Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi dạng PISA trong dạy học chương Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi dạng PISA trong dạy học chương Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi dạng PISA trong dạy học chương Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3 -------- -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI DẠNG PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO” SINH HỌC 10 CB THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. Tác giả: Phạm Thị Phương Thảo - Nguyễn Thị Lan Anh Đơn vị: Trường THPT Nghi Lộc 3 - Tổ Tự nhiên Trường THPT Nguyễn Duy Trinh - Tổ Tự nhiên Năm học 2020 - 2021 QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI Viết tắt Viết đầy đủ GV : Giáo viên HS : Học sinh PISA : Programme for International Student Assessment OECD Organisation for Economic Co-operation and Development SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông SL : Số lượng GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo ĐC : Đối chứng TN : Thực nghiệm NL3 : Nghi lộc 3 NDT : Nguyễn Duy Trinh TB : Trung bình Mục tiêu khi xây dựng câu hỏi là chúng phải gắn với các tình huống hay gặp trong thực tiễn, khuyến khích học sinh sử dụng kiến thức đã học kết hợp với thái độ tình cảm để giải quyết hiệu quả một vấn đề. Đề tài cũng sẽ nghiên cứu các phương pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm tra, giảm tải áp lực cho người dạy. Với mong muốn những học sinh tiếp cận, làm quen được với cách thức ra đề không chỉ trong các tiết kiểm tra, mà ngay cả ôn tập hằng ngày, kể cả khi không đến lớp. Chúng tôi mạnh dạn xây dựng các bài tập dạng PISA nhưng có ứng dụng công nghệ thông tin để học sinh có thể học tập trực tuyến, mọi lúc mọi nơi. 2 chứng tỏ một điều việc đánh giá ở trường chưa chú trọng phát triển năng lực người học cụ thể là kĩ năng giải quyết vấn đề nảy sinh ở thực tiễn. PISA đề ra những tình huống gắn liền với thực tiễn, không bắt buộc người học phải học thuộc một cách máy móc mà chú trọng đến việc người học sẽ sử dụng những kiến thức đó như thế nào. Và hơn hết đánh giá của PISA hướng đến việc để học sinh phát huy được ý kiến cá nhân, không phải ghi nhớ một cách thụ động,các câu hỏi của PISA không đơn thuần là câu hỏi trắc nghiệm, mà các câu trắc nghiệm này có những ý kiến của bản thân. Đáp án nhận được không bao giờ cũng là đúng hoặc sai như ta vẫn gặp, mà đáp án tôn trọng câu trả lời của người học, có trả lời đúng một cách đầy đủ, trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ hoặc không trả lời. Câu hỏi của PISA đã phát huy ưu điểm của hai hình thức thi cử hay gặp là trắc nghiệm và tự luận. Các câu hỏi trả lời ngắn hay trả lời dài của PISA đã hạn chế được nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm chúng ta vẫn dùng là không thể hiện được tính sáng tạo, tư duy logic, khả năng biểu cảm trước các vẫn đề hay gặp. Tóm lại, bài thi của PISA chú trọng phát triển năng lực người học, phù hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá mà chúng ta đang tích cực hướng đến. Về lâu về dài việc học tập cần thiết gắn liền với cuộc sống, quay lại phục vụ cuộc sống thì việc học mới thiết thực, việc đổi mới mới có ý nghĩa. Hình thức kiểm tra PISA cũng phù hợp với sự thay đổi những năm tiếp theo mà giáo dục đang hướng tới. 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.2.1. Thuận lợi Ngày nay với sự xích lại gần nhau của các quốc gia trên toàn cầu, khoảng cách về địa lí dường như không còn có ý nghĩa. Tất cả các quốc gia đều có thể tham gia vào các hoạt động chung, các nhà chức trách cũng luôn chú trọng phát triển giáo dục, thúc đẩy giáo dục nước nhà vươn tầm quốc tế. Việt Nam tham gia PISA năm 2012 với kết quả xếp thấp nhất trong các nước tham gia thi khảo sát. Qua các năm đến năm 2015 kết quả Việt Nam đã lọt vào tốp 10 các nước tham gia đối với lĩnh vực khoa học. Kết quả PISA 2015 cùng với kết quả trong các kì