Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN LAN ******************* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 10 Tác giả : Trần Thị Nguyệt Nga Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THPT Trần Văn Lan Mỹ Lộc , ngày 08 tháng 06 năm 2015 MỤC LỤC I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN..............................................1 1. Cơ sở lý luận của vấn đề......................................................................................3 1.1 Những khái niệm cơ bản ....................................................................................3 1.1.1. KT .....................................................................................................................3 1.1.2. ĐG.....................................................................................................................4 2. Các phương pháp KT, ĐG kết quả học tập Ngữ văn của HS THPT ...............4 2.1. Quan sát ...............................................................................................................5 2.2. Phỏng vấn.............................................................................................................5 2.3.Viết........................................................................................................................5 2.3.1. CH tự luận.........................................................................................................6 2.3.2.CHTN .................................................................................................................7 3. Vai trò và vị trí của việc KT, ĐG kết quả học tập Ngữ văn của HS THPT.....9 4. Các nguyên tắc cơ bản khi tiến hành KT, ĐG kết quả học tập của HS .........10 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ........................................................................11 1.Thuận lợi, khó khăn.............................................................................................11 1.1 Thuận lợi .............................................................................................................13 1.2. Khó khăn ............................................................................................................12 2.Việc KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn hiện nay theo tinh thần đổi mới........................................................................................................................13 III. PHẦN NỘI DUNG: CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM ...............................19 1. Phương pháp dạy lý thuyết ...............................................................................19 1.1. Các loại CH TN.................................................................................................19 1.2. Quy trình xây dựng hệ thống CH TN để KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của HS THPT ..................................................................................................................24 2.Phương pháp thực hành ......................................................................................28 2.1. Xác định số lượng và hình thức CH...................................................................28 2.1.1. Xác định số lượng CH.....................................................................................28 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁNG KIẾN STT Từ, cụm từ Viết tắt 1 Chương trình CT 2 Đánh giá ĐG 3 Giáo viên GV 4 Học sinh HS 5 Kiểm tra KT 6 Trắc nghiệm TN 7 Trung học cơ sở THCS 8 Trung học phổ thông THPT 9 Câu hỏi CH Môn Ngữ văn với mục tiêu đặc thù là rèn luyện cho HS cách tư duy hình tượng nghệ thuật, thành thạo kĩ năng đọc - hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương thì hình thức TN trong KT, ĐG kết quả học tập của HS cũng đã được áp dụng tuy có phần dè dặt hơn. Sử dụng hình thức TN trong bộ môn này đã khắc phục được yếu tố chủ quan, cảm tính trong khâu KT, ĐG vì thế mà phản ánh gần như chính xác tình hình học tập của HS. Cũng với hình thức KT, ĐG mới mẻ này, khâu chấm bài của GV sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn và đặc biệt là hình thức TN kích thích hứng thú làm bài của HS, thay đổi thái độ của