Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần cấu trúc tế bào – Sinh học 10

docx 52 trang sk10 06/01/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần cấu trúc tế bào – Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần cấu trúc tế bào – Sinh học 10

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần cấu trúc tế bào – Sinh học 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC 
 TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2, 3 VĨNH PHÚC
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
 PHẦN CẤU TRÚC TẾ BÀO – SINH HỌC 10
Tác giả sáng kiến: VŨ THỊ LOAN 
Mã sáng kiến: 04.56
 Phúc Yên, tháng 02 năm 2021 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã 
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các
nội dung sau 44
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có). 44
PHỤ LỤC 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
 Kiến thức về cấu trúc tế bào nhân sơ và cấu trúc tế bào nhân thực thuộc chương 
II – Cấu trúc tế bào của phần Hai – Sinh học tế bào (sinh học 10). Đây là một trong 
những nội dung kiến thức quan trọng, cốt lõi, là kiến thức nền tảng để học sinh có cái 
nhìn khoa học trong việc chiếm lĩnh kiến thức ở các phần tiếp theo của sinh học 10, 11 
và 12, đặc biệt đối với việc học và ôn thi cho học sinh giỏi. Trong đề thi học sinh giỏi 
của những năm gần đây luôn có một lượng kiến thức hỏi về phần cấu trúc tế bào với 
các câu hỏi mang tính vận dụng cao. Đòi hỏi học sinh phải nắm chắc bản chất kiến 
thức mới có thể vận dụng linh hoạt để trả lời câu hỏi. Tuy nhiên trong chương trình 
học trên lớp cũng như việc ôn thi học sinh giỏi thì thời lượng dành cho nội dung này 
cũng còn hạn chế trong khi lượng kiến thức là rất lớn, nên chưa đáp ứng được yêu cầu 
kiến thức để học sinh có thể tự tin dành điểm tối đa cho phần kiến thức này.
 Để tháo gỡ một phần khó khăn trong quá trình dạy và học, giúp cho người giáo 
viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức một cách đầy đủ nhất, đồng thời cũng 
giúp cho các em học sinh có một nguồn tài liệu quý để có thể tự học, tự ôn luyện tại 
nhà một cách tự tin và hiệu quả, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài của mình.
2. Tên sáng kiến:
 Từ những thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học 
sinh giỏi phần cấu trúc tế bào – sinh học 10”.
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: VŨ THỊ LOAN
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Lập Đinh – Ngọc Thanh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0966181497 E_mail: Loanvu2009@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ 
đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ 
quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh 
phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật thì trong đơn cần ghi rõ thông tin này)
.................................................................................................................................
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề 
mà sáng kiến giải quyết)
 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
 Cấu trúc tế bào nhân sơ và cấu trúc tế bào nhân thực thuộc chương II – Cấu trúc 
tế bào của phần Hai – Sinh học tế bào (sinh học 10). Đây là một trong những nội dung 
kiến thức quan trọng, cốt lõi, là kiến thức nền tảng để học sinh có cái nhìn khoa học, 
logic trong việc chiếm lĩnh kiến thức ở các phần tiếp theo của sinh học 10, 11 và 12, 
đặc biệt đối với việc học và ôn thi cho học sinh giỏi. Trong đề thi học sinh giỏi của 
những năm gần đây luôn có một lượng kiến thức hỏi về phần cấu trúc tế bào với các 
câu hỏi mang tính vận dụng cao. Đòi hỏi học sinh phải nắm chắc bản chất kiến thức 
mới có thể vận dụng linh hoạt để trả lời câu hỏi. Tuy nhiên trong chương trình học trên 
lớp cũng như việc ôn thi học sinh giỏi thì thời lượng dành cho nội dung này cũng còn 
hạn chế trong khi lượng kiến thức là rất lớn, nên còn lúng túng trong việc nắm bắt 
mạch kiến thức một cách khoa học và logic, chưa đáp ứng được yêu cầu kiến thức để 
học sinh có thể tự tin dành điểm tối đa cho phần kiến thức này.
