Sáng kiến kinh Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG:THPT NGUYỄN KHUYẾN An Giang, ngày 28 tháng 1 năm 2020 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: ĐẶNG THỊ NGỌC HÂN. Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 18/06/1984 - Nơi thường trú: tổ 22, ấp Đông Bình I, Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Khuyến. - Chức vụ hiện nay: Giáo viên. - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Sinh học. - Lĩnh vực công tác: dạy lớp và chủ nhiệm 12a2. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ 1. Tóm tắt tình hình đơn vị + Trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, dựa trên đề nghị đánh giá ngoài cơ sở giáo dục theo kế hoạch của trường để công nhận trường chuẩn quốc gia trong năm học 2019 – 2020. + Cơ sở vật chất của trường cơ bản đã đáp ứng đủ điều kiện cho nhà trường giảng dạy: Có đầy đủ các phòng làm việc, phòng học bộ môn, phòng học theo yêu cầu và trang thiết bị . + Đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn. Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức tự học tốt. 2. Những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ * Thuận lợi: + Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn chỉ đạo sâu sắc của Sở Giáo dục và Đào tạo, sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban giám hiệu và hỗ trợ kịp thời của đồng nghiệp. + Cơ sở vật chất của trường khang trang, trang thiết bị hiện đại, đa số các phòng học đều có tivi màn hình rộng phục vụ cho việc có giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên. tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 là rất cần thiết. 1.3. Về phía học sinh Phần lớn học sinh đều cảm thấy áp lực khi học sinh học, đặc biệt là Sinh 10 vì nội dung kiến thức trừu tượng, không thấy được ngoài thực tế mà phải quan sát dưới kính hiển vi, hoặc thông qua phim ảnh. Nhưng đôi khi xem cũng chưa hiểu nó như thế nào, có ứng dụng vào cuộc sống được hay không?... Bên cạnh đó, cũng có 1 số học sinh rất ham học nhưng không biết phải học như thế nào để có hiệu quả cao vì thời gian ràng buộc trên lớp rất ít, không có các hoạt động để các em thể hiện sự tư duy sáng tạo của mình. Vì thế vấn đề thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo án dạy theo chủ đề cho các em hiện nay là thật sự cần thiết. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống. Nếu giáo viên thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có chất lượng và tổ chức sử dụng theo một quy trình hợp lý thì sẽ giúp học sinh đam mê yêu thích môn học hơn, tích cực chủ động hơn trong các môn học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh trong phần Sinh học 10 và các khối khác. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tiến trình thực hiện: - Trong quá trình thực nghiệm tôi kết hợp với các giáo viên bộ môn ở trường thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. - Sử dụng kế hoạch dạy học của 2 chủ đề thực nghiệm có các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm gây hứng thú học tập cho các em. - Tiến hành rèn luyện và phát triển năng lực, kỹ năng tự học của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tương ứng với 3 giai đoạn: giai đoạn trước thực nghiệm (học sinh chưa quen với các hoạt động trải nghiệm thiết kế trong giáo án); giai đoạn trong thực nghiệm (học sinh đã và đang làm quen với các hoạt động trải nghiệm thiết kế trong giáo án); giai đoạn sau thực nghiệm (học sinh đã quen và thông