SKKN Đổi mới cấu trúc nội dung, áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học chương III Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí - Phần Khí quyển - Chương trình địa lí 10 - Ban cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới cấu trúc nội dung, áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học chương III Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí - Phần Khí quyển - Chương trình địa lí 10 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới cấu trúc nội dung, áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học chương III Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí - Phần Khí quyển - Chương trình địa lí 10 - Ban cơ bản
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “ĐỔI MỚI CẤU TRÚC NỘI DUNG, ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẨT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ - PHẦN KHÍ QUYỂN –CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10 BAN CƠ BẢN” Tác giả sáng kiến: Vũ Thị Tươi Mã sáng kiến: 05.58 Vĩnh Yên, năm 2019 1 MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu.........................................................................................................................1 2. Tên sáng kiến........................................................................................................................2 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ...............................................................................................2 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ...............................................2 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: ............................................................................................2 5.1. Về nội dung của sáng kiến:...........................................................................................2 5.1.1. Xác định mục tiêu bài học để lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp. .....................................................................................................................2 5.1.2 Đổi mới trong cấu trúc bài học nội dung ..............................................................4 5.1.3. Xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp để nâng cao hiệu quả bài học................................................................................................................5 5.1.4. Biện pháp sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.........................................................................5 5.1.4.1. Một số phương pháp dạy học tích cực...............................................................5 a. Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án) .................................................................5 b. Phương pháp dạy học nhóm. ....................................................................................10 c. Phương pháp đóng vai ...............................................................................................16 5.1.4.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực. .........................................................................19 a. Kĩ thuật 5W1H:..........................................................................................................19 b. Kĩ thuật KWL: ...........................................................................................................20 c. Kĩ thuật “ 3 lần 3”:.....................................................................................................21 d. Kĩ thuật hỏi bằng phiếu:............................................................................................21 e. Kĩ thuật khăn trải bàn:..............................................................................................26 5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:.........................................................................27 6. Những thông tin cần được bảo mật:.................................................................................27 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ................................................................27 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: .........................................................................................................28 9. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:..........................................................................................................................................30 3 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn địa lí : chương trình địa lí lớp 10 – ban Cơ bản. - Vấn đề sáng kiến giải quyết: Thay đổi một phần cấu trúc cùng với cách sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh khi dạy học chương III: “Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển” trong chương trình địa lí lớp 10 - Ban cơ bản. Qua đó, nâng cao hiệu quả bài học và bồi dưỡng niềm yêu thích môn học cho học sinh. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày áp dụng lần đầu: Từ tuần 6 đến tuần 9 năm học 2018-2019 (Từ ngày 1/10/2018 đến ngày 25/10/2018) 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Về nội dung của sáng kiến: 5.1.1. Xác định mục tiêu bài học để lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp. Thông qua việc cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ đã được giao chuẩn bị ở nhà và tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh. Bài học nhằm hướng đến các mục tiêu sau: * Về kiến thức: Học sinh hiểu và phân tích, giải thích được các kiến thức trong bài học địa lí: - Trình bày được khái niệm và vai trò của khí quyển. Nguyên nhân và sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất, từ đó hiểu đươc sự hình thành của các khối khí và frong trên Trái Đất. - Trình bày được khái niệm, sự phân bố và những nguyên nhân làm thay đổi khí áp. Trình bày đặc điểm của một số loại gió thường xuyên trên Trái Đất. - Học sinh hiểu được, để có mưa trên Trái Đất phải có điều kiện là ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Hiều và trình bày được các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa trên Trái Đất. