Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Động học chất điểm” – Vật lý 10 nhằm phát triển năng lực vật lý của học sinh

docx 118 trang sk10 09/11/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Động học chất điểm” – Vật lý 10 nhằm phát triển năng lực vật lý của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Động học chất điểm” – Vật lý 10 nhằm phát triển năng lực vật lý của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Động học chất điểm” – Vật lý 10 nhằm phát triển năng lực vật lý của học sinh
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học 
chương “Động học chất điểm” – vật lý 10 nhằm phát triển năng lực vật lý của 
học sinh.
 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thành Linh.
 Mã sáng kiến: 
 Vĩnh phúc, năm 2020
 1 QUY ƯỚC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
 Viết tắt Viết đầy đủ
 GV: Giáo viên
 HS: Học sinh
 THPT: Trung học phổ thông
 SGK: Sách giáo khoa
 3 MỤC LỤC
1. LỜI GIỚI THIỆU:............................................................................................................................................................2
2. TÊN SÁNG KIẾN:...........................................................................................................................................................3
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: ................................................................................................................................................3
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Không.....................................................................................................4
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:......................................................................................................................4
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG THỬ: ....................................................................................................4
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:...............................................................................................................4
 7A. NỘI DUNG: Sáng kiến được trình bày theo 3 chương:...............................................................................4
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ THEO ĐỊNH 
 HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC..............................................................................................4
 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP........................................................................23
 CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” - VẬT LÝ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÝ 
 CHO HỌC SINH..........................................................................................................................23
 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................................71
 7.b. Về khả năng áp dụng của sáng kiến, kết luận và khuyến nghị:..............................................................91
 7.b.1 Kết luận ..................................................................................................................................................................91
 7.b.2 Khuyến nghị..........................................................................................................................................................91
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): .......................................................................................................93
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:......................................................................................................93
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác 
giả:............................................................................................................................................................................................93
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu 
có): ...........................................................................................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................................94
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................................................96
 1 + Vận dụng được một số tri thức vào thực tiễn, ứng xử được với thiên 
nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
 + Nhận biết đúng được một số năng lực, sở trường của bản thân và lựa 
chọn được một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực mà môn học đề cập [2].
 Với mục tiêu trên, GV trường THPT bên cạnh việc tổ chức các hoạt động dạy 
và học nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức môn học còn phải giúp họ phát hiện, xây dựng 
và phát triển năng lực. Việc xây dựng và phát triển năng lực chuyên biệt của môn học 
sẽ giúp HS phát triển năng lực chung từ đó dần dần hoàn thiện mục tiêu đổi mới giáo 
dục.
 Đổi mới giáo dục cần thực hiện đồng bộ về phương pháp và phương tiện dạy 
học, quá trình tổ chức các tiến trình hoạt động dạy và hoạt động học cũng như đổi mới 
về phương thức kiểm tra đánh giá, phương thức tổ chức các kì thi cấp tỉnh, cấp quốc 
gia.
 Thiết kế một tiến trình bài giảng, lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp để tổ 
chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực là chưa đủ mà cần có một 
hệ thống bài tập trong đó có nhiều bài tập xuất phát từ thức tiễn nhằm kích thích tính 
tích cực, sáng tạo của HS từ đó giúp HS có thái độ chủ động, ham muốn tìm tòi và có 
nhu cầu giải quyết các vấn đề mà bài tập đưa ra. Làm được điều đó không những HS 
có khả năng được phát triển năng lực môn học mà còn đưa môn vật lý trở nên gần gũi 
với cuộc sống.
 Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài 
tập trong dạy học chương “Động học chất điểm” – Vật lý 10 nhằm phát triển 
năng lực Vật lý của học sinh”
 2. TÊN SÁNG KIẾN: 
 Xây dựng và sử dụng hê thống bài tập chương “Động học chất điểm” – Vật 
lý 10 nhắm phát triển năng lực Vật lý của HS
 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: 
 - Họ và tên: Nguyễn Thành Linh
 - Địa chỉ: Trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch – Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0977037373 - Email: thanhlinh.teacher@gmail.com
 3 - Nêu những đặc trưng (về hình thành, cấu tạo, chức năng, nguồn gốc) của sự 
vật hoặc khái niệm để phân biệt nó với những sự vật, khái niệm thuộc phạm trù khác.
 Dựa trên hai tiêu chí này, đã có nhiều kết quả đưa ra và phân tích về khái niệm 
năng lực. Trong đó phần lớn định nghĩa về năng lực của các tài liệu nước ngoài quy 
năng lực vào phạm trù khả năng. Ví dụ:
 - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực 
là “khả năng đáp ứng một các phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” [3].
 - Chương trình Giáo dục Trung học bang Québec, Canada năm 2004 xem năng 
lực là “khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực” [4].
 Trong khi đó, nhiều tài liệu và nghiên cứu ở Việt Nam quy năng lực vào những 
phạm trù khác, chẳng hạn:
 - Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương 
trình GDPT mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp năng lực vào phạm trù hoạt động 
khi giải thích: “Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc 
tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,  để thực hiện một loại công việc 
trong một bối cảnh nhất định” [5].
 - Một số tài liệu khác gọi năng lực là đặc điểm, phẩm chất hoặc thuộc tính cá 
nhân. Ví dụ:
 * Cách hiểu của Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “năng lực là đặc điểm của cá 
 nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và 
 chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó” [6].
