SKKN Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm bài “Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” - Công nghệ 10. Sản xuất và kinh doanh dầu gội thảo dược
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm bài “Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” - Công nghệ 10. Sản xuất và kinh doanh dầu gội thảo dược", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm bài “Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” - Công nghệ 10. Sản xuất và kinh doanh dầu gội thảo dược
SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM BÀI: “ DOANH NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP”- CÔNG NGHỆ 10. SẢN XUẤT KINH DOANH DẦU GỘI THẢO DƯỢC LĨNH VỰC: SINH HỌC 1 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cúu 2 5. Đối tượng nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Thời gian nghiên cứu 3 Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4 Chương 1: cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 4 1. Cơ sở lí luận 4 1.1. Khái niệm tư duy và sự hình thành tư duy. 4 1.2. Các khái niệm về kinh doanh 4 1.3. Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm 5 2. Cơ sở thực tiễn 8 2.1. Thực trạng dạy học môn công nghệ hiện nay 8 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động dạy học trải nghiệm 8 2.3. Thực trạng về vai trò của các sản phẩm thiên nhiên đối với sức khỏe 9 con người Chương 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy và trải nghiệm 12 I. Xây dựng kế hoạch bài dạy 12 II. Kế hoạch trải nghiệm sản xuất dầu gội đầu 16 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 19 I. Mục đích,nhiệm vụ thực nghiệm 19 II. Nội dung thực nghiệm 19 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 HS Học sinh 2 GV Giáo viên 3 HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 4 THCS Trung học cơ sở 5 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 6 NXB Nhà xuất bản 5 các mô hình thực tế, góp phần định hướng nghề nghiệp, giúp các em nhận ra tiềm năng phát triển kinh tế trên chính quê hương mình. Với những lý do trên và qua thực tế giảng dạy và trải nghiệm tôi mạnh dạn đăng kí đề tài: “Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm bài: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Bài 50- Công nghệ 10. Sản xuất và kinh doanh dầu gội thảo dược làm sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Thay đổi phương pháp dạy và học để gây sự hứng thú cho học sinh và tránh hiện tượng nhàm chán đối với người dạy. Phát huy tính sáng tạo cũng như tài năng, năng khiếu của học sinh. Biết tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tạo những sản phẩm phục vụ cho con người. Góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em. Rèn luyện năng lực hợp tác, phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến hình thành tư duy, dạy học trải nghiệm, kinh doanh. Xây dựng và tổ chức được hoạt động học tập trải nghiệm bằng tổ chức trò chơi, làm báo cáo, luyện tập, củng cố kiến thức Thực nghiệm sự phạm, vận dụng vào sản xuất thực tiễn tạo ra sản phẩm trải nghiệm, nhận phản hồi từ các cuộc thi, người tiêu dùng, làm các video nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Nội dung bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - công nghệ 10 (tiết 1) Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh với lĩnh vực kinh doanh dầu gội thảo dược. 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Đối tượng dạy học là học sinh khối 10. Bài dạy được tiến hành trong 02 tiết học: 01 tiết lên lớp và 01 tiết dành cho hoạt động trải nghiệm. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thông qua sách, vở, tạp chí, học hỏi từ 7 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm tư duy và sự hình thành tư duy. 1.1.1. Khái niệm tư duy: Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống. 1.1.2. Quá trình hình thành tư duy Lao động là phương thức hoạt động sinh sống của con người. Trong lao động diễn ra một quá trình gồm hai chiều liên quan mật thiết với nhau. Chiều thứ nhất, hoạt động được vật hoá vào trong sản phẩm, lao động chuyển từ hình thái "động" sang hình thái "tĩnh”. Chiều thứ hai, "di chuyển" các khách thể vào bộ não người, cải biến đi và tạo ra trong đó những hình ảnh chủ quan hay ý thức. Chiều thứ hai chính là hoạt động phản ánh của con người, hoạt động sản sinh ra ý thức. Với những tri thức có nội dung hoạt động thì một dạng nhận thức cao hơn của con người xuất hiện, đó là tư duy. Với tư duy của mình, con người chính thức trở thành chủ thể của các quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội của mình. 1.2. Các khái niệm về kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (sgk công nghệ 10- trang 150) 1.2.1. Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh Là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, phù hợp với pháp luật và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 9 bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội. 1.3.3. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Để tổ chức HĐTNST cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: Bước 1. Xây dựng ý tưởng. Bước 2. Xây dựng kế hoạch. Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện. Bước 4. Tổ chức thực hiện. Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Việc HS được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề. Do đó, giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào. Bước 1. Giúp HS xây dựng ý tưởng. Đây là bước quan trọng bởi có ý tưởng tốt thì mới tạo thuận lợi cho hoạt động. Một ý tưởng có khi đến bất chợt nhưng đa số ý tưởng là kết quả của sự thai nghén lâu dài, do vậy giáo viên cần tạo thời gian cần thiết cho học sinh suy nghĩ, tránh trường hợp tạo sự bị động cho học sinh. Bước 2. Xây dựng kế hoạch. HS phải định hình những công việc cần làm là gì? Những ai thực hiện? Cần những gì về cơ sở vật chất, dụng cụ để thực hiện? Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện. Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ HS việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt. Bước 4. Tổ chức thực hiện. Học sinh tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. Giáo viên cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất, năng lực của học sinh. Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh được đánh giá lại quá trình làm việc. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện. 1.3.4. Lợi ích của học tập trải nghiệm 11 năng xã hội như tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp.... Khi được “thả” vào môi trường thực tế hoặc thông qua các ví dụ mô phỏng thực tế, các em phải vận dụng nhiều loại kỹ năng để giải quyết tình huống, tìm ra giải pháp độc đáo trong các nhiệm vụ được giao. Những thử thách về thể chất và tinh thần sẽ gợi ra cảm xúc tích cực và tiêu cực cho học sinh. Việc kiểm soát cảm xúc sẽ giúp học sinh phát triển cơ chế ứng phó với các tình huống nhiều áp lực trong tương lai. - Giúp người học nhận thức và điều chỉnh bản thân: Học qua trải nghiệm là một trong số ít phương pháp có thể tác động đến nhận thức và hành vi điều chỉnh bản thân của con người. Khi đối diện với các thách thức, các em dễ dàng nhìn thấy ưu điểm, nhược điểm của bản thân cũng như khai phá những tiềm năng mà mình chưa bao giờ nghĩ đến. Đó là cơ hội để các bạn tìm ra lối đi cho riêng mình thay vì phát triển theo cách mà gia đình hay nhà trường định hướng. Đó cũng là lợi ích của học cùng trải nghiệm tiếp theo. Tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp các em nhận thức đúng đắn về bản thân mình. - Tạo hứng thú học tập: Các em sẽ tiếp nhận vai trò là trung tâm, điều chỉnh quá trình tiếp thu kiến thức phù hợp với năng lực nhờ học cùng trải nghiệm. Việc chủ động tham gia vào quá trình học, phối hợp