Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Quý Đôn

docx 19 trang sk10 23/08/2024 550
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Quý Đôn

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Quý Đôn
 Sáng kiến kinh nghiệm – Dương Thị Minh Hồng – Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
 MỤC LỤC
A. Mục đích, sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng đồ dùng
 2
trực quan trong dạy học lịch sử.
B. Phạm vi triển khai thực hiện sáng kiến. 3
C. Nội dung 3
I. Tình trạng giải pháp đã biết 3
II. Nội dung giải pháp 4
1. Quan niệm về đồ dùng trực quan. 4
 2. Vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. 4
3. Phương pháp xây dựng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 5
4. Các bước khai thác đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 6
5. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để khai thác kiến thức
 11
một cách linh hoạt qua các bước lên lớp
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến “Xây dựng và sử dụng đồ dùng 
trực quan trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông 17
chuyên Lê Quý Đôn”.
IV. Hiệu quả, lợi ích từ sáng kiến “Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực 
quan trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông 17
chuyên Lê Quý Đôn”.
V. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến “Xây dựng và sử dụng đồ 
dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ 18
thông chuyên Lê Quý Đôn”.
VI. Kiến nghị, đề xuất 18
D. Danh sách đồng tác giả 18
 Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm – Dương Thị Minh Hồng – Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
cho học sinh hứng thú hơn với giờ học, tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, 
nhanh chóng và ghi nhớ lâu.
 Thực tế hiện nay trong các nhà trường phổ thông, học sinh không thích học 
mà xem nhẹ môn Lịch sử. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong 
đó có nguyên nhân do nội dung và phương pháp dạy học của thầy còn nặng nề, 
cứng nhắc, nhàm chán ít tư liệu minh họa. Chính vì vậy mà học sinh tiếp thu bài 
một cách hời hợt, học trước quên sau, học rồi mà vẫn không hiểu.
 Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy bài học nào thầy tổ chức tốt hoạt động 
nhận thức của học sinh thông qua việc sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan thì 
giờ học đó học sinh hứng thú theo dõi bài giảng và nắm được nội dung bài giảng 
dễ dàng, giáo viên có điều kiện khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, những tình 
cảm sâu sắc và niềm tin đạo đức cho học sinh, góp phần bồi dưỡng năng lực tư 
duy độc lập, sáng tạo cho học sinh.
 Với những suy nghĩ trên tôi xin thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Xây 
dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường 
trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn”.
 B. Phạm vi triển khai thực hiện sáng kiến.
 Nội dung sáng kiến đã được thực hiện trong dạy học lịch sử lớp 10 ở 
trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn.
 C. Nội dung.
I. Tình trạng giải pháp đã biết
 Trong những năm gần đây việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch 
sử đã được nhiều giáo viên quan tâm và đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần 
làm cho giờ học sinh động, học sinh tiếp thu bài hứng thú hơn. Tuy nhiên việc xây 
dựng đồ dùng trực quan chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Việc sử dụng đồ dùng 
trực quan cũng còn có những hạn chế nhất định, một số giáo viên chỉ xem đồ dùng 
trực quan như tài liệu minh họa mà chưa biết khai thác kiến thức lịch sử thông qua 
đồ dùng trực quan làm cho giờ học trở nên nhàm chán, nặng nề, khó nhớ.
 Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm – Dương Thị Minh Hồng – Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
 2.2 Kĩ năng:
 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh phát 
triển toàn diện, đặc biệt là năng lực nhận thức (tri giác), trí tưởng tưởng tượng, 
trí nhớ, tư duy lôgíc...
 Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan còn có tác dụng lớn trong việc 
rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn. Giúp các em biết khai thác bản đồ, vẽ và 
trình bày các sự kiện lịch sử trên bản đồ, lược đồ...tạo thói quen cho các em biết 
liên hệ kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới, giữa kiến thức bài học với 
thực tiễn cuộc sống, rèn luyện ý thức chăm chỉ học tập và thực hành bộ môn.
