Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” theo các phương pháp dạy học tích cực

docx 25 trang sk10 27/12/2024 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” theo các phương pháp dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” theo các phương pháp dạy học tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” theo các phương pháp dạy học tích cực
 MỤC LỤC
I. Lời giới thiệu .............................................................................................................1
II. Tên sáng kiến...........................................................................................................1
III. Tác giả sáng kiến....................................................................................................1
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến..................................................................................1
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến....................................................................................1
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ................................2
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến:.............................................................................2
A. Nội dung chuyên đề .................................................................................................2
B. Tổ chức dạy học theo chuyên đề.............................................................................2
VIII. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): .................................................21
IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến....................................................21
X. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng .......22
XI. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
sáng kiến lần ...............................................................................................................23
Tài liệu tham khảo......................................................................................................24 VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 26/11/2018
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến:
A. Nội dung chuyên đề
Tên chuyên đề: Xây dựng chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh 
chất” theo các phương pháp dạy học tích cực. 
- Chuyền đề gồm 2 bài
 Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
 Bài 12. Thực hành thí nghiệm co và phản co naguyên sinh 
- Đối tượng: HS lớp 10
- Dự kiến dạy: 2 tiết 
+ Tiết 1. Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
+ Tiết 2. Bài 12. Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh 
- Mạch kiến thức của chủ đề
+ Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
 ++ Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.
 ++ Vận chuyển các chất qua màng TB trong các loại môi trường ưu trương, đẳng 
trương, nhược trương
 ++ Nhập bào và xuất bào
+ Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh 
+ Hệ thống các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm
B. Tổ chức dạy học theo chuyên đề
 I. Mục tiêu chuyên đề
1. Kiến thức
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào. 
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu.
- Phân biệt được các loại dung dịch : ưu trương, nhược trương, đẳng trương.
- Phân biệt được hiện tượng co và phản co nguyên sinh.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp phát hiện 
vấn đề.
- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.
3. Thái độ
- Yêu thích tìm hiểu tri thức sinh học
 2 Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
 Hướng vận chuyển chất tan
 Điều kiện
 Con đường vận chuyển
- Đáp án phiếu học tập
 Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
 Hướng vận chuyển chất Từ nơi có nồng độ chất tan Từ nơi có nồng độ chất 
 tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng 
 tan thấp độ chất tan cao
 Điều kiện - Có sự chênh lệch nồng độ - Không cần có sự chênh 
 các chất. lệch nồng độ các chất.
 Con đường vận chuyển - Khuếch tán trực tiếp qua - Vận chuyển nhờ protein 
 lớp photpholipit kép. xuyên màng (chất mang)
 - Khuếch tán qua kênh 
 protein xuyên màng.
2. Học sinh
Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- Tìm hiểu về các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: Vận chuyển 
thụ động, vận chuyển chủ động, xuất bào và nhập bào
Bài 12. Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh 
- Cây thài lài tía
- Các bước tiến hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
 IV. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt được
 MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
 NỘI DUNG 
 VẬN DỤNG VẬN DỤNG 
 NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU
 THẤP CAO
 - Nêu được 
 - Nhận biết 
1. Vận chuyển khái niệm vận - Phân biệt vận 
 được con 
thụ động và vận chuyển thụ chuyển thụ động 
 đường vận 
chuyển chủ động và vận và vận chuyển 
 chuyển của 
động các chất chuyển chủ chủ động các 
 một số chất.
 động các chất 
 4 Câu 3. Phân biệt 3 loại môi trường: ưu trương, nhược trương, đẳng trương. Nhận xét về 
sự di chuyển của nước khi đặt tế bào trong ba loại môi trường trên?
Câu 4.Tại sao muốn rau tươi phải thường xuyên vảy nước vào rau?
Câu 5. Tại sao khi bón phân cho cây trồng ta không nên bón tập trung vào một chỗ?
Câu 6. Tại sao khi trẻ rau muống nếu không ngâm vào nước thì sợi rau vẫn thẳng nhưng 
nếu ngâm vào nước thì sợi rau muống trẻ sẽ cong nên?
Câu 7. Lợi ích của việc ngâm rau sống vào nước muối?
Câu 8. Cơ chế tế bào lấy và loại bỏ một số chất có kích thước lớn không lọt qua được 
lỗ màng?
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào (màng sinh chất) 
nhờ sự khuyếch tán là
A. những chất tan trong lipit.
B. chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực.
C. Các đại phân tử Protein có kích thước lớn
D. những chất tan trong lipit, chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực
Câu 2. Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách
A. có thể khuyếch tán qua kênh Prôtein (theo chiều Gradien nồng độ)
B. có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh Prôtein ngược chiều Gradien nồng độ.
C. có thể nhờ sự khuyếch tán theo hiện tượng vật lý.
D. có thể khuyếch tán qua kênh Prôtein (theo chiều Gradien nồng độ), có thể vận chuyển 
(chủ động) qua kênh Prôtein ngược chiều Gradien nồng độ
Câu 3. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là
A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển tích cực.
C. vận chuyể qua kênh. D. sự thẩm thấu.
Câu 4. Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng
A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động.
C. nhập bào. D. xuất bào.
Câu 5. Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là
A. vận chuyển thụ động. B. vận chuyển chủ động.
C. xuất nhập bào. D. khuếch tán trực tiếp .
Câu 6. Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi 
là
A. sự thẩm thấu. B. sự ẩm bào.
C. sự thực bào. D. sự khuếch tán.
 6 3. Phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ.