HS đối với môn Ngữ văn. Song khi áp dụng hình thức TN trong KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của HS, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Và một trong những trở ngại lớn nhất là: Muốn có được những CH TN thực sự chất lượng để sử dụng như một bộ công cụ KT, ĐG thì người soạn không chỉ phải nắm vững kĩ thuật xây dựng CH TN mà còn mất rất nhiều thời gian, công sức. Bởi vậy, để tiết kiệm thời gian và công sức, nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng được ngân hàng CH TN phong phú, đủ tiêu chuẩn làm bộ công cụ ĐG kết quả học tập của HS. CT Ngữ văn 10 chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Là CT đầu cấp THPT, CT Ngữ văn 10 không chỉ đảm bảo yêu cầu tiếp tục củng cố những đơn vị kiến thức HS đã được học ở cấp THCS mà nó còn có mục tiêu: cung cấp thêm những kiến thức hoàn toàn mới, hình thành và rèn luyện cho HS những kĩ năng mới để HS có thể quen với cách học mới hoàn toàn khác với cách học trước. Bởi vậy CT Ngữ văn 10 giống như một chiếc cầu nối giúp các em HS không bị bỡ ngỡ khi bước từ cấp THCS sang cấp THPT. Những kiến thức, kĩ năng được hình thành từ CT Ngữ văn 10 sẽ theo HS trong suốt quá trình sau này. Nhận thức được vấn đề này, rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp đổi mới cách dạy và học môn Ngữ văn lớp 10. Trong đó đáng chú ý là các công trình đề xuất đổi mới hình thức KT, ĐG, chuyển dần từ hình thức tự luận truyền thống sang hình thức TN đã được nhiều GV và HS ủng hộ. Các công trình nghiên cứu: “Bài tập TN ngữ văn 10” của GS.TS Đỗ Ngọc Thống, “KT, ĐG thường xuyên và định kì môn Văn lớp 10” do GS.TS Lê A chủ biên, “Hướng dẫn KT, ĐG Ngữ văn 10” của Vũ Nho và Nguyễn Thúy Hồng thực sự là những công trình nghiên cứu công phu của những chuyên gia đầu ngành. Đó vừa là những gợi mở vừa là động lực để người viết đi sâu tìm hiểu hoạt động KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 10 bằng hình thức TN. 2 định kì mà bao gồm toàn bộ những gì đã được học trong CT. KT tổng kết sẽ ĐG được hiệu quả của cả một quá trình dạy học, đồng thời tạo cơ sở để tiếp tục học lên một CT học mới cao hơn. 1.1.2.ĐG Hiện nay đang tồn tại rất nhiều quan điểm về ĐG. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì ĐG là nhận định giá trị. Còn theo Trần Bá Hoành, khái niệm ĐG có thể hiểu như sau: “ĐG là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện hiện trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc”. Trong giáo dục, ĐG là một quá trình thu nhận và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS. ĐG được chia thành các loại: ĐG chẩn đoán, ĐG định hình, ĐG tổng kết. ĐG chẩn đoán: là loại ĐG được tiến hành trước khi dạy một CT, một vấn đề quan trọng nào đó nhằm nắm được trình độ, năng lực của HS để có phương pháp dạy học phù hợp. ĐG chẩn đoán thường được tiến hành thông qua những bài KT đầu vào, hoặc những bài KT khảo sát chất lượng đầu năm học, ĐG từng phần: là loại ĐG được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình giảng dạy thông qua các bài KT định kì. Loại hình ĐG này sẽ cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời về tình hình học tập của HS để GV và HS cùng rút kinh nghiệm, điều chỉnh cách dạy, cách học phù hợp. ĐG tổng kết: được tiến hành khi kết thúc môn học, khóa học, CT học. Trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, ĐG tổng kết tạo cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo. Nó có ý nghĩa không chỉ với GV và HS mà còn có ý nghĩa đối với cả các chuyên gia giáo dục. Trong quá trình dạy và học, cần phải tiến hành kết hợp ba loại hình thức ĐG này để có cái nhìn chính xác nhất tình hình học tập của HS và có hướng điều chỉnh kịp thời. KT và ĐG có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. KT là phương tiện, là cơ sở của ĐG. ĐG là mục đích của KT. 2. Các phương pháp KT, ĐG kết quả học tập Ngữ văn của HS THPT 4 giúp HS biết cách diễn đạt, truyền tải những suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề nào đó, biết cách tạo lập những văn bản phù hợp trong những tình huống cụ thể. Phương pháp KT viết gồm có hai hình thức: hình thức KT TN tự luận (gọi tắt là hình thức tự luận) và hình thức KT TN khách quan (gọi tắt là hình thức TN). Trước kia, phương pháp KT viết truyền thống