 2.3 Thái độ:
 Đồ dùng trực quan không những có tác dụng cung cấp cho học sinh 
những kiến thức lịch sử chính xác, sinh động về các trận đánh, những địa danh, 
những anh hùng dân tộc mà còn có tác dụng khơi dậy trong tâm hồn các em 
những xúc cảm lịch sử, đó là cơ sở để giáo dục tình cảm, đạo đức, bồi dưỡng 
thái độ yêu ghét đúng đắn, có tác dụng giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan 
cách mạng cho các em. Ngoài ra đồ dùng trực quan còn có tác dụng giáo dục 
tinh thần, thái độ lao động, khả năng tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
 3. Phương pháp xây dựng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử
 3.1 Phân loại, sắp xếp đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử:
 Ngay từ đầu năm học mới, giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra, thống kê 
toàn bộ đồ dùng trực quan, bao gồm các loại bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh 
treo tường để phân loại chúng:
 - Có thể phân loại theo nội dung các khóa trình: Lịch sử thế giới, lịch sử 
Việt Nam, theo các khối lớp, các giai đoạn lịch sử, hoặc theo các chiến dịch 
lớn
 - Có thể phân theo các chủ đề: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
 Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm – Dương Thị Minh Hồng – Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
 * Những kĩ năng cần lưu ý
 Khi hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ lịch sử giáo viên cần 
chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng sau:
 - Kĩ năng hiểu hệ thống kí hiệu, qui ước của bản đồ
 - Kĩ năng vẽ lược đồ
 - Kĩ năng tường thuật, miêu tả
 - Kĩ năng quan sát, nhận biết, chỉ, lược thuật, miêu tả trên bản đồ, lược đồ
 - Kĩ năng so sánh, nhận định, đánh giá rút ra qui luật, bài học lịch sử
 * Các bước tiến hành khai thác nội dung bản đồ, lược đồ:
 Việc khai thác nội dung bản đồ, lược đồ theo hướng phát huy tính tích cực 
trong học tập của học sinh là một yêu cầu quan trọng để các em tự khám phá nội 
dung bản đồ, xin được gợi ý một số vấn đề khai thác lược đồ lịch sử. Việc tổ 
chức cho học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ có thể tiến hành theo các bước sau:
 - Bước 1: Cho HS quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung, 
danh giới và các kí hiệu của lược đồ.
 - Bước 2: Giáo viện có thể trình bày, lược thuật các kiến thức trên theo 
lược đồ, bản đồ hoặc yêu cầu học sinh tự trình bày những hiểu biết của mình khi 
khai thác kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp với quan sát bản đồ, lược đồ
 - Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội 
dung bản đồ, lược đồ.
 - Bước 4: Rút ra nhận xét sau khi đã làm việc với bản đồ, lược đồ
 Như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố 
trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu, nhất là các 
nhân vật, các địa danh được tìm hiểu thông qua lời thuyết trình của giáo viên 
dựa trên bản đồ, lược đồ.
 - Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác bản đồ, nội dung của lược 
đồ gắn liền và nội dung của bài học .
 Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm – Dương Thị Minh Hồng – Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
Anh trước khi cách mạng bùng nổ. Đây là cơ sở để học sinh thấy được mâu 
thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến 
ở nước Anh, là một trong những nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Anh 
bùng nổ.
 4.2. Biểu đồ, bảng thống kê
 * Những kiến thức cần lưu ý
 Số lượng biểu đồ, bảng thống kê trong sách giáo khoa không nhiều, 
nhưng chứa đựng nội dung kiến thức mang tính chất khái quát, tổng hợp, giúp 
học sinh dễ dàng so sánh và rút ra kết luận khi được giáo viên sử dụng đúng lúc 
và khai thác hiệu quả.
 * Những kĩ năng cần lưu ý
 Khi hướng dẫn học sinh khai biểu đồ, bảng thống kê, giáo viên cần chú ý 
rèn cho học sinh những kĩ năng sau:
 - Kĩ năng quan sát, so sánh
 - Kĩ năng nhận định, đánh giá rút ra qui luật, bài học lịch sử
 * Các bước tiến hành khai thác nội dung biểu đồ, bảng thống kê
 Việc khai thác nội dung niên biểu, biểu đồ, bảng thống kê theo hướng 
phát huy tính tích cực trong học tập của HS là một yêu cầu quan trọng để HS tự 
khám phá nội dung kiến thức chứa đựng trong đó. Việc tổ chức HS làm việc với 
lược đồ có thể tiến hành theo các bước sau:
 - Bước 1: Cho HS quan sát biểu đồ, bảng thống kê
 - Bước 2: GV sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, yêu cầu học sinh tự khai thác 
những kiến thức khi quan sát biểu đồ, bảng thống kê
 - Bước 3: HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung biểu đồ, bảng thống kê 
theo định hướng của giáo viên
 - Bước 4: GV nhận xét sau khi đã nhận được các câu trả lời từ phía HS 
 Như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố
trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu, nhất là các
 Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm – Dương Thị Minh Hồng – Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
hướng dẫn tổ chức của thầy, xin được nêu một số gợi ý việc khai thác tranh ảnh 
lịch sử như sau:
 - Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát 
nội dung tranh ảnh cần khai thác.
 - Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh 
tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
 - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi 
đã quan sát, kết hợp với nội dung bài viết trong sách giáo khoa và gợi ý của GV
 - Bước 4: Học sinh khác bổ xung, giáo viên nhận xét hoàn thiện nội dung 
khai thác tranh ảnh cung cấp cho HS.
 - Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung 
tranh ảnh trong bài học .
 Ví dụ: Khi dạy bài 31 - Tiết 39 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 
XVIII”, tôi cho học sinh quan sát bức tranh “Tình cảnh người nông dân Pháp 
trước cách mạng” và đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình cảnh người nông 
dân Pháp trước cách mạng. Dựa vào bức tranh, học sinh thấy được sự bóc lột tàn 
bạo của chế độ phong kiến và cuộc sống khốn khó của nông dân. Điều đó lí giải 
vì sao, khi cách mạng bùng nổ, nông dân là người hăng hái nhất, cách mạng 
nhất.
 5. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để khai thác kiến thức 
một cách linh hoạt qua các bước lên lớp
 Việc sử dụng các loại kênh hình trong các hình thức dạy học lịch sử như: 
Kiểm tra bài cũ, khai thác bài mới, tiến hành bài ôn tập, tổng kết, kiểm tra, tổ 
chức các hoạt động ngoại khoá, thực hành. Tôi chú ý nhiều đến việc phát huy 
tính tích cực của học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ quan sát 
tranh, ảnh, “đọc” bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh rồi nêu nội dung lịch sử 
được phản ánh; hoặc trình bày một vấn đề lịch sử theo tranh, ảnh, bản đồ; hoặc 
qua đó, hoàn thành các loại bài tập, câu hỏi được đặt ra. Trong những trường 
hợp cần thiết, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các loại bài tập thực hành,
 Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm – Dương Thị Minh Hồng – Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
 - Bước 4: Giáo viên đánh giá và cho điểm
 Học sinh cần trình bày được những nội dung sau:
 Nguyên nhân: Do ách thống trị, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
 Lược thuật diễn diến trên lược đồ
 Mùa xuân năm 40, Hai bà Trưng phất cờ nổi dậy được nhân dân khắp nơi 
nhiệt liệt hưởng ứng. Nhiều nữ tướng giỏi cũng tham gia phong trào. Với lực 
lượng và sức mạng của đông đảo quần chúng nhân dân, nghĩa quân tiến đánh 
Cẩm Khê (nay thuộc Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc) rồi chiếm Mê Linh. Từ Mê 
Linh, nghĩa quân tiếp tục tiến xuống Cổ Loa (Hà Nội) với khi thế hùng mạnh:
 “Ngàn Tây nổi áng phong trần
 Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên”.
 Tiếp đó, nghĩa quân đánh chiếm Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh) – 
thủ phủ của chính quyền đô hộ. Hai bà Trưng đi đến đâu, nhân dân các địa 
phương đều nhất tề nổi dậy hưởng ứng khiến chính quyền đô hộ nhà Hán khiếp 
sợ, Thái thú Tô Định bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa tháng lợi hoàn toàn. Hai 
bà Trưng bắt tay xây dựng chính quyền độc lập tự chủ của nhân dân ta. Chính 
quyền mới do Trưng Vương đứng đầu xá thuế 2 năm liền cho dân. Nhân dân ta 
được sống trong một đất nước độc lập tự chủ gần 3 năm (40-43).
 5.2. Sử dụng đồ dùng trực quan để cung cấp kiến thức mới:
 Khi cung cấp cho học sinh những kiến thức lịch sử về những chiến dịch, 
hoặc những trận đánh lớn, những nhân vật lịch sử tiêu biểu, hoặc vị trí, biên giới 
giữa các quốc giathì việc kết hợp giữa việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược 
đồ, tranh ảnh với miêu tả hay lược thuật bằng lời giảng của thầy sẽ giúp các em 
tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hứng thú hơn
 Ví dụ: Khi dạy bài 31- Tiết 40 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 
XVIII”, tôi sử dụng hình 59 (sách giáo khoa) – Vua Lu-i XVI bị xử chém.
 Trang 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_do_dung_truc_quan.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường Tr.pdf