4. Chất tan đi từ môi trường ưu trương sang nhược trương còn nước thì ngược lại
 Phương án đúng là
A. 3, 4. B. 1, 3. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 14. Điểm khác nhau cơ bản nhất về vận chuyển vật chất qua màng, giữa hai phương 
thúc vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động là
A. cần hoặc không cần kênh prôtêin.
B. có hoặc không có sự chênh lệch nồng độ.
C. cần hoặc không cần tiêu tốn năng lượng.
D. kích thước chất tan lớn hay bé.
Câu 15. Nồng độ glucôzơ trong nước tiểu tại ống tại ống thận thấp hơn nhiều so với 
máu, nhưng glucôzơ vẫn được thu hồi đưa vào máu. Cách vận chuyển glucôzơ như trên 
theo phương thức
A. vận chuyển thụ động. B. vận chuyển chủ động.
C. khuếch tán qua màng. D. Thẩm thấu qua màng.
Câu 16. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của 
các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A. ưu trương. B. đẳng trương.
C. nhược trương. D. bão hoà.
Câu 17. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của 
các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A. ưu trương. B. đẳng trương.
C. nhược trương. D. bão hoà.
Câu 18. Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ 
không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào 
hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
A. saccrôzơ ưu trương. B. saccrôzơ nhược trương.
C. urê ưu trương. D. urê nhược trương.
Câu 19. Cho các loại môi trường sau
1. Môi trường có nồng độ chất tan gần bằng nồng độ chất tan của môi trường trong tế 
bào.
2. Môi trường có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan của môi trường trong tế bào.
3. Môi trường có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan của môi trường trong tế 
bào.
4. Môi trường có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan của môi trường trong tế bào.
 8 * Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Co nguyên sinh là hiện tượng nào sau đây? 
A. Tế bào, các bào quan co lại. 
B. Màng nguyên sinh co lại. 
C. Màng và khối nguyên sinh chất của tế bào co lại. 
D. Nhân tế bào co lại làm thu nhỏ thể tích của tế bào.
Câu 2: Cho tế bào thực vật sống vào môi trường nào sau đây thì sẽ xảy ra hiện tượng 
co nguyên sinh ? 
A. Môi trường nhược trương. B. Môi trường ưu trương. 
C. Môi trường đẳng trương. D. Môi trường chứa dung dịch NaCl.
Câu 3: Khi nói về co nguyên sinh, phát biểu nào sau đây sai? 
A. Tế bào đã chết thì không xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. 
B. Ở môi trường nhược trương, tế bào không co nguyên sinh. 
C. Ở môi trường ưu trương, mọi tế bào sống đều co nguyên sinh. 
D. Hiện tượng co nguyên sinh chỉ xảy ra ở tế bào thực vật.
 Câu 4: Vì sao khi tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh? 
A. Vì các bào quan đã bị phá vỡ. B. Vì tế bào chất đã bị biến tính. 
C. Vì nhân tế bào đã bị phá vỡ. D. Vì màng tế bào mất tính thấm chọn lọc.
 Câu 5: Khi quan sát dưới kính hiển vi thấy tế bào đang ở trạng thái co nguyên sinh, để 
quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh chúng ta phải nhỏ một giọt (A) ở một phía của 
lá kính, phía đối diện đặt giấy thấm.(A) là gì? 
A. Dung dịch KNO3 ưu trương. B. Dung dịch NaCl ưu trương. 
C. Nước cất. D. Dung dịch đường đậm đặc.
 VI. Tổ chức hoạt động học
 Tiết 1. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
A. Khởi động
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh
- Giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan 
đến bài học vận chuyển các chất qua màng sinh chất, kích thích sự tò mò muốn tìm hiểu 
bài học.
- Làm bộc lộ những nhận thức của HS về vấn đề GV đưa ra, tạo những mối liên tưởng 
kiến thức có tính logic.
 10 - Yêu cầu HS nêu hình thái và vị của quả mơ 
 ở hai bình?
 - Nhận xét hoạt động và câu trả lời của các 
 nhóm.
 - Chốt kiến thức để vào bài: 
 + Ban đầu quả mơ căng mọng, ăn có vị chua 
 và không thấy xuất hiện nước trong bình.
 + Sau một thời gian trong bình thấy có nước 
 nếm thử thấy có vị chua chua ngọt ngọt, quả 
 mơ nhăn nheo ăn thử thấy bớt chua và có vị 
 ngọt. Tại sao lại như vậy chúng ta sẽ tìm hiểu 
 bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh 
 chất.
B. Hình thành kiến thức mới
1. Mục đích
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập 
bào. 
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu.
- Phân biệt được các loại dung dịch : ưu trương, nhược trương, đẳng trương.
2. Nội dung
2.1. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
2.2. Vận chuyển các chất qua màng TB trong các loại môi trường ưu trương, đẳng 
trương, nhược trương
2.3. Nhập bào và xuất bào
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
 Nội dung 1. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng 
sinh chất
 Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
 Hướng vận chuyển chất Từ nơi có nồng độ chất tan Từ nơi có nồng độ chất 
 tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng 
 tan thấp độ chất tan cao
 12

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_chuyen_de_day_hoc_van_chuyen.docx
  • docxBìa Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” theo c.docx
  • docĐơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.doc