Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Sinh học 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Sinh học 10
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 10 Tác giả sáng kiến: Đào Thị Hiền Lương Môn : Sinh học Mã sáng kiến : Vĩnh Phúc, năm 2020 Vĩnh Phúc, năm 2020 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV: giáo viên HS: học sinh NXB: nhà xuất bản SGK: sách giáo khoa SKKN: sáng kiến kinh nghiệm THPT: trung học phổ thông MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu.........................................................................................................1 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm ...................................................................................2 3. Tác giả sáng kiến:..................................................................................................2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:..................................................................................2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến...................................................................................2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:.....................................3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ...............................................................................3 PHẦN I: NỘI DUNG................................................................................................4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP ......................................................4 1. Khái niệm dạy học tích hợp ...............................................................................4 2. Đặc trưng của dạy học tích hợp .........................................................................4 3. Tổ chức dạy học tích hợp...................................................................................4 II. THỰC TRẠNG CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP .........................6 1. Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của địa phương, nhà trường .6 2. Thực trạng vấn đề ..............................................................................................7 3. Nguyên nhân của thực trạng vấn đề nghiên cứu................................................7 III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.........................................................................8 1. Biện pháp chung ................................................................................................8 2. Kế hoạch cụ thể..................................................................................................9 3. Giáo án minh họa .............................................................................................14 PHẦN II: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN.........................................20 I. Đánh giá về thành công khi áp dụng SKKN........................................................20 1. Đối với học sinh ...............................................................................................20 2. Đối với giáo viên..............................................................................................20 II. Đánh giá về khó khăn khi áp dụng SKKN .........................................................20 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. .......................................................20 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ....................................................20 10. Đánh giá lợi ích thu được ..................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất gây mất cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đe doạ chất lượng cuộc sống, sức khoẻ của con người; khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn, mất cân bằng sinh thái, làm tan băng, ... ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Là giáo viên, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước qua các tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vậy phải giáo dục như thế nào mới có hệ thống và hiệu quả. Từ đó, tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn sinh học 10” 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 10 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Đào Thị Hiền Lương - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch – Vĩnh Phúc - Số điện thoại:0374690382 E_mail: lovelybabyvp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Họ và tên: Đào Thị Hiền Lương - Địa chỉ: Trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch – Vĩnh Phúc - Số điện thoại:0374690382 E_mail: lovelybabyvp@gmail.com 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sinh học 10 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 30/08/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3 Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để hình thành năng lực. Bài dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết. Trong đó, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất. Vì vậy, để tổ chức dạy học tích hợp thành công đó là GV phải biên soạn được giáo án tích hợp phù hợp với trình độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ sở đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo thời gian và nội dung theo chương trình khung đã quy định. 3.1.2. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp Từ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, thì quy trình tổ chức dạy học tích hợp như sau: Bước 1: Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với trong các môn học của chương trình, SGK; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự. Bước 2: Xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp, bao gồm: Tên bài học Đóng góp của các môn vào bài học. Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho bài học tích hợp. Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: - Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ - Định hướng năng lực hình thành Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp. Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các PPDH tích cực). 3.2. Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp Bên cạnh quy trình tổ chức dạy học đã nêu, để tổ chức dạy học tích hợp thành công cần có các điều kiện sau: - Phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học được áp dụng theo định hướng hành động, tích hợp giữa truyền thụ kiến thức/lý thuyết với hình thành rèn và luyện kỹ năng/thực hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia. - Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học bao gồm cả học liệu được thiết kế - Giáo viên: Giảng dạy tích hợp xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của người học. 5 1.2. Khó khăn * Đối với giáo viên: + Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế. + Thông thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK học sinh sẽ cảm thấy chán học vì học sinh hiện nay có rất ít kiến thức thực tế: SGK nói những gì thì học sinh biết điều đó hoặc giáo viên phải cung cấp thông tin. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao. *Đối với học sinh: + Thực trạng HS ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường. + Bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi, bẻ cây, bẻ cành và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường .... 2. Thực trạng vấn đề Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Ban chuyên môn nhà trường, tổ chuyên môn của trường cũng đã tổ chức hội thảo, dự giờ, thiết kế giáo án và thống nhất nội dung dạy học theo xu hướng tích hợp như sau: - Giúp học sinh tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc các phân môn đã học. Qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. - Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức và kĩ năng đã thụ đắc trong “nội bộ các phân môn”. - Đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học để học sinh trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. - Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh; chú trọng mối quan hệ giữa học sinh với sách giáo khoa; phải buộc học sinh chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo sách giáo khoa, theo hướng dẫn của giáo viên. - Tích hợp các kiến thức về môi trường, đa dạng sinh học trong từng bài cụ thể giúp HS hiểu rõ được vai trò của môi trường đối với con người, các sinh vât; từ dó, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. 3. Nguyên nhân của thực trạng vấn đề nghiên cứu Việc dạy học tích hợp ở các trường phổ thông không chỉ liên quan với việc thiết kế nội dung chương trình mà còn đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ về cách tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi việc đánh giá, kiểm tra, thi. Tuy chưa thực hiện được các môn học tích hợp, chúng ta vẫn đặt vấn đề phát triển năng lực dạy học tích hợp ở GV trung học. Ngày càng có nhiều nội dung giáo 7 hợp mục tiêu bài học. - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa. - Phương pháp thí nghiệm. - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. - Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. - Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh. - Phương pháp hoạt động thực tiễn. - Phương pháp nêu gương. Trong đó dạy học hợp tác nhóm nhỏ có ưu thế rõ rệt vì khi đó học sinh được thảo luận tìm ra kiến thức một cách chủ động. Chúng ta có thể chia nhóm hoạt động, mỗi nhóm thực hiện một nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ. Song để thực hiện được nội dung này yêu cầu người giáo viên phải có vốn kiến thức thực tế và biết cách tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ trước cho học sinh 1.3. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò chơi Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ về chuẩn bị các tình huống (mỗi tổ 1 tình huống, 1 nội dung) sau đó các tổ đưa ra tình huống sử dụng một loại tài nguyên nào đó và yêu cầu tổ khác giải quyết tình huống đó - xem sử dụng như thế đã hợp lý chưa, giải thích.... 1.4. Tổ chức ngoại khoá trong giờ thực hành - Lập Thạch thuộc vùng có hệ sinh thái đa dạng, trong những năm gần đây dưới sự tác động của con người môi trường tại đây có nhiều thay đổi cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy tổ chức ngoại khoá cho cho học sinh đi đến những nơi có thay đổi tích cực, tiêu cực là một dịp để các em nắm chắc nội dung bài học, từ đó tìm ra phương pháp bảo vệ môi trường hiện tại và tương lai. 2. Kế hoạch cụ thể Kiểu tích Tên bài Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường hợp Bảo vệ các lòai sinh vật và môi trường sống Lồng ghép của chúng Liên hệ Bài 1: Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất, tương tác với nhau giúp cho các tổ chức Các cấp tổ sống tồn tại và tự điều chỉnh. Nếu môi trường bị chức của thế biến đổi sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và chức năng giới sống sống của các tổ chức sống trong môi trường. Ngăn ngừa các họat động, hành vi gây biến đổi /ô nhiễm môi trường. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ke_hoach_tich_hop_giao_duc_ba.docx