thi Olympic môn Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học và Sinh học cho thấy giáo dục Việt Nam không chỉ đạt thành tựu về phát triển quy mô, số lượng mà còn đạt chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản không thua kém các nước trên thế giới. Việc quan tâm đầu tư của nhà nước chính là một thuận lợi to lớn trong việc đổi mới kiểm tra và thi cử trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong thời gian sắp tới khi chương trình giáo dục mới được triển khai thì cách kiểm tra này là hoàn toàn phù hợp. Trong thời đại công nghệ 4.0 việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) khá đơn giản và tiện lợi. Học sinh có nhiều điều kiên để sử dụng CNTT, các em cũng khá nhanh nhạy trong việc tiếp cận một vấn đề mới. Về phía các em học sinh việc thi cử chú trọng ghi nhớ, tái hiện, quay cuồng với các bài toán hóc búa làm các em khá mệt mỏi và mất đi tình yêu đối với môn 4 lại chú trọng hình thành phẩm chất năng lực để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Vì thế nội dung chương trình cũng không quá chi tiết, có tính mở để người dạy cập nhật kiến thức mới, thỏa sức sáng tạo trong khi dạy học. Người học vì thế không quá phụ thuộc vào tài liệu, sách giáo khoa. Trong quá trình đánh giá kết quả của học sinh cần chú trọng đến khả năng của học sinh, đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, tôn trọng câu trả lời của học sinh trong từng câu hỏi cũng như đáp án chấm điểm. Kết quả mà chúng ta cần hướng tới là đào tạo ra những con người năng động tự tin. Đối với môn sinh học những năng lực cần hướng bao gồm tất cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và tình cảm. Môn sinh học giúp hình thành các năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, bảo vệ sức khỏe con người. - Năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin Để phát triển được các năng lực này đòi hỏi bài tập có nhiều hình thức khác nhau: trắc nghiệm, tự luận, bài tập thí nghiệm để phát huy được hết ưu và nhược điểm của mỗi hình thức. Bài tập đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu làm sao vừa kiểm tra được các kiến thức đã học, cũng như phát hiện những học sinh có năng lực khác nhau như có những em tính toán tốt, có những em vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề, có những em có năng lực thiên về thí nghiệm, thực hành Các thành tố quan trọng trong đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tập là sự phong phú của bài tập, chất lượng bài tập, liên kết bài tập, hiệu quả của bài tập mang lại. 2.3.2. Đặc điểm của bài thi dạng PISA - Mỗi bài thi của PISA là một chuỗi những nhiệm vụ liên quan đến phần dẫn hoặc tình huống, một bộ đề thi gồm nhiều bài thi. - Phần dẫn là một trích đoạn hay một đoạn văn nói về một vấn đề cụ thể, xác thực. Đối với các môn khoa học phần dẫn chính là những kiến thức, lập luận liên quan đến một khái niệm, định nghĩa hay tính chất nào đó. Phần dẫn phải đảm bảo các yếu tố: tính khoa học, văn hóa phù hợp, ngôn ngữ phù hợp, gây hứng thú cho độ tuổi học sinh. - Mỗi một câu hỏi là một nhiệm vụ được nêu ra kèm với các phương án trả lời hoặc yêu cầu học sinh viết ra câu trả lời. Các câu hỏi và phương án trả lời phải đáp ứng yêu cầu: diễn đạt bằng ngôn ngữ càng đơn giản càng tốt, phải dự kiến được những câu trả lời của học sinh, tránh những câu hỏi mơ hồ, không logic. Các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi dạng PISA: - Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: đây là dạng câu hỏi học sinh đã quá quen thuộc trong đề kiểm tra định kì và đề thi THPT quốc gia. Vẫn cần chú ý nguyên tắc 6 Nếu mức đầy đủ là 2 điểm thì mức không đầy đủ là 1 điểm nếu trả lời đúng một phần về các khía cạnh nêu ra, hoặc chỉ trả lời được các ý theo nghĩa đen mà chưa thể hiện được hiểu biết khi câu hỏi yêu cầu diễn giải hoặc suy luận. Mức không đầy đủ của câu hỏi này là 0 điểm nếu câu trả lời không đúng, không thể hiện