với bạn bè, trải nghiệm kiến thức trong nhiều môi trường khác nhau sẽ tạo hứng thú cho người học. Mặt khác, vì được xử lý vấn đề theo cách mình nghĩ nên các em sẽ có động lực cao hơn so với việc bị ép giải quyết vấn đề. Từ đó, sẽ thêm hứng thú với việc học hỏi kiến thức để tìm kiếm cơ hội tương lai cho bản thân. - Cơ sở vật chất trong nhà trường chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho nhu cầu tiếp cận khoa học - công nghệ hiện đại của học sinh. Lợi ích của học cùng trải nghiệm là tập trung phát triển toàn diện cho học sinh thông qua các hoạt động bên ngoài lớp. - Giúp người học trải nghiệm tiện ích, tích hợp tại môi trường học tập - Hiểu các em hơn, tạo nên sự gần gũi thân thiện giữa cô và trò. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 2.1. Thực trạng dạy học môn công nghệ hiện nay Môn công nghệ trong nhà trường chưa được chú trọng do môn học này không có thi học sinh giỏi và không đưa vào thi tốt nghiệp. Các em chỉ học ở khối 10. Thực tế môn học có tính chất nhẹ nhàng về kiến thức và có nhiều vận dụng thực tế gần gũi với đời sống. Nếu chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa trên lớp học, không ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin tiết học sẽ trở nên nhàm chán. Trong phần 2 (tạo lập doanh nghệp) muốn có tính đổi mới để các em được thể hiện phẩm chất, năng lực của bản thân bằng các hoạt động thực tiễn. 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động dạy học trải nghiệm 13 *Ưu điểm của dầu gội thảo dược. Cung cấp độ ẩm cho tóc, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da đầu. Cung cấp chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng và phục hồi tóc hư tổn. Đặc trị nấm, gàu, ngứa cho da đầu. Kích thích tóc mọc, ngăn rụng tóc hiệu quả. Thích hợp mọi loại tóc An toàn cho sức khỏe người sử dụng. Có đặc tính thân thiện với môi trường. * Thành phần nguyên liệu trong dầu gội thảo mộc: Quả bồ kết (Fructus Gleditschiae): Trong quả bồ kết có chứa nhiều hỗn hợp flavonozit và chất saponaretin. Các chất này có hoạt tính chống siêu vi trùng, kích thích quá trình mọc tóc, trị rụng tóc rất hiệu quả Giúp khôi phục lại mái tóc hư tổn, làm tóc suôn mượt vào nếp. Quả bồ hòn (Sapindus saponaria): Trong quả bồ hòn chứa nhiều hợp chất tẩy rửa đó là saponizit, chiếm tới 18%. Đây là một chất tẩy rửa tự nhiên vô cùng tuyệt vời nó hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, không gây hại cho da, tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Vỏ bưởi (citrus grandis): Từ lâu tinh dầu vỏ bưởi đã được biết như một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong vỏ bưởi chứa các chất Naringin, men tiêu hóa Peroxyzada, Pectin, Vitamin A và C giúp kích thích sự mọc tóc, giúp cho tóc dài và mượt, chống hói và rụng tóc. Phù hợp cho người bị hói hoặc các mẹ sau sinh bị rụng tóc nhiều. Cỏ hôi (ageratum conyzoides)- còn gọi cây ngũ sắc: Cỏ hôi có chất kháng khuẩn chống viêm, có công dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu. Tên là cỏ hôi, nhưng khi cho vào, nấu lên tạo mùi thơm đặc trưng cho dầu gội Lá quế (cinnamomum): Loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây quế, với tên hoa học là Cinnamonum verum. Tạo mùi thơm đặc trưng, giúp giữ cho mái tóc luôn khỏe mạnh. Thậm chí, ở trẻ em chúng còn giúp diệt các ký sinh trùng cứng đầu trên tóc. Cỏ Mần Trầu (eleusine indica): Dân gian ta có câu: “Bồ kết trị gầu, mần trầu tốt tóc”. Trong cỏ mần trầu có chứa nhiều dưỡng chất phần lớn là chất beta-sitosterol và các thành phần cực kỳ tốt cho tóc, giảm lượng tóc rụng, kích thích mọc tóc, giúp bạn có mái tóc chắc khỏe. Gừng tươi (zinggiberaceae): Loại bỏ gàu và ngăn ngừa rụng tóc cực kỳ hiệu quả, tính chất chống oxy hoá và chống nấm của gừng rất có lợi cho mái tóc luôn sạch, tránh nấm da đầu 15
File đính kèm:
- skkn_hinh_thanh_tu_duy_kinh_doanh_ho_gia_dinh_cho_hoc_sinh_t.doc