Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT - Ban Cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT - Ban Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT - Ban Cơ bản
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đang đứng trước yêu cầu đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy vai trò sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong đời sống xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu đó, dạy học lịch sử không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn mà phải rèn luyện kỹ năng sống, năng lực tự học, học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi. Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “ dạy người”, “kỹ năng sống” và “ dạy nghề” cho thanh thiếu niên”. Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóaXI) nêu rõ: giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc có hiệu quả. Rèn luyện KNS qua môn học ở trường THPT nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức để hòa nhập với cộng đồng và xu thế toàn cầu hóa. Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi đang dần hoàn thiện nhân cách, giàu ước mơ, hoài bão, ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá song thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động.do đó chúng ta cần hướng các em đến những chuẩn mực hành vi, thân thiện, sống có mục đích, hòa nhập cùng tập thể, có trách nhiệm đối với môi trường, truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc. Môn Lịch sử nói chung và lịch sử lớp 10 nói riêng là môn học có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh bởi nội dung của bài học lịch sử chứa đựng nhiều bài học quý báu để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức tự chủ, tinh thần chiến đấu, ý thức giữ gìn bảo tồn văn hóa của nhân loại. buộc học sinh phải vận dụng nhiều kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích đánh giá, vận dụng và rút ra bài học, trách nhiệm cho bản thân. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: "Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử lớp 1 Ngoài ra, còn có một số tài liệu khác cũng đề cập tới việc rèn luyện KNS cho học sinh phổ thông. Nhưng nhìn chung các tài liệu đó chỉ đề cập đến những khái niệm về kỹ năng, phân loại kỹ năng, phương pháp rèn luyện KNS cho học sinh nói chung chứ chưa đi sâu vào việc xác định các biện pháp cụ thể. Trên cơ sở kế thừa, phát triển các đề tài đã có nhằm tìm ra các nội dung và biện pháp cụ thể trong việc rèn luyện KNS cho HS thông qua bài dạy môn Lịch sử lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở nhà trường THPT nói chung và một số trường ở Nghệ An nói riêng. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu, bản thân sử dụng các phương pháp như: điều tra thực tế qua dự giờ, điều tra trong GV và HS, quan sát sản phẩm, thực nghiệm sư phạm, tổng kết kinh nghiệmĐó là những cơ sở cho việc triển khai cũng như khả năng ứng dụng của đề tài. 3 Dù có sự khác biệt về quan niệm về KNS nhưng các tổ chức UNESCO,WHO và UNICEF đã thống nhất phân loại các KNS cơ bản, cần thiết nhất cho tất cả mọi người: + Kỹ năng giải quyết vấn đề. + Kỹ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán. + Kỹ năng giao tiếp hiệu quả. + Kỹ năng ra quyết định. + Kỹ năng tư duy sáng tạo. + Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân. + Kỹ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị + Kỹ năng thể hiện sự cảm thông. + Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. 3. Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng sống trong môn Lịch sử 10 Ở Việt Nam, giáo dục và đào tạo đang được đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa rèn luyện KNS vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục. Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống, ... Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng. Do đặc điểm của việc học tập lịch sử: Chủ thể nhận thức không trực tiếp quan sát đối tượng nhận thức nên việc người GV cần hướng học sinh đến đối tượng nhận thức đó, rèn cho học sinh cách suy nghĩ để lĩnh hội nó. Ăng ghen đã nêu rõ: “ Lịch sử bắt đầu từ đâu, thì tư duy cũng bắt đầu từ đó”, sự nhận thức là thuộc tính của con người, thông qua hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất, trong quan hệ xã hội. Trong khi đó, lịch sử nói chung và lịch sử lớp 10 nói riêng đóng một phần không nhỏ trong việc rèn luyện KNS cho học sinh. Những bài học lịch sử giúp các em hiểu hơn về sự phát triển của lịch sử thế giới, về lịch sử dân tộc, mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, những thành tựu văn hóa của nhân loại, của dân tộc từ đó hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp của cha ông, ý thức tôn trọng pháp luật, xây dựng lòng nhân ái, lòng bao dung, tinh thần đoàn kết, ý thức bảo vệ Tổ quốc, không ngừng vươn lên học tập, sáng tạo để xây dựng đất nước đồng thời hướng HS tới hòa bình, hòa hợp và hợp tác. 5 - Những nhân tố chủ yếu góp phần tạo nên thành tựu đó cũng như những hạn chế trên con đường phát triển của lịch sử dân tộc. * Về kỹ năng: Những kiến thức lịch sử phong phú, đầy biến động của lịch sử thế giới và Việt Nam trong chương trình lịch sử lớp 10 là cơ sở để HS phát triển năng lực tư duy phân tích, so sánh, nhận định, rút ra nguyên nhân, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử. Ngoài ra còn rèn luyện kỹ năng quan sát, sử dụng tranh ảnh, lược đồ, kỹ năng thực hành bộ môn, kỹ năng sử dụng tài liệu tham khảo để làm sâu sắc thêm nhận thức lịch sử. * Về thái độ: - Những kiến thức lịch sử thế giới và Việt Nam bồi dưỡng, rèn luyện cho HS lòng yêu nước, niềm tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời, giáo dục cho HS ý thức dân tộc, đoàn kết, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc, biết quý trọng, gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa đặc sắc của nhân loại, thêm yêu hơn những giá trị lao động. - Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa các dân tộc, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á và ý thức xây dựng, bảo vệ và phát huy mối quan hệ đó. - Nâng cao ý thức vươn lên trong học tập và lao động vì đất nước, vì dân tộc. * Về năng lực: Năng lực tự học, năng lực tư duy lịch sử, năng lực sáng tạo và mở rộng hiểu biết của bản thân thông qua việc sưu tầm tài liệu, hợp tác, giải quyết vấn đề... Rút ra bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn trong cuộc sống. 3. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 10 THPT HS lớp 10 THPT thường có độ tuổi từ 15 đến 16, đây là lứa tuổi thanh niên mới lớn, sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này chịu tác động của hai yếu tố: sinh lý và xã hội. Các em có thân hình cân đối, vạm vỡ, sung sức, là thời kỳ cơ thể đang hình thành và phát triển mạnh mẽ, do đó những hoạt động của các em được xem như ngang hàng với người lớn. Sự phát triển về mặt cơ thể tạo cho các em có nhiều hứng thú hoạt động xã hội và trong nhiều lĩnh vực khác. Ở lứa tuổi này các em thực hiện được nhiều vai trò như người lớn, do đó có tính độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình, trong đó các em có thể đạt được một số công việc thay bố mẹ, thực hiện những hoạt động xã hội do đoàn thanh niên tổ chức, hình thành trong các em ý thức lao động, tinh thần làm chủ tập thể... a. Đặc điểm về hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ 7 Công tác điều tra được tiến hành bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở để HS bày tỏ ý kiến về vấn đề rèn luyện KNS trong DHLS lớp 10, tập trung vào một số nội dung sau: - Sự hứng thú của các em về bộ môn lịch sử. - Những hiểu biết của các em về kỹ năng sống trong DHLS lớp 10. - Khi học lịch sử lớp 10 có lồng ghép rèn luyện KNS em thấy như thế nào - Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng sống trong DHLS lớp 10. - Về việc cần thiết đa dạng hóa các hình thức dạy học để các em hứng thú hơn đối với việc học tập bộ môn. Qua xử