 * Cách hiểu của PGS.TS Đặng Thành Hưng: “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho 
 phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn 
 trong những điều kiện cụ thể” [7].
 Dựa vào các nghiên cứu trên, tôi đưa ra khái niệm năng lực như sau: “Năng lực 
là khả năng vận dụng những phẩm chất (chính trị, đạo đức và kiến thức, kĩ năng, kinh 
nghiệm) cùng với các thuộc tính cá nhân (bao gồm các đặc tính sẵn có và những đặc 
tính hình thành, phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện) để giải quyết thành công 
các vấn đề đặt ra”
1.1.2. Phân loại năng lực
 5 1.1.3.2. Khung năng lực vật lý
 Dựa trên các phương pháp và nhận thức của các nhà vật lý, dựa vào khả 
năng nhận thức của HS và căn cứu vào đặc điểm về nội dung của môn vật lý, chúng tôi 
đưa ra định nghĩa năng lực chuyên biệt môn vật lý như sau: Năng lực chuyên biệt môn 
vật lý (gọi tắt là năng lực vật lý) là khả năng tìm ra các quy luật vật lý, vận dụng các 
quy luật sề sự vận động, sự tương tác, sự bảo toàn trong thế giới tụ nhiên để giải quyết 
các vấn đề khoa học và đời sống. 
 Từ định nghĩa trên, chúng tôi phân năng lực vật lý thành các hợp phần:
 - Hợp phần nghiên cứu lý thuyết: hướng tới phát triển các thành tố, chỉ số hành 
vi liên quan đến tư duy, các hoạt động xảy ra trong bộ não của HS.
 - Hợp phần thực hiện thí nghiệm: hướng tới các các thành tố, chỉ số của các nhà 
nghiên cứu thực nghiệm.
 - Hợp phần trao đổi và bảo vệ kết quả: ứng với các thành tố, chỉ số hành vi của 
các nhà nghiên cứu ứng dụng.
 Mỗi hợp phần được biểu hiện cụ thể thông qua bảng chỉ số hành vi (Bảng 1).
 Bảng 1. Cấu trúc năng lực vật lý
 Hợp phần Thành tố Chỉ số hành vi
 Phát hiện ra giới hạn 1. - Xác định được kiến thức liên quan đến 
 của mô hình (lý thuyết) tình huống.
 đã có. 2. - Chỉ ra được hạn chế của kiến thức hiện có
 3. Đặt được câu hỏi có tính vấn đề
 Hợp phần 
 nghiên cứu Sử dụng các mô hình lý 4. - Sử dụng được phương pháp thí nghiệm 
 lý thuyết thuyết (Trong đó có thí tưởng tượng.
 nghiệm tưởng tượng để 5. - Xác lập được những mối quan hệ giữa 
 rút ra hệ quả) những kiến thức đã biết và kiến thức mới.
 6. - Xây dựng được mô hình phù hợp (Bao 
 gồm cả mô hình trên máy tính)
 Sử dụng công cụ toán và 7. - Sử dụng được các phép suy luận logic 
 các phép suy luận lô-gic hình thức trong suy luận.
 để suy ra hệ quả có thể 8. - Thực hiện được các biến đổi toán học để 
 kiểm tra bằng thí rút ra hệ quả.
 nghiệm
 9. - Thực hiện được các suy luận tương tự.
 7 pháp giảm thiểu sai số phép đo.
 Đề xuất những ứng 33. - Xác định định được nhu cầu của cuộc 
 dụng của quy luật vật lý sống liên quan đến kiến thức vật lý.
 trong đời sống, kĩ thuật 34. - Xác định được nguyên tắc cấu tạo và 
 nguyên tắc hoạt động của ứng dụng.
 35. - Đề xuất được các mô hình vật chất, chức 
 năng của thiết bị để đáp ứng được yêu cầu đặt 
 ra.
Hợp phần 
trao đổi và Trình bày kết quả đo 36. - Vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ 
bảo vệ kết đạc bằng các cách khác giữa các đại lượng.
quả
 nhau 37. - Chọn được cách trình bày số liệu một 
 cách phù hợp
 Trình bày quá trình vật 38. - Xác định được thông tin trọng tâm.
 lý bằng các cách khác 39. - Xây dựng được cách trình bày khác so 
 nhau với nguồn thông tin ban đầu.
 40. - Sử dụng hợp lý cách trình bày để giải 
 quyết vấn đề.
 41. -Sử dụng được các mô hình: mô hình tia 
 sáng, mô hình hạt để diễn đạt nội dung.
 42. - Trình bày được nguyên tắc cấu tạo và 
 hoạt động dựa trên mô hình vật chất chức 
 năng.
 43. - Sử dụng ngôn ngữ vật lý: Phân biệt được 
 ngôn ngữ vật lý và ngôn ngữ đời thường; sử 
 dụng được các kí hiệu vật lý đặc thù.
 Đánh giá giải pháp, mô 44. - Nêu được ưu điểm và nhược điểm của 
 hình và kết quả. các ứng dụng kĩ thuật vật lý.
 45. - Sử dụng kiến thức vật lý trong tình 
 huống liên môn.
 46. - Chỉ ra hạn chế của các mô hình, giải 
 pháp của bản thân.
 47. - Chỉ ra hạn chế, mô hình, giải pháp của 
 các thành viên khác trong nhóm, trong lớp.
 48. - Đề xuất cách cải tiến, nâng cao hiệu quả, 
 chất lượng các giải pháp.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_he_thong_bai_tap_t.docx