Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn Địa lí bằng các dự án học tập nhỏ cho học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông

docx 62 trang sk10 29/03/2024 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn Địa lí bằng các dự án học tập nhỏ cho học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn Địa lí bằng các dự án học tập nhỏ cho học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn Địa lí bằng các dự án học tập nhỏ cho học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT CON CUÔNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ CÁC BÀI KIỂM TRA THƯỜNG 
XUYÊN MÔN ĐỊA LÍ BẰNG CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP NHỎ CHO 
 HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CON CUÔNG
 Môn: Địa lí (Lĩnh vực giáo dục) 
 Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Ngọc
 Tổ: Khoa học xã hội
 Năm 2022
 Số điện thoại: 0974776886 vào một số bài kiểm tra đã giúp tôi tháo gỡ được phần nào những băn khoăn 
này. Tuy vậy, trên thực tế, bản thân tôi cũng như nhiều GV nói chung, GV địa 
lí nói riêng, việc KTĐGTX HS bằng các DAHTN chưa thường xuyên và hiệu 
quả do những điều kiện khách quan và chủ quan. Nhằm để cả GV và HS thấy 
được tầm quan trọng và những lợi ích rõ rệt từ việc đổi mới phương pháp 
KTĐG môn địa lí bằng việc thực hiện các DAHTN, tôi đã chọn đề tài “ Xây 
dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn địa lí bằng các dự án 
học tập nhỏ cho học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông” làm đề tài sáng 
kiến kinh nghiệm. Hi vọng sẽ giúp cho các đồng nghiệp có thêm một kênh 
thông tin để tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng vào việc dạy học cũng như 
KTĐGTX của mình.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
 Xác định phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án học tập 
nhỏ trong KTĐG Địa lí lớp 10 nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phát triển năng 
lực của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí ở trường THPT.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của DHDA và của KTĐG thông qua việc 
thiết kế và tổ chức thực hiện các DAHTN trong dạy học Địa lí 10.
- Xác định hệ thống chủ đề thực hiện một số DAHTN trong chương trình Địa lí 
10 THPT.
- Phương pháp thiết kế các dự án trong dạy học Địa lí 10.
- Qui trình tổ chức thực hiện các DAHTN trong KTĐG Địa lí 10.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đề 
tài nghiên cứu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các DAHTN trong dạy học 
Địa lí 10 trường THPT Con Cuông, có thể mở rộng thực nghiệm trong dạy học 
Địa lí 10 các trường THPT khác.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thiết kế và tổ chức thực hiện một số DAHTN có tính đại diện trong chương 
trình Địa lí lớp 10, chương trình cơ bản.
 3 - Phương pháp chuyên gia: Tổ chức thảo luận chuyên đề để lấy các ý 
kiến các chuyên gia về một số kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn. 
Phương pháp cũng được sử dụng để đánh giá tính khả thi của đề tài 
nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Mục đích thực nghiệm: Đánh giá khách quan kết quả thực hiện một số 
DAHTN trong chương trình Địa lí 10 THPT đã được thiết kế.
+ Nội dung thực nghiệm: Chọn lọc thực nghiệm một số đề tài thuộc phạm vi 
địa lí lớp 10 trong các mô hình dự án đã đề xuất nhằm khẳng định tính khả thi 
của KTĐTX bằng việc thiết kế và thực hiện DAHTN môn Địa lí 10 THPT.
+ Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 10C1 THPT của trường THPT Con Cuông
+Tổ chức thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trong giới hạn khoảng 1 
tuần, với các mô hình dự án đã đề xuất.
- Phương pháp thống kê toán học: là phương pháp sử dụng một số 
công thức toán học để xử lí thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết 
quả thực nghiệm.
 5 b. Phân loại dạy học dự án.
 Dạy học dự án có thể được phân loại dựa theo nhiều cơ sở khác nhau. Sau 
đây là một số cách phân loại chính:
* Phân loại theo qui mô dự án
- Dự án nhỏ
- Dự án trung bình
- Dự án lớn
* Phân loại theo nhiệm vụ:
- Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
-Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.
- Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện 
các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng 
bài, biểu diễn, sáng tác.
* Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập:
- Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm 
vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản 
đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất
- Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung 
hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực 
hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn
 Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự 
án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người 
học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp).
c. Đặc điểm của dạy học dự án.
 Trong các tài liệu về DHDA có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà 
sư phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PPDH này đã nêu ra 3 
đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định 
hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hoá các đặc điểm của DHDA như sau:
- Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực 
tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự án 
cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của 
người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học 
tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí 
tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
 7 hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, 
thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
d. Tác dụng của dạy học dự án
* Dạy học dự án làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn
- Trong DHDA, nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn bởi vì nó được tích hợp 
với các vấn đề của đời sống thực, từ đó kích thích hứng thú học tập của người học.
- Dạy học dự án gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường 
và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong 
thế giới thật.
- Người học có cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình để hoạt động 
trong một môi trường phức tạp giống như sau này họ sẽ gặp phải trong cuộc sống.
 Dạy học dự án có thể là một công cụ tuyệt cho sự phát triển của học sinh, 
giáo viên và trường học. Nhưng nó chỉ thực sự đạt được điều đó nếu nó phát 
triển tư duy tốt và vi thúc đẩy việc học. Nó không đủ để học sinh có thể tạo ra 
hoặc làm một vài điều gì đó dựa trên kinh nghiệm làm việc.
 Dạy học dự án có chất lượng sẽ giúp giáo viên trở thành những người 
hướng dẫn, tạo ra các nhiệm vụ liên kết tư duy và học tập cho HS của mình. 
