Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA để đánh giá năng lực khoa học của học sinh trong dạy học phần tế bào, Sinh học 10

pdf 82 trang sk10 03/08/2024 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA để đánh giá năng lực khoa học của học sinh trong dạy học phần tế bào, Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA để đánh giá năng lực khoa học của học sinh trong dạy học phần tế bào, Sinh học 10

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA để đánh giá năng lực khoa học của học sinh trong dạy học phần tế bào, Sinh học 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG I 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI THEO TIẾP CẬN PISA 
ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC CỦA HỌC SINH 
TRONG DẠY HỌC PHẦN TẾ BÀO, SINH HỌC 10 
 Môn Sinh học 
 Tác giả: Nguyễn Lệ Thủy-Võ Quang Hiền 
 Tổ: Khoa học tự nhiên 
 Năm học: 2021-2022 
 Số điện thoại: 0985718663 
 1 
 MỤC LỤC 
 Trang 
MỤC LỤC 
DANH MỤC HÌNH, BẢNG 
MỞ ĐẦU ................................................................................. Error! Bookmark not defined. 
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1 
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................... 2 
3. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................. 2 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................... 2 
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 3 
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 5 
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................................... 5 
1.1.1. Những nghiên cứu về đánh giá năng lực ............. Error! Bookmark not defined. 
1.1.2. Một số nghiên cứu về đánh giá PISA .................................................................... 5 
1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................................... 6 
1.2.1. Năng lực khoa học ................................................................................................. 6 
1.2.2. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA ............................................. 15 
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài .............................................................................................. 16 
1.3.1. Khảo sát giáo viên ............................................................................................... 16 
1.3.2. Khảo sát học sinh ................................................................................................. 18 
Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI THEO TIẾP CẬN PISA ĐỂ 
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN 
SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 ................................................................................. 19 
2.1. Đặc điểm nội dung phần sinh học tế bào ..................... Error! Bookmark not defined. 
2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học - Trung học phổ thông ............. Error! 
Bookmark not defined. 
2.1.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 - Trung học phổ thông
 ....................................................................................... Error! Bookmark not defined. 
Hình 1.3. Biểu đồ về mức độ vận dụng câu hỏi PISA trong KTĐG học sinh ................ 17 
với các câu hỏi dạng này. ...................................................................................................... 18 
Hình 2.1. Sơ đồ qui trình xây dựng câu hỏi PISA trong KTĐG năng lực khoa học .... 21 
Hình 2.2. Cấu trúc ty thể ....................................................................................................... 22 
Hình 2.2. Cấu trúc của tế bào Vi khuẩn .............................................................................. 27 
Hình 2.3. Quá trình oxi hóa H2O (pha sáng) và quá trình khử CO2 (pha tối) ............... 33 
Hình 3.1. Cấu trúc của lục lạp .............................................................................................. 54 
Hình 3.2. Cấu trúc của tế bào Vi khuẩn .............................................................................. 60 
Bảng: 
Bảng 1.1. Cấu trúc NLKH theo quan điểm PISA .............................................................. 11 
Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá NLKH ..................................... Error! Bookmark not defined. 
Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá NLKH về thành phần kiến thức SH .................................... 13 
Bảng 1.4. Tiêu chí đánh giá NLKH thành phần kiến thức về tiến trình NCKH SH...... 15 
Bảng 1.5. Khảo sát ý kiến GV về việc kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học ........ 16 
Bảng 1.6. Mức độ vận dụng câu hỏi PISA trong KTĐG .................................................. 17 
Bảng 2.1. Thống kê số lượng bài tập PISA dùng trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa 
học, phần sinh học tế bào - Sinh học 10 - THPT ............................................................... 24 
Bảng 2.2. Thống kê số lượng câu hỏi PISA theo mức độ biểu hiện của năng lực khoa 
học, phần sinh học tế bào - Sinh học 10 - THPT ............................................................... 26 
Bảng 3.1. Mức độ phù hợp của từng bài tập PISA ............................................................ 62 
 2 
 PL2 
 1.3. Chương trình Sinh học THPT, phần Sinh học tế bào là phần giới thiệu về 
các thành phần hóa học của tế bào, cấu trúc của tế bào và quá trình chuyển hóa vật 
chất và năng lượng trong tế bào và phân bào. Các kiến thức này mang tính liên hệ thực 
tế có tính giáo dục cao và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh của cuộc 
sống. Học sinh cần trang bị những kiến thức cơ bản, phổ thông về sinh học tế bào. Có 
nhận thức đúng đắn về nguồn gốc và khái quát của tế bào. Để có thể đánh giá được 
quá trình học tập phần sinh học tế bào của học sinh thì việc xây dựng hệ thống câu hỏi 
là rất cần thiết. 
