tộc này với dân tộc khác. Cầu lông là một môn thể thao dễ tập luyện, dụng cụ, sân bãi đơn giản, không đòi hỏi cầu kì, rất phù hợp với mọi tầng lớp, lứa tuổi giới tính, trình đọ sức khỏe.Tập luyện cầu lông thường xuyên sẽ mang lại sức khỏe, phát triển tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo trong thao tác vận động, với những người cao tuổi tập luyện cầu lông giúp cho sự duy trì và bảo vệ sức khỏe, đề phòng, và chống một số bệnh thường xuất hiện tuổi già như suy nhược cơ, thể cao huyết áp, bệnh béo phệ. Đối với những người lao động trí óc, tập luyện cầu lông có tác dụng làm thay đổi sự hưng phấn và ức chế thần kinh, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp cơ thể mau chóng trở lại trạng thái hoạt động bình thường. Đối vứi người lao động chân tay, tập luyện cầu lông thường xuyên sẽ giúp cũng cố sức khỏe cơ bắp mở rộng biên độ hoạt động nhanh nhẹn khéo léo, hồi phục năng lực hoạt động cơ bắp, chuẩn bị bước vào giai đoạn lao động với hiệu quả cao nhất. Môn thể thao cầu lông còn được coi như một phương tiện, nội dung để các trại điều dưỡng, các bệnh viện dùng làm phương pháp chữa một số bệnh có hiệu quả và hồi phục chức năng cơ thể cho bệnh nhân; củng cố và tăng cường thể chất cho con người. - Bóng bàn, bóng chuyền, bóng hơi, bóng đácũng được đưa vào tập luyện thường xuyên và hay tổ chức giao hữu với nhau qua các ngày lễ hội, kỉ niệm, các phong trào thi đua - Cùng với các môn thể thao tập luyện thành phong trào ở các địa phương là phong trào giữ gìn và bảo vệ môi trường cũng cần được thực hiện. - Định hướng: Làm thế nào để đưa phong trào “Giữ gìn và bảo vệ môi trường” phát triển mạnh mẽ, bền lâu ở địa phương. Đó là: Tuyên tuyền, hành động vì môi trường xanh- sạch- đẹp. Phổ biến tác dụng và hậu quả của môi trường với đời sống con người. * Tuyên truyền: Công tác tuyên truyền là lời kêu gọi, vận động mọi người cùng chung sức, chung lòng tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường, hành động vì môi trường, nói để dân nghe, dân hiểu, dân làm là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vì vậy nói phải đi đôi với hành động. nói để dân hiểu dân làm, hành động thiết thực để dân cảm phục và ủng hộ. 8 Tôi đã thống kê kết quả thực tế của các em nhằm theo dõi chất lượng học tập của học sinh sau khi áp dụng phương pháp sử dụng các thực nghiệm vào bài học, cụ thể như sau: Kết quả đánh giá xếp loại của các lớp sau khi thực nghiệm thực tại các địa phương: Loại Đ CĐ Lớp 10A1 39=100% 0 10A2 42=100% 0 10A3 38=100% 0 10A4 41=100% 0 10A5 39=100% 0 10A6 45=100% 0 10A7 44=100% 0 Tổng 288=100% 0 Nhận xét: - Đa số học sinh nắm được kiến thức của bài học. - Kết quả học tập thực tế của học sinh rất là bổ ích. Theo tôi, việc sử dụng thực nghiệm vào bài giảng một cách khoa học, có phương pháp là cần thiết. Mặt khác, trong các bài giảng, việc kết hợp các thực nghiệm trực tiếp, phù hợp với đặc thù của bộ môn và thực tế hiện nay. Trong việc giảng dạy học sinh với nội dung này tôi đã có nhiều tâm tư, tình cảm, trao đổi 2 chiều: ý kiến của học sinh, trách nhiệm của bản thân trong công tác giáo dục, những hành động thiết thực, những tính cảm, tâm tư nguyện vọng có thể được trao đổi, được bày tỏ, chia sẽ với mọi người. Học sinh được học nội dung này các em hiểu biết nhiều hơn vấn đề giữ gìn nâng cao sức khẻo cho bản thân, cho những người thân của mình, không những bằng con đường tập luyện để nâng cao sức khỏe mà cần đến cả điều kiện sống, đặc biệt là môi trường sống, môi trường tập luyện, nơi ăn, chỗ ở phải sạch sẽ thì sức khỏe mới yên và sống hạnh phúc. Học sinh được thực nghiệm tại địa phương nơi cư trú bày tỏ cảm xúc rất vui, phấn khởi, vì thấy được sự đổi mới, cái nhìn mới, đổi mới tư duy, tình cảm, thái độ của bà con với chính mình, với ngôi trường mình đang theo học, đó là động lực giúp các em thêm yêu trường, yêu lớp chỉ ở môi trường như vậy thì các em mới tin yêu và quyết tâm học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. Với việc được thực nghiệm tại các địa phương giúp đỡ dân hiểu, dân lầm, được sự quan tâm, giúp đỡ người dân rất vui và khen gợi việc làm có ý nghĩa của công tác giáo dục. Trường học trở nên thân thiện hơn, sạch sẽ hơn, gần gũi hơn khi được sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương có học sinh học ở trường. Có được như trên là do: Sự quan tâm của nhà trường, các địa phương, sự tích cực của các em và cũng có một phần đóng góp của bản thân tôi. 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ve_sinh_ca_nhan_ve_sinh_noi_tap_luyen.doc