hiểu về yêu cầu, hình thức của các hoạt động trải nghiệm thiết kế trong giáo án). - Tiến hành 3 lần kiểm tra nội dung kiến thức tương ứng với 3 giai đoạn. - Chấm điểm theo các tiêu chí đánh giá và rút ra kết luận. Phần 3. Xây dựng giáo án chủ đề có các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Chủ đề: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. (Thời gian: 2 tiết) Tiết 1: Tìm hiểu về dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. Tiết 2: Báo cáo quy trình và trình bày sản phẩm lên men tại nhà. I. Mục tiêu: Về kiến thức: Phân tích được đặc điểm cơ bản của vi sinh vật, phân biệt các loại môi trường nuôi cấy cũng như đặc điểm của quá trình phân giải và tổng hợp các chất ở vi sinh vật. Vận dụng được kiến thức để giải thích các vấn đề thực tiễn. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tự học như: tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng diễn đạt trình bày thông tin, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng hoạt động nhóm. Năng lực tự học hướng tới: tìm hiểu kiến thức mới theo hướng nghiên cứu bài học, học sinh xác định được mục tiêu về kỹ năng tự học. II. Tìm hiểu thực trạng, thông tin, địa điểm * Giáo viên khảo sát địa điểm, tìm hiểu thông tin, thực trạng trước khi cho học sinh tham gia trải nghiệm. - Địa điểm trải nghiệm phải thuận lợi cho học sinh (chủ yếu là trong phòng thí nghiệm, ở nhà). - Đảm bảo về mặt thời gian, thời gian tham gia hoạt động không vượt quá 20 phút (các hoạt động trên lớp học). - Đảm bảo tính an toàn khi tham gia trải nghiệm . - Báo cáo kế hoạch với nhà trường, liên hệ với các lớp học khác để hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả tốt nhất. * Chuẩn bị: - Giáo viên: + Các mảnh ghép 1 bức tranh về vi sinh vật, 1 sản phẩm dưa cải ngon và dưa cải bị nhớt. + Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 6-7 học sinh). - Học sinh: + Các hình ảnh của nhóm mình làm dưa cải ở nhà (đã phân công sau khi dạy chương Phân bào), sản phẩm dưa cải (có thể thành công hay thất bại), giấy A0, keo 2 mặt, bút lông. + Viết sẵn quy trình làm dưa cải trên giấy A0. III. Tiến trình tổ chức bài dạy (gồm 4 bước còn lại của thiết kế quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo) Thông báo với giáo viên khi đã hoàn thành sản phẩm. Hình 3. Một số hình ảnh muối dưa cải của học sinh. -Yêu cầu 3: Sau khi đã hoàn - Yêu cầu 3: thành, giáo viên sẽ bốc thăm và chọn ngẫu nhiên 1 nhóm đem bức tranh mình + Đại diện của nhóm được mời sẽ vừa hoàn thiện lên bảng và báo cáo về lên trình bày quy trình và sản quy trình làm dưa cải tại nhà (thời gian phẩm của nhóm mình. 4 phút). + Cử đại diện đến các nhóm khác Sau khi các nhóm báo cáo, giáo viên để đánh giá các tiêu chí của giáo nhận xét tranh ghép, cách muối dưa của viên đề ra và nêu thắc mắc (nếu nhóm và kiểm tra sản phẩm của nhóm có). (dưa cải). Giáo viên đưa ra các tiêu chí về món Các tiêu chí cần đạt được: dưa để các nhóm tự chấm điểm cho 1. Tranh ghép đúng: thứ tự, thời nhau, cũng như chiếu hình mẫu vi sinh gian (2đ) vật để đối chiếu tranh ghép. 2. Dưa cải (8đ) - Màu sắc (vàng): 1.0 - Độ giòn, không nhớt: 2.0 - Vị chua, không nhẵn: 2.0 - Tiết kiệm, có giá trị kinh tế ( bán được): 1.5 - Vệ sinh: 0.5 - Quy trình muối dưa: 1.0 Hoạt động 2: Khám phá kiến thức Hoạt động 2: Khám phá kiến (15 phút) thức Giáo viên: Thảo luận nhóm trong 6 Qua các hoạt động vừa tham phút trả lời các câu hỏi sau: gia, bản thân từng học sinh sẽ hiểu Từ các