 Để giúp các em học sinh tháo gỡ được những khó khăn này phụ thuộc rất lớn 
vào kĩ năng truyền đạt kiến thức của người giảng dạy. Muốn vậy đòi hỏi người giáo 
viên phải có một tài liệu chính xác, khoa học, đầy đủ để việc truyền đạt kiến thức cho 
học sinh được hiệu quả nhất. Bằng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm qua kết hợp với 
hướng ra đề thi học sinh giỏi trong những năm gần đây, tôi viết đề tài “Xây dựng 
chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần cấu trúc tế bào – sinh học 10” Qua đề tài 
nhằm cung cấp cho người giáo viên có một nguồn tài liệu đầy đủ, chính xác, khoa học 
từ cơ bản đến nâng cao các kiến thức về cấu trúc tế bào, đồng thời cũng là nguồn tài 
liệu quý giúp các em học sinh có thể tự học và tự ôn luyện ở nhà một cách tự tin và 
hiệu quả nhất.
II. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
 - Cung cấp cho giáo viên một nguồn tài liệu đầy đủ, khoa học, chính xác cùng 
các câu hỏi, bài tập từ cơ bản đến nâng cao các kiến thức về cấu trúc tế bào.
 - Giúp học sinh có thể tự học nắm vững và nâng cao kiến thức, kĩ năng giải các 
bài tập, câu hỏi về cấu trúc tế bào.
 - Rèn luyện tư duy logic và kỹ năng phân tích đánh giá vấn đề của học sinh.
 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TẾ BÀO
- Năm 1665: Rôbớc Húc là người đầu tiên mô tả tế bào khi ông sử dụng kính hiển vi 
để quan sát lát mỏng của cây bấc.
- Vài năm sau, nhà tự nhiên học người Hà Lan Antonie Van Lơvenhuc đã quan sát các 
tế bào sống đầu tiên.
- Năm 1838, Matias Slâyđen khi nghiên cứu các mô thực vật đã đưa ra Học thuyết về 
tế bào: tất cả các cơ thể thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- Năm 1839, Têôđo Sơvan cũng cho rằng tất cả các cơ thể động vật được xây dựng từ 
tế bào.
II. CẤU TRÚC CHUNG CỦA TẾ BÀO
Tế bào rất đa dạng, dựa vào cấu trúc người ta chia chúng thành hai nhóm: Tế bào nhân 
sơ (Prokaryote) và tế bào nhân thực (Eukaryote).
Tất cả các tế bào đều có ba thành phần cấu trúc cơ bản:
- Màng sinh chất bao quanh tế bào: Có nhiều chức năng, như màng chắn, vận chuyển, 
thẩm thấu, thụ cảm
- Tế bào chất: là chất keo lỏng hoặc keo đặc (bán lỏng) có thành phần là nước, các 
hợp chất vô cơ và hữu cơ
- Nhân hoặc vùng nhân: Chứa vật chất di truyền
III. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN SƠ – PROKARYOTE (Tế bào vi khuẩn)
3.1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Kích thước nhỏ: từ 1- 5µm, bằng 1/10 tế bào nhân thực, dẫn đến tỉ lệ S/V lớn  giúp 
tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, sinh sản nhanh chóng.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
- Bào quan không có màng bao bọc
3.2. Cấu trúc tế bào nhân sơ
 Hình 1. Cấu trúc tế bào nhân sơ
 5 chu
 chất
 -> Ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này:
 + Dùng trong phân loại để phân biệt các 
 loại vi khuẩn.
 + Sử dụng các loại thuốc kháng sinh
 đặc hiệu.
3. Lông - Một số vi khuẩn có lông và roi + Như thụ thể: tiếp nhận các 
 - Cấu tạo: bản chất là protein . virut.
 + Tiếp hợp: trao đổi plasmit 
 giữa các tế bào nhân sơ.
 + Bám vào bề mặt tế bào: Một 
 số vi khuẩn gây bệnh ở người 
 thì lông giúp chúng bám được
 vào bề mặt tế bào người.
4. Roi - Một số vi khuẩn có lông và roi - Roi giúp VK di chuyển.
 - Cấu tạo: bản chất là protein .