 Thực tiễn giáo dục phổ thông cho thấy, công tác dạy học và kiểm tra đánh giá 
theo định hướng phát triển năng lực còn nhiều bất cập. Giáo viên còn lúng túng trong 
việt thiết kế các bộ công cụ dùng để dạy học và kiểm tra đánh giá. Bài tập theo tiếp 
cận PISA là một trong những công cụ có hiệu quả trong việc đánh giá năng lực HS. 
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài: “Xây 
dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA để đánh giá năng lực khoa học của học 
sinh trong dạy học phần tế bào, Sinh học 10”. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Xây dựng được các câu hỏi theo tiếp cận PISA để đánh giá năng lực khoa học 
của học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10. 
 3. Giả thuyết khoa học 
 Nếu xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA một cách hợp lí sẽ góp phần đánh giá 
được năng lực khoa học của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng dạy - học phần 
Sinh học tế bào, Sinh học 10. 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực khoa học và cơ sở lý luận về xây dựng 
và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA 
 - Phân tích mục tiêu nội dung phần “Sinh học tế bào”, Sinh học 10. 
 - Khảo sát việc vận dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA để đánh giá năng lực khoa 
học của học sinh THPT. 
 2 
 PL4 
 a. Mục đích khảo nghiệm sư phạm 
 Tiến hành khảo nghiệm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng câu 
hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học của HS phần Sinh học tế bào, 
Sinh học 10, THPT. Từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp trong việc kiểm tra 
đánh giá năng lực của HS. 
 b. Khảo nghiệm sư phạm 
 Tiến hành khảo nghiệm tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh 
Chương, Đô Lương, Nam Đàn. 
 5.5. Phương pháp xử lý số liệu 
 - Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học dùng trong khoa học giáo 
dục (Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010). 
 - Phân tích kết quả khảo sát và khảo nghiệm (định tính, định lượng) để có cơ sở 
đánh giá tính hiệu quả của đề tài. 
 + Về mặt định lượng: Xử lí số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học: sử 
dụng một số công thức toán học để xử lí các kết quả điều tra và khảo nghiệm sư phạm. 
 + Định tính: Đánh giá, phân tích chất lượng câu trả lời để thấy rõ hiệu quả của 
việc sử dụng các câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học của HS. 
 5.6. Phương pháp thống kê toán học 
 Các bài kiểm tra ở cả nhóm lớp TN và ĐC đều chấm cùng biểu điểm theo thang 
điểm 10. Các kết quả của đề tài được xử lí bằng thống kê toán học phần mềm 
Microsoft office và Excel 2013 như sau: 
 - Lập bảng phân phối TN và bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra. 
 -Biểu diễn kết quả TN theo phân phối tần suất bằng đồ thị. 
 6. Đóng góp mới của đề tài 
 - Đề xuất qui trình xây dựng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa 
học. 
 - Thiết kế được các câu hỏi PISA dùng trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa 
học, phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 – THPT. 
 4 
 PL6 
viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã ra quyết định số 69/QĐ-VKHGDVN thành lập 
Văn phòng PISA Việt Nam. Văn phòng PISA Việt Nam đã tiến hành các thủ tục cần 
thiết để lên kế hoạch triển khai, khảo sát thử nghiệm tháng 5 năm 2011 tại 40 trường 
thuộc 9 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và đã thu được kết quả khả quan. Để chuẩn bị 
tốt cho kì thi đánh giá chính thức vào năm 2012, đã có rất nhiều các hội thảo, các 
nghiên cứu về PISA. Có thể kể đến như: 
 Tháng 01 năm 2010, Tổ công tác thực hiện chương trình READ Việt Nam và 
của Ngân hàng thế giới đã phối hợp tổ chức hội thảo về Chương trình quốc tế đánh giá 
kết quả học tập của học sinh (PISA) do PGS.TS. Margaret Wu, Đại học Melbourne, 
Australia trình bày. 