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. - Hệ thống lại các yếu tố: nhiệt, gió và mưa là những nhân tố tạo ra khí hậu. Trình bày được các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. * Về kĩ năng: 5 5.1.2 Đổi mới trong cấu trúc bài học trong nội dung chương III: “Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển” trong chương trình địa lí lớp 10 - Ban cơ bản. - Trong nội dung “Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất”, để tăng thêm tính logic của nội dung các kiến thức sẽ đổi vị trí một số phần như sau: + Khí quyển: trình bày khái niệm và vai trò. + Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. + Các khối khí và frông. Chuyển dạy nội dung phần các khối khí và frông xuống cuối cùng, vì nguồn gốc tạo ra các khối khí và frông là do sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương. - Trong nội dung “Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa”, bổ sung thêm phần học “ Ngưng đọc hơi nước trong khí quyển” mặc dù nằm trong chương trình giảm tải nhưng đây là nguồn gốc và các hiện tượng thường gặp trong tự nhiên, học sinh nên có được sự tiếp cận và hiểu rõ về các hiện tượng này. - Trong nội dung “Bài 14: Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu”. Giáo viên chuyển thành tiết học có nội dung mới như sau: “Các yếu tố tạo nên các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất” với cụ thể nội dung bài học: + Nhiệt độ. + Gió. + Mưa + Các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. 5.1.3. Xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp để nâng cao hiệu quả bài học khi học chương III: “Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển” trong chương trình địa lí lớp 10 - Ban cơ bản. Căn cứ vào mục tiêu bài học, lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực tương ứng là: phương pháp dạy học dự án, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi; kĩ thuật 5W1H, kĩ thuật hỏi bằng phiếu, kĩ thuật 3 lần 3, kĩ thuật khăn trải bàn. 7 + Trình bày kết quả + Phản ánh lại quá trình học tập * Vận dụng vào bài học: Vận dụng vào bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất phương pháp dạy học dự án được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định chủ đề dự án vào bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất Địa lí lớp 10, chương trình cơ bản. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án học tập: - Phác thảo đề cương + Giáo viên cùng học sinh thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. + Những nội dung cần tìm hiểu: Nội dung 1: Tìm hiểu về khí quyển(khái niệm, nguồn gốc hình thành, vai trò, thực trạng, giải pháp bảo vệ bầu khí quyển). Nội dung 2: Bức xạ và nhiệt độ không khí, sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ Nội dung 3: Sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa, đại dương và theo địa hình Nội dung 4: Đặc điểm các khối khí và frông. - Thời gian và địa điểm : + Thời gian triển khai: dự kiến 1 tuần + Địa điểm: học sinh nghiên cứu trước tài liệu và chuẩn bị bài ở nhà, thực hiện trao đổi nhóm và thống nhất sản phẩm ở trường. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu. - Chia nhóm hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình để thể hiện được các nội dung kiến thức. 9 Nội dung 1: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển Nội dung 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa Nội dung 3: Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. - Thời gian và địa điểm : + Thời gian triển khai: dự kiến 1 tuần + Địa điểm: học sinh nghiên cứu trước tài liệu và chuẩn bị bài ở nhà, thực hiện trao đổi nhóm và thống nhất sản phẩm ở trường. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu. - Chia nhóm hoạt động: Chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình để thể hiện được các nội dung liên quan đến lượng mưa trên Trái Đất. Nội dung 1: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển Nội dung 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa Nội dung 3: Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. Bước 3: Thực hiện dự án (thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp): - Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. - Thu thập tài liệu: Dựa vào kiến thức đã học, các thành viên trong nhóm tìm hiểu về các nội dung bài học với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật: Phiếu điều tra, Internet, tư liệu, máy ảnh,...). - Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả tìm hiểu của các thành viên trong nhóm. - Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày PowerPoint, sơ đồ tư duy, tranh ảnh, bảng biểuCác nhóm lựa chọn 01 thành viên đại diện cho nhóm trình bày thuyết trình sản phẩm của nhóm. Bước 4: Giờ học trên lớp: học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên: - Hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. - Tổng kết quá trình thực hiện bài dạy. 11 - Thu thập tài liệu: Dựa vào kiến thức đã học, các thành viên trong nhóm tìm hiểu về các nội dung bài học với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật: Phiếu điều tra, Internet, tư liệu, máy ảnh,...). - Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả tìm hiểu của các thành viên trong nhóm. - Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày PowerPoint, sơ đồ tư duy, tranh ảnh, bảng biểuCác nhóm lựa chọn 01 thành viên đại diện cho nhóm trình bày thuyết trình sản phẩm của nhóm. Bước 4: Giờ học trên lớp: học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên: - Hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. - Tổng kết quá trình thực hiện bài dạy. b. Phương pháp dạy học nhóm. * Bản chất Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. * Quy trình thực hiện Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: - Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giới thiệu chủ đề + Xác định nhiệm vụ các nhóm + Thành lập nhóm - Làm việc nhóm + Chuẩn bị chỗ làm việc + Lập kế hoạch làm việc 13
File đính kèm:
- skkn_doi_moi_cau_truc_noi_dung_ap_dung_mot_so_phuong_phap_va.docx