Dưới đây là 5 đòn bẩy chất lượng có sự phối hợp nhịp nhàng để thúc đẩy khao 
khát tư duy và học tập của học sinh.
* Dự án học tập là những thiết kế có chủ đích để thu hút tư duy của học 
sinh xung quanh các kỳ vọng, nội dụng và các kĩ năng mà học sinh cần biết.
 Khi lên kế hoạch thiết kế cho các dự án học tập, câu hỏi cần đặt ra là nhằm 
phát triển loại tư duy nào và HS sẽ học về điều gì ? Trong trường hợp này, không 
còn nghi ngờ gì nữa chúng ta thường tập trung vào nội dung và các chuẩn kiến 
thức. Đối với một số dự án có thể cũng không cần thiết lắm. Trong thực tế, có 
những trường hợp giúp tạo ra sự cân bằng giữa nội dung và kĩ năng, đó chính 
là tập trung vào tư duy để đào sâu nội dung học tập. Điểm nhấn mạnh ở đây là có 
sự chủ đích trong việc lên kế hoạch về tư duy và học tập, bất kể nó là gì, HS sẽ cần 
biết và chứng minh sự hiểu biết để hoàn thành dự án và các nhiệm vụ.
* Dự án cung cấp nhiều cơ hội và nhu cầu cho việc đặt câu hỏi ở mức độ cao 
từ phía học sinh và giáo viên
 Giáo viên giỏi biết chuẩn bị những câu hỏi tốt, biết lên kịch bản đặt câu hỏi 
cho tất cả các đối tượng HS. Trong suốt một dự án, chúng ta muốn thấy có nhiều
 9 Chúng ta muốn HS tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao nhưng liệu 
chúng ta có thường xuyên cho chúng các thử thách trên thực tế? Điều mà giúp 
HS cảm thấy đáng để theo đuổi và cải thiện thay vì chỉ chạy theo điểm số? Dự 
án học tập chất lượng, trao quyền cho HS bằng việc khuyến khích chúng trong 
quá trình làm việc thông qua nỗ lực cải thiện sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thực 
tế của học tập thay vì chỉ chạy theo điểm số.
* Dạy học dự án góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương 
thức đào tạo
- Học tập dự án chuyển giảng dạy từ "GV nói" thành "HS làm". Người học trở 
thành người giải quyết vấn đề, ra quyết định chứ không phải là người nghe thụ 
động. Họ hợp tác theo nhóm, tổ chức hoạt động, tiến hành nghiên cứu, giải quyết 
vấn đề, tổng hợp thông tin, tổ chức thời gian và phản ánh về việc học của mình.
- Dạy học dự án tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau, sử dụng 
thông tin của những môn học khác nhau. Nó giúp người học với cùng một nội 
dung nhưng có thể thực hiện theo những cách khác nhau.
- Dạy học dự án yêu cầu HS sự tư duy tích cực để giải quyết vần đề, kích thích 
động cơ, hứng thú học tập.
- Dạy học dự án khuyến khích việc sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp 
cho người học hiểu biết sâu sắc hơn nội dung học tập.
 - Dạy học dự án là hình thức quan trọng để thực hiện phương thức đào tạo con 
người phát triển toàn diện, học đi đôi với hành, kết hợp giữa học tập và nghiên 
cứu khoa học.
* Dạy học dự án tạo ra môi trường thuận lợi cho người học rèn luyện và 
phát triển
- Dạy học dự án giúp người học học được nhiều hơn vì trong hầu hết các dự án, 
HS phải làm những bài tập liên quan đến nhiều lĩnh vực.
- HS nào cũng có cơ hội để hoạt động vì nhiệm vụ học tập đến được với tất cả 
mọi người. HS có cơ hội để thử các năng lực khác nhau của bản thân khi tham 
gia vào một dự án.
- HS được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ sâu sắc khi gặp những vấn đề phức tạp. 
Học viên có điều kiện để khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin.
 - HS được rèn khả năng vận dụng những gì đã học, đặc biệt các kiến thức về 
khoa học, công nghệ.
 11 * Bước 1: Xác định chủ 
đề và mục đích của dự án
 Xác định chủ đề& mục 
 GV và HS cùng nhau đích dự án
đề xuất ý tưởng, xác định 
chủ đề và mục đích của dự 
án. Cần tạo ra một tình Xây dựng kế hoạch
huống xuất phát, chứa đựng 
một vấn đề, hoặc đặt một 
nhiệm vụ cần giải quyết, Thực hiện dự án
trong đó liên hệ với hoàn 
cảnh thực tiễn xã hội và đời 
sống. Cần chú ý đến hứng Trình bày sản phẩm
thú của người học cũng 
như ý nghĩa xã hội của đề 
tài. GV có thể giới thiệu 
một số hướng đề tài để HS Đánh giá dự án
lựa chọn và cụ thể hoá. 
Trong trường hợp thích 
hợp, sáng kiến về việc xác 
 Sơ đồ 2.2. Qui trình tổ chức dạy học dự án
định đề tài có thể xuất phát 
từ phía HS.
* Bước 2: Xây dựng kế hoạch.
 Trong giai đoạn này HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương 
cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần 
xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành và 
phân công công việc trong nhóm,
* Bước 3: Thực hiện dự án.
 Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và 
cá nhân. Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động 
thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. 
Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực 
tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra.
* Bước 4: Trình bày sản phẩm dự án.
 Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, 
bài báo,... Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động 
thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất,
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_thiet_ke_cac_bai_kiem_tra.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn Địa lí bằng các dự án h.pdf