 Tháng 12 năm 2010, tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tiến hành hội 
thảo về PISA dưới sự chủ trì của GS.TS. Nguyễn Lộc - Phó Viện trưởng, Giám đốc 
văn phòng PISA Việt Nam. Văn phòng PISA Việt Nam cũng đã xuất bản nhiều ấn 
phẩm liên quan đến PISA và các dạng câu hỏi của PISA. 
 Bộ Giáo dục và Đào tạo [8], [9], [10] cũng đã đưa ra các tài liệu tập huấn PISA 
2015 và các dạng câu hỏi ở các lĩnh vực. Trong đó, chỉ ra cơ sở để áp dụng đánh giá 
PISA và ví dụ các câu hỏi ở từng lĩnh vực 
 Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra những nội dung cơ bản trong đánh 
giá PISA, xây dựng hệ thống câu hỏi theo quan điểm PISA. Đồng thời, có những 
nghiên cứu phân tích kết quả trong kì thi PISA của Việt Nam cũng như của các nước 
khác trên thế giới nhằm chỉ ra kinh nghiệm, nguyên nhân, giải pháp trong giáo dục. 
 Vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định: Đánh giá năng lực khoa học của 
học sinh theo quan điểm PISA là 
 1.2. Cơ sở lý luận 
 1.2.1. Năng lực khoa học 
 1.2.1.1. Năng lực 
 Năng lực là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong hầu hết lĩnh vực khoa 
học và thực tiễn. Dựa trên tài liệu của Franz E. Weinert Error! Reference source not 
found. có 6 cách tiếp cận khác nhau để mô tả năng lực (năng lực cá nhân): 
 6 
 PL8 
tình huống này đặt ra. 
 Theo tổ chức OECD (2002): NL là khả năng của các cá nhân đáp ứng các yêu 
cầu phức hợp và thực hiện thành công trong một bối cảnh cụ thể. 
 Theo Bernd Meier [31], NL là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả 
các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau 
thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và 
kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. NL hành động bao gồm cả nhận thức, 
động lực, xã hội và sẵn sàng cho việc học tập và hành động thành công. 
 Thứ năm: Các khái niệm về NL cốt lõi: NL cốt lõi là những NL có thể sử dụng 
để đạt được hiệu suất tốt trên một loạt các tình huống khác nhau, chúng bao gồm các 
kĩ năng về ngôn ngữ (bản địa và nước ngoài), khả năng và kĩ năng toán học, kĩ năng 
truyền thông và các kĩ năng trong một nền giáo dục cơ bản nói chung. 
 Thứ sáu: Các khái niệm về siêu NL: Theo  
siêu NL là năng lực "bao quát" có liên quan đến một loạt các công việc và đó tạo điều 
kiện thích nghi và linh hoạt trên một phần của tổ chức. Siêu năng lực thường được cho 
là bao gồm học tập, thích ứng, dự đoán, và tạo ra sự thay đổi. Như vậy, một cá nhân có 
đủ kiến thức, kĩ năng, chiến lược thích hợp để tổ chức và sắp xếp lại NL có sẵn một 
cách hợp lý và linh hoạt gọi là có siêu NL. 
 Qua các phân tích trên cho thấy NL là một khái niệm rộng và rất phức tạp, nếu 
tổng hợp tất cả các hướng tiếp cận NL để tìm ra một khái niệm chung nhất như: tất cả 
các khả năng trí óc, tất cả các kĩ năng học tập, chiến lược, toàn bộ động cơ học tập, 
thành tích và tất cả các kĩ năng nghề nghiệp quan trọng điều này tất nhiên sẽ tạo ra 
một khái niệm NL rộng nhưng sẽ ít có giá trị thực tiễn, nghiên cứu khoa học và khó 
trong việc đánh giá. Ngoài ra, không nên tách rời NL với hành vi, nhận thức và động 
lực, NL chung và NL chuyên biệt, nên gắn liền NL với một bối cảnh cụ thể. 
 Trong nghiên cứu của mình, để phục vụ cho việc đánh giá kết quả học tập của 
HS, chúng tôi tiếp cận NL theo các dấu hiệu sau: 
 - Về tính chất: NL là thuộc tính tâm lý của cá nhân 
 - Về cấu trúc: NL bao gồm các thành phần: tri thức (khả năng trí tuệ và kiến 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_cau_hoi_theo_tiep.pdf