được sự hiểu biết liên quan đến câu hỏi. Với câu hỏi có thang 3 điểm thì mức không đầy đủ của câu trả lời là mức 2 điểm với câu trả lời có độ đúng vừa phải, mức 1 điểm nếu câu trả lời đúng tối thiểu, và mức 0 điểm nếu câu trả lời sai. Mức không đạt: câu trả lời hoàn toàn bỏ trống, mã hóa cho mức này là mã 9. Cụ thể như sau: Mức độ đạt được của Điểm Mã hóa câu trả lời 019 0129 Mức đầy đủ 1 hoặc 2 1 2 hoặc 3 Mức không đầy đủ 1 1 hoặc 2 0 hoặc 0,5 0 hoặc 0,5 Mức Trả lời sai 0 (nếu sai 3 câu) (nếu sai 3 câu) không đạt Không trả lời 9 0 0 Nhận xét: Như vậy, các câu hỏi của PISA định hướng phát triển năng lực học sinh ở cả câu hỏi và cả phần hướng dẫn chấm. Từ kết quả chấm có thể phân ra được các mức độ hiểu biết khác nhau của học sinh. Với cách kiểm tra thông thường ta chỉ biết được học sinh trả lời đúng hay sai, nhưng với dạng câu hỏi PISA ta biết được học sinh khi trả lời ở mức độ nào, từ nhiều câu hỏi khác nhau biết được học sinh có năng lực gì, nếu học sinh điểm thấp ta cũng biết được nguyên nhân do đâu (nếu các câu bỏ trống nhiều chứng tỏ học sinh không chú ý, lơ đãng khi học, nếu các câu thuộc mã không đầy đủ nhiều cho thấy khả năng lập luận, hiểu trọn vẹn một vấn đề chưa cao) 2.3.3. Các bước xây dựng bài tập dạng PISA Bước 1: Với kì thi khảo sát của PISA trong mỗi bộ đề thi sẽ có nhiều đề, trong mỗi một đề sẽ có các bài, trong mỗi bài lại có những câu hỏi liên quan đến bài đó. Bài ở đây không nhất thiết phải là bài học trên lớp mà có thể là một nội dung cụ thể nào đó. Trong mỗi bài thi có phần dẫn và câu hỏi như đã nói ở trên. Như vậy cần xác định mục tiêu giáo dục, lựa chọn đơn vị kiến thức (chương nào, bài nào, chủ đề nào) cho từng bài tập. Chủ đề lựa chọn vừa có ý nghĩa về mặt khoa học vừa gắn liền với thực tiễn và đời sống, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của học sinh nhưng cũng không quá khó, quá trừu tượng làm học sinh nản chí. Để phù hợp với nội dung đánh giá kiểm tra trên lớp tôi xây dựng các bài tập, trong mỗi bài tập có các câu hỏi liên quan đến các vấn đề trong chương “Thành phần hóa 8 Câu 4. Nước khởi nguồn sự sống. 0 1 2 9 Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây? A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào. B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào. C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng. D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định. Hướng dẫn đánh giá bài 1. Trong các đề thi PISA người ta có quy luật riêng để quy ra điểm tương ứng với các câu trả lời của học sinh. Tùy vào mức độ bài mà thầy cô cho điểm cho phù hợp. Ở đây tôi sử dụng quy tắc sau: với các câu trả lời mức đầy đủ cho 2 điểm, mức không đầy đủ cho 1 điểm, mức không đạt cho 0 điểm. Theo PISA những học sinh đã cố gắng làm bài mặc dù kết quả chưa đúng (mã 0) vẫn nên đánh giá cao hơn những em không làm bài (mã 9). Vì thế tôi xây dựng cách tính điểm cho hai mã này cho cả bài thi như sau, với từng câu hỏi mức không đạt là 0 điểm nhưng trong một bài thi nếu có 3 đáp án mức không đạt mã 0 cho 0,5 điểm. Câu 1. Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án C. Mức không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9 không trả lời. Câu 2. Mức đầy đủ: Mã 2 - Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô mà đôi electron trong mối liên kết này bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có tính phân cực, dễ dàng liên kết với các phân tử nước khác và với các chất khác. - Mặt khác, các phân tử nước liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô (liên kết kém bền) nên các phân tử, nguyên tử hoặc các chất khác dễ bẻ gãy liên kết đó để tạo nên các hợp chất mới. Mức không đầy đủ: Mã 1. Học sinh chỉ trả lời được 1 ý đúng. Mức không đạt: Mã 0 câu trả lời không liên quan, mã 9 không trả lời. Câu 3. Mức đầy đủ: Mã 2: 1 Đúng, 2 Sai, 3 Đúng. Mức chưa đầy đủ: 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_cau_hoi_dang_pisa.pdf