SKKN Giải pháp dạy học chủ đề tích hợp “Tự sự dân gian” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học qua “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” và “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp dạy học chủ đề tích hợp “Tự sự dân gian” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học qua “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” và “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp dạy học chủ đề tích hợp “Tự sự dân gian” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học qua “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” và “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “TỰ SỰ DÂN GIAN” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC QUA “TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY” VÀ “CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ” (NGỮ VĂN LỚP 10) Lĩnh vực: Ngữ Văn Người thực hiện: Lâm Thị Ái Thơ Tổ: Ngữ văn – Ngoại ngữ Thanh Chương, tháng 04 năm 2022 Số đt: 0839815909 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................3 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................3 II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG.............................................................4 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT ......................................................................4 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: .....................................................................4 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................................4 IV. CẤU TRÚC......................................................................................................4 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................5 I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................5 1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................5 1.1. Một số khái niệm chung về vấn đề nghiên cứu.........................................5 1.2. Các bước xây dựng kế hoạch bài dạy theo chủ đề tích hợp.......................6 1.3. Những năng lực, phẩm chất trong dạy học bộ môn Ngữ văn ...................6 1.4. Một số phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn ......................................10 1.5. Các kĩ thuật dạy học................................................................................12 2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................14 2.1. Đối với người dạy....................................................................................14 2.2. Thực trạng học của học sinh ...................................................................15 2.3. Thực trạng tài liệu tham khảo .................................................................15 2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá .................................................................16 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP......................................................................................16 1. Trước hết, chúng ta cần cung cấp cho học sinh cái nhìn tổng quát về chủ đề tích hợp Tự sự dân gian.....................................................................................16 2. Tìm điểm kết nối tri thức có mối liên quan, gần nhau, giao thoa hay trùng lặp trong nhóm bài học tích hợp hướng tới nội dung trọng tâm của chủ đề Tự sự dân gian........................................................................................................18 3. Lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp cho việc dạy chủ đề tích hợp Tự sự dân gian hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất học sinh19 4. Ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại góp phần nâng cao chất lượng bài dạy chủ đề tích hợp Tự sự dân gian nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh ....................................................................................................................22 5. Vận dụng kết hợp các hình thức kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức từ bài học chủ đề tích hợp Tự sự dân gian ................................................24 C. KẾT LUẬN.........................................................................................................49 I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................49 1. Tính mới........................................................................................................49 2. Tính khoa học................................................................................................50 3. Tính hiệu quả.................................................................................................50 II. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................52 1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo:...................................................................52 2. Đối với nhà trường ........................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................53 PHỤ LỤC 2 đáng kể góp phần tháo gỡ khó khăn và giúp học sinh tích lũy dày thêm tri thức, kĩ năng, đặc biệt là phát triển phẩm chất và năng lực căn bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học của bộ môn Ngữ văn hiện nay. Từ những lẽ trên, tôi xin trình bày đề tài Giải pháp dạy học chủ đề tích hợp “Tự sự dân gian” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học qua “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” và “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự” (Ngữ văn lớp 10) Công trình nghiên cứu của tôi chưa được cá nhân, tập thể và công trình khoa học giáo dục nào công bố trên các tài liệu, sách báo và diễn đàn giáo dục hiện nay. II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp dạy học chủ đề tích hợp Tự sự dân gian theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho người học qua bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự (Ngữ văn lớp 10) Bài lên lớp Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự (Ngữ văn lớp 10) Khảo sát thực nghiệm học sinh lớp 10D1, 10A1, 10D6, 10D2 tại trường THPT Thanh Chương 1, tỉnh Nghệ An. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp suy luận. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra, khảo sát, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê IV. CẤU TRÚC Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung đề tài tập trung vào một số vấn đề chính sau: - Cơ sở của đề tài - Một số giải pháp - Triển khai thực hiện 4 là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Cách dạy học theo chủ đề tích hợp có 3 chủ đề sau: Chủ đề tích hợp: giáo viên sẽ truyền đạt cho người học các kiến thức, kinh nghiệm trong đời sống thực tế. Chủ đề liên môn: giáo viên sẽ kết hợp, lồng ghép nhiều môn học để tạo ra các tình huống thực tế cho người học tự tìm cách giải quyết các vấn đề. Chủ đề dạy học: Tập trung các vấn đề, kiến thức gần nhau để hình thành một chủ đề. 1.2. Các bước xây dựng kế hoạch bài dạy theo chủ đề tích hợp Để có thể có những tiết học được dạy theo phương pháp tích hợp chuẩn, giáo viên nên thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Nắm chắc được nội dung và phạm vi kiến thức sẽ truyền đạt cho người học. Kiến thức đó có thể tích hợp các môn học nào, các bài học nào, các nội dung nào trong các bài học với nhau, thời gian truyền đạt trong bao lâu. Bước 2: Từ những nội dung trên, giáo viên sẽ sắp xếp theo trình tự sao cho phù hợp với người học. Các kiến thức phải phù hợp với chủ đề ban đầu. Nội dung chuẩn, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu là các yếu tố cần thiết để tiết học thành công. Bước 3: Giáo án phải được soạn thảo theo đúng chủ đề đã đưa ra. Giáo viên sẽ phải nghiên cứu, sắp xếp, bố trí thời gian của từng nội dung một cách hợp lý, đảm bảo người học có thể tiếp nhận được lượng kiến thức đó. Bước 4: Giáo viên sẽ đưa ra các nhiệm vụ cho người học. Sau đó bám sát vào quá trình người học hoàn thành nó để kịp thời đưa ra ý kiến. Bước 5: Sau mỗi tiết học, giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi bài kiểm tra để đánh giá khả năng tiếp thu của người học. 1.3. Những năng lực, phẩm chất trong dạy học bộ môn Ngữ văn 1.3.1. Nhũng năng lực cần đạt qua dạy học môn Ngũ văn 1.3.1.1. Năng lực giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề là năng lực chung mà tất cả các môn học hướng đến. Năng lực này được đánh giá dựa vào khả năng nhận thức, khám phá những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống, tìm hiểu và đưa ra những cách giải quyết các tình huống đó, qua đó thể hiện tư duy, khả năng hợp tác để đưa ra những biện pháp tối ưu nhất, từ đó giúp học sinh giải quyết tình huống được đặt ra. Đối với môn Ngữ văn, những tình huống có vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình dạy học như tiếp nhận một thể loại văn học mới, viết một loại văn bản mới, lí giải một hiện tượng đặt ra trong văn vản, thể hiện quan điểm của bản thân trước một vấn đề nêu trong văn bản, xây dựng kế hoạch học tập cụ thể...Thông qua việc phải tìm tòi, đưa ra những quyết định khác nhau để giải quyết những vấn đề trên, học sinh sẽ dần được hình thành thói quen, năng lực giải quyết các vấn đề, từ đó 6 1.3.1.4. Năng lực hợp tác Cũng nhưng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác cũng là một năng lực chung của người học. Nó là khả năng tương tác giữa các cá nhân trong một tập thể. Năng lực này cho thấy hiệu quả làm việc của cá nhân trong mối quan hệ với những cá nhân khác, cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ để đưa ra kết quả cao nhất. Đây là một năng lực rất cần thiết trong cuộc sống, nhất là khi chúng ta đang sống trong môi trường rộng mở của thời đại hội nhập. Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, năng lực hợp tác được thể hiện trong quá trình học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ hay trong tập thể để hoàn thành công việc chung. Học sinh sẽ học được cách trình bày, giải quyết vấn đề, cách thể hiện thái độ, quan điểm từ những người khác. Đồng thời các em phải lắng nghe, giúp đỡ nhau, có khi phải cùng nhau giải quyết những bất đồng, biết chấp nhận để có thể đi đến tiếng nói chung trong khi bàn luận. 1.3.1.5. Năng lực ngôn ngũ Năng lực ngôn ngữ là khả năng sử dụng thành thạo và sáng tạo ngôn ngữ nào đó vào quá trình giao tiếp. Phát triển năng lực ngôn ngữ là mục tiêu quan trọng cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính đặc thù của môn học Ngữ văn. Qua những bài học Tiếng Việt, học sinh có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách đúng quy tắc, chuẩn mực phục vụ giao tiếp trong đời sống. Qua những văn bản văn học trong chương trình sách giáo khoa, học sinh học được cách sử dụng ngôn ngữ của các tác giả văn học, cách tạo lập văn bản theo đặc trưng thể loại. Qua những bài làm văn, học sinh sẽ biết cách thức và vận dụng sáng tạo trong việc tạo lập các văn bản theo yêu cầu. 1.3.1.6. Năng lực thẩm mĩ Năng lực thẩm mĩ là khả năng nhận diện, thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong văn học và cuộc sống, biết làm chủ cuộc sống, biết làm chủ cảm xúc của bản thân, biết hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện – cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học, biết rung cảm, hướng thiện. Cũng như năng lực ngôn ngữ, phát triển năng lực thẩm mĩ là thế mạnh đặc thù của môn Ngữ văn. Sau khi học, học sinh sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, của những tác phẩm văn học cũng như các thể loại, từ đó có thể nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em phát triển hài hòa đức, trí, thể, mĩ. 1.3.1.7. Năng lực số Theo UNICEF – 2019 năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. 8
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_day_hoc_chu_de_tich_hop_tu_su_dan_gian_theo_d.docx
- SKKN Giải pháp dạy học chủ đề tích hợp “Tự sự dân gian” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm ch.pdf