hoạt động mà nhóm đã tự thực hiện, hoàn thành, thu thập tổng hợp và phân tích tin kết hợp kiến thức sách giáo khoa, các em thảo luận nhóm và đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình, đưa ra kết luận. Giáo viên lắng nghe, mời các nhóm khác cho ý kiến và cuối cùng sẽ nhận xét và hoàn thiện kiến thức cho các em (kiến thức bám sát theo chương trình chuẩn). Trước khi kết thúc tiết 1 giáo viên đưa ra các yêu cầu cho tiết 2 của chủ Học sinh, nhóm học sinh tiếp đề như sau: nhận yêu cầu và thực hiện ở nhà. - So sánh quá trình hô hấp và lên men. * Liệt kê ra được những điểm giống nhau và khác nhau giữa quá trình hô hấp và lên men. (viết sẵn vào bảng phụ để tiết sau báo cáo hoặc dán tại vị trí nhóm mình để nhóm khác xem và góp ý). - Học sinh được quyền chọn 1 trong các * Thống nhất nhóm chọn 1 đề tài đề tài sau để thực hành quá trình lên và tiến hành thực hiện theo các men tại nhà: bước sau: Đề tài 1: Xây dựng qui trình và - Chọn địa điểm thực hiện, chọn thực hiện làm kim chi tại nhà. nhóm trưởng, chuẩn bị nguyên Đề tài 2: Thiết kế qui trình và sản liệu. xuất sữa chua tại nhà. - Thống nhất xây dựng quy trình Đề tài 3: Lên men rượu vang. (viết nháp và chụp hình gửi giáo * Yêu cầu: viên). - Ngay sau khi chọn đề tài, học sinh - Hoàn thiện quy trình vào giấy tiến hành xây dựng quy trình (cách thực Ao. hiện) và gửi cho giáo viên xem. - Tiến hành thực hiện lên men - Trong quá trình thực hiện, các em theo quy trình đã xây dựng. phải chụp hình nhóm và quay clip lại - Phân công thành viên chụp hình, các khâu thực hiện. quay clip quá trình thực hiện, viết - Viết bài báo cáo không quá 150 từ về báo cáo bằng powerpoint (sản qui trình và cách thực hiện đồng thời phẩm thành công hay thất bại nghiên cứu quy trình, thử sản phẩm và cho điểm theo các tiêu chí mà giáo viên đã gợi ý. Giáo viên đánh giá và hoàn thiện kiến Qua hoạt động học tập, học thức cho các em, phân tích điểm đạt và sinh có thể tự đánh giá, rồi đánh chưa đạt trong qúa trình thực hiện hoạt giá lẫn nhau, điều chỉnh những sai động của học sinh.Sau đó sẽ công bố kết sót của bản thân, rút kinh nghiệm quả của từng nhóm (60% số điểm do 6 cho việc thực hiện các hoạt động nhóm đánh giá, 40% là của giáo viên). trải nghiệm tiếp theo. Tổng kết chủ đề người dạy nêu câu Các nhóm thảo luận nhanh và hỏi để đánh giá về khả năng tham gia đưa ra cảm nhận của mình, đồng các hoạt động trải nghiệm của người học thời trình bày những thuận lợi như sau: Em cảm nhận như thế nào sau cũng như các khó khăn đã gặp khi học chủ đề chuyển hóa vật chất và phải trong quá trình hoạt động. năng lượng ở vi sinh vật? Việc trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm đã mang lại cho em nhưng lợi ích và khó khăn gì? Từ những phát biểu của học sinh, giáo viên sẽ có những điều chỉnh thích hợp để xây dựng các chủ đề sau. Phần 4. Tiến hành kiểm tra và phân tích kết quả rồi rút ra kết luận. Sau các chủ đề, tôi tiến hành cho các bài test để kiểm tra lại mức độ đạt của các em về kiến thức và kỹ năng. Từ đó rút ra kết luận về đề tài nghiên cứu của mình. Các bài kiểm tra trong 3 giai đoạn khác nhau ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (thời gian : 15 phút) Họ và tên :.Lớp : 10a. Câu 1 (5 điểm) Thế nào là chu kỳ tế bào ? Nêu các đặc điểm chính các kỳ của quá trình nguyên phân ? Câu 2 (5 điểm) Quan sát bức ảnh được chụp từ tiêu bản của quá trình nguyên phân. Hãy thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_trong.pdf