lý phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với HS, tôi nhận thấy: Khi hỏi học sinh có thích học môn lịch sử không, có 10,5% HS trả lời là không, có 60% HS trả lời là bình thường, số HS này cho rằng học môn lịch sử rất dài và khó nhớ, nhất là các sự kiện học rồi lại quên nên học không có hiệu quả, học lịch sử chỉ để thi tốt nghiệp. Có 15,5% HS trả lời là thích học lịch sử và 14% trả lời là rất thích. Số học sinh này cho rằng học lịch sử rất quan trọng, nó giúp các em hiểu hơn về lịch sử trong nước và thế giới. b. Về phía giáo viên - Thứ nhất: Về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống trong dạy học lịch sử là việc làm quan trọng khi dạy học. Giúp HS hiểu rõ hơn sự kiện lịch sử và giúp các em nắm kiến thức lịch sử một cách toàn diện và sâu sắc hơn, được hình thành một số kỹ năng bảo vệ chủ quyền đất nước, giúp giáo dục đạo đức, tình cảm, lòng yêu nước, ý thức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa của cha ông. - Thứ hai: Một tiết học chỉ có 45 phút, trong khi đó vừa phải ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, dặn dò buộc họ phải dạy cho kịp thời gian nên không thể đưa hết việc dạy lồng ghép kỹ năng sống, mặc dù rất muốn. Việc rèn luyện KNS trong dạy học lịch sử đã được GV nhận thức đúng tầm quan trọng của nó, song thực hiện điều này trong thực tiễn dạy học để đạt hiệu quả vẫn chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, chưa triệt để dạy lồng ghép để rèn luyện KNS cho học sinh thông qua các tiết dạy. Khi điều tra chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân cơ bản thuộc về cả người dạy lẫn người học. Về phía người dạy chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, chưa xác định được nội dung và biện pháp cụ thể dễ làm, dễ áp dụng để rèn luyện KNS. Về phía người học chưa thực sự hứng thú học tập lịch sử, đặc biệt chưa biết cách chủ động tiếp nhận kiến thức lịch sử. 9 dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình, tinh thần tự tôn dân tộc, có chí tiến thủ lập thân lập nghiệp, quý trọng lao động, sống nhân ái, bao dung, không ngừng sáng tạo, kết nối quá khứ và hiện tại 11 Ấn Độ. truyền thống Ấn Độ. Bài 7. Sự phát Mục 2: Vương triều Kỹ năng sống về ý thức bảo vệ, giữ triển lịch sử và Hồi giáo Đê-li. gìn di sản văn hóa của nhân loại; trách nền văn hóa đa Vương triều Mô-gôn. nhiệm bản thân. dạng của Ấn Độ. Bài 8. Sự hình Mục 2: Sự hình thành - KNS về ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản thành và phát và phát triển của các văn hóa ; trách nhiệm bản thân. triển các vương quốc gia phong kiến - KNS về trách nhiệm giữ gìn mối quốc chính ở Đông Nam Á. đoàn kết thế giới về biển đảo quê Đông Nam Á. hương. Kỹ năng ứng phó với sự chống phá của các thế lực bên ngoài về chủ quyền biển đảo. Bài 9. Vương Mục 1: Vương quốc Kỹ năng sống về ý thức bảo vệ, giữ quốc Cam-pu- Cam-pu-chia gìn di sản văn hóa của nhân loại; trách chia và vương Mục 2: Vương quốc nhiệm bản thân. quốc Lào. Lào. Bài 11. Tây Âu Mục 3: Phong trào Văn Kỹ năng sống về ý thức bảo vệ, giữ thời hậu kì trung hóa phục hưng. gìn di sản văn hóa của nhân loại; trách đại. nhiệm bản thân. Bài 13. Việt Mục 2: Sự hình thành - Kỹ năng tư duy sáng tạo . Nam thời và phát triển của Công - Kỹ năng giải quyết vấn đề trong lao nguyên thủy. xã thị tộc. động sáng tạo. Mục 3: Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Bài 14. Các Mục 1: Quốc gia Văn - Kỹ năng tư duy sáng tạo . quốc gia cổ đại Lang- Âu Lạc. - Kỹ năng giải quyết vấn đề trong lao trên đất nước Mục 2: Quốc gia cổ động sáng tạo. Việt Nam. Cham-pa. - Kỹ năng tự học, hợp tác, chia sẻ về Mục 3: Quốc gia cổ lòng yêu quê hương, đất nước, tinh Phù Nam. thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc. Bài 15. Thời Bắc Mục 2 (b): Về văn hóa Kỹ năng sống về tinh thần đoàn kết, thuộc và các lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xac_dinh_noi_dung_va_bien_phap_ren_luy.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua d.pdf