trong bộ môn Ngữ văn là những CH tự luận. Trong những năm gần đây, do yêu cầu đổi mới các khâu trong quá trình dạy và học, trong đó có cả khâu KT, ĐG, đề KT viết của bộ môn Ngữ văn đã sử dụng hai kết hợp loại CH: CH tự luận và CH TN để khắc phục tối đa những hạn chế và phát huy ưu điểm của hai loại CH này. 2.3.1. CH tự luận CH tự luận là dạng CH đòi hỏi HS phải tự xây dựng, tạo lập một câu trả lời hoàn chỉnh. Câu trả lời rất đa dạng, tùy thuộc vào nội dung, yêu cầu của CH cũng như thời gian làm bài. Câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn, một bài văn hoàn chỉnh hay là cả một tiểu luận dài. Ưu điểm lớn nhất của loại CH tự luận là nó giúp GV ĐG được năng lực diễn đạt, triển khai, sắp xếp ý, khả năng tạo lập văn bản trong những tình huống nhất định của HS. Với CH tự luận, HS có thể thoải mái thể hiện những suy nghĩ, quan điểm của mình và thể hiện được tư duy sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên, KT với hình thức CH tự luận trong dạy học Ngữ văn cũng bộc lộ nhiều nhược điểm. Nhược điểm thứ nhất đó là: sử dụng CH tự luận để KT có thể ĐG được năng lực diễn đạt của HS nhưng không thể bao quát hết được CT dạy và học. Mỗi đề KT Ngữ văn của HS THPT chỉ gói gọn trong 1 tiết, 2 tiết hoặc tối đa là 120 phút. Điều đó có nghĩa là mỗi một đề KT chỉ có thể ra tối đa 3 - 4 CH tự luận bởi để tạo lập được một văn bản hoàn chỉnh, HS phải mất khá nhiều thời gian. Một đề KT mà chỉ có 3 - 4 CH thì nội dung KT chỉ nằm trong một phạm vi rất hẹp và sẽ không ĐG hết được đầy đủ khả năng nắm bắt kiến thức của HS. Hơn nữa, việc nội dung KT chỉ nằm trong một phạm vi hẹp sẽ dẫn tới hiện tượng HS học tủ, năng lực của các em sẽ không được phát triển toàn diện. Nhược điểm thứ hai của hình thức tự luận là: khó đảm bảo tính khách quan chính xác trong KT, ĐG. Vì CH tự luận là những CH mở, câu trả lời của HS vô cùng phong phú, đa dạng, bởi vậy đáp án chỉ có thể xây dựng trên những ý chính, cơ bản. GV trong quá trình chấm sẽ tự xem, xét điều chỉnh. Quá trình chấm vì thế cũng thiếu tính khách quan, phụ thuộc rất nhiều vào người chấm. 6 duy nhất. HS chọn đúng đáp án của CH thì được điểm, chọn sai đáp án thì sẽ mất điểm. Kết quả vì thế luôn luôn đúng và thống nhất, phản ánh chính xác tình hình học tập của HS - Ưu điểm thứ 3 của việc sử dụng CH TN để ĐG kết quả học tập của HS là: sử dụng CH TN để KT, ĐG kết quả học tập của HS cũng là một trong những biện pháp hữu ích trong việc tăng cường hứng thú của HS đối với bộ môn Ngữ văn. Hình thức KT mới mẻ này kích thích tư duy, sự sáng tạo của HS, đổi mới cách nhìn, cách nghĩ của HS về bộ môn Ngữ Văn. Môn Ngữ văn cũng là môn học có sự logic, rõ ràng, chứ không phải chỉ là những bài viết dài dặc, nặng nề. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận, CH TN vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải được khắc phục. Hạn chế lớn nhất của việc sử dụng CH TN để KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của HS là: không ĐG được khả năng cảm thụ văn chương và khả năng tạo lập văn bản - 2 kĩ năng quan trọng nhất mà bộ môn Ngữ văn cần phải hình thành được cho người học. Ngoài ra, việc ĐG kết quả học tập Ngữ văn của HS thông qua hình thức TN cũng không thể hiện được thái độ của HS đối với môn học. Việc KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của HS bằng hình thức TN không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác bởi trong nhiều trường hợp, HS có thể đoán mò, chọn đáp án một cách ngẫu nhiên. Đặc biệt là với CH TN Đúng - Sai, tỉ lệ xác suất đúng của CH này lên tới 50%. Bởi vậy, người viết CH TN cần phải hạn chế loại CH này và tăng loại CH TN nhiều lựa chọn. Thêm vào đó, xây đựng đề thi bằng hình thức TN sẽ tốn nhiều công sức hơn so với hình thức tự luận. Muốn có một đề thi bằng hình thức TN chất lượng, người ra đề thi phải nắm chắc kĩ thuật xây dựng CH TN và có kinh nghiệm trong việc xây dựng đề thi TN, tránh vi phạm những nguyên tắc cơ bản dẫn tới việc HS có thể đoán được đáp án bằng cách suy luận. Tuy nhiên, nếu có sự đầu tư nghiêm túc để nghiên cứu và xây dựng sẵn một ngân hàng CH TN chất lượng thì việc KT bằng hình thức TN của GV sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_he_thong_cau_hoi_t.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả.pdf