5. Màng - Cấu tạo: Từ lớp kép photpholipit có 2 + Bảo vệ tế bào, kiểm soát sự 
sinh chất đầu kị nước quay vào nhau và các vận chuyển các chất ra vào tế 
 protein. bào.
 + Mang nhiều enzym tham gia 
 tổng hợp ATP, lipit. (thực 
 hiện các chức năng tương ứng 
 của các bào quan ti thể, lục 
 lạp, bộ máy gôngi... của tế bào 
 nhân thực)
 + Tham gia phân bào.
6. Tế bào Gồm:
chất *Bào tương: Là một dạng chất keo bán 
 lỏng, chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô 
 cơ khác nhau.
 *Các hạt:
 7 Hình 2: Cấu tạo tế bào thực vật
 Hình 3. Cấu tạo tế bào động vật
4.2. Cấu trúc tế bào nhân thực 
4.2.1.Nhân tế bào
- Đa số tế bào có 1 nhân (cá biệt tế bào hồng cầu ở lớp thú không có nhân, tế bào gan, 
tế bào tuyến nước bọt ở động vật có vú có từ 2 hoặc 3 nhân, Tế bào đa nhân: tế bào 
nhân tủy xương (megacaryocyte), tế bào ở cơ vân, tế bào bạch cầu đa nhân...)
- Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực 
vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên.
- Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5µm.
 9 4.2.2. Ribôxôm
* Hình thái:
- Là bào quan nhỏ không có màng bao 
bọc, kích thước từ 15 – 25nm, gồm một 
hạt lớn (60S) và một hạt bé (40S).
- Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng 
triệu riboxom.
* Cấu trúc:
- Thành phần hoá học chủ yếu là rARN 
 Hình 5: Cấu tạo riboxom
và protein.
- Không có màng bao bọc.
* Chức năng: Riboxom là nơi tổng hợp 
protein cho tế bào.
4.2.3. Lưới nội chất
* Hình thái:
Là một hệ thống màng bên trong tế bào 
nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang 
dẹp và ống thông với nhau, ngăn cách với 
phần còn lại của tế bào chất.
 Hình 6: Cấu tạo lưới nội chất
Cấu trúc và chức năng: Phân loại: 2 loại:
Đặc Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn
điểm
Cấu - Bề mặt có đính nhiều hạt Riboxom. - Bề mặt có đính nhiều loại enzym.
 trúc - Nối với màng nhân ở 1 đầu và - Nối tiếp lưới nội chất hạt.
 lưới nội chất trơn ở đầu kia.
Chức - Tổng hợp protein. - Tổng hợp lipit, chuyển hóa
 11 4.2.6. Lizôxôm
- Hình thái: Là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm.
- Cấu tạo:
+ Được hình thành từ bộ máy Gongi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất 
ra bên ngoài.
+ Có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzym thuỷ phân.
- Chức năng:
+ Kết hợp với không bào làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.
+ Tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như 
các tế bào đã hết thời hạn sử dụng: Các enzym phân cắt nhanh chóng các đại phân tử 
như protein, axit nucleic, cacbohydrat, lipit.
4.2.7. Ti thể
* Hình thái
- Là bào quan ở tế bào nhân thực, thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn.
- Số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau thì khác nhau, có tế bào có thể có tới hàng 
nghìn ti thể.
 Hình 8: Cấu trúc ti thể
* Cấu trúc
- Bên ngoài: Bao bọc bởi màng kép (hai màng bao bọc).
+ Màng ngoài: trơn nhẵn.
+ Màng trong: ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào trong chất nền tạo ra các mào. 
Trên mào có nhiều loại enzym hô hấp.
- Bên trong: Chứa nhiều protein và lipit, ngoài ra còn chứa axit nucleic (ADN vòng, 
ARN), riboxom (giống với riboxom của vi khuẩn) và nhiều enzym.
Chú ý: Hình dạng, số lượng, kích thước, vị trí sắp xếp của ti thể biến thiên tuỳ thuộc 
các điều kiện môi trường và trạng thái sinh lí của tế bào.
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần cấu trúc tế bào – Sinh học 10.pdf