SKKN Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình Lịch sử lớp 10, ban cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình Lịch sử lớp 10, ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình Lịch sử lớp 10, ban cơ bản
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III: “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10, ban cơ bản. Tác giả sáng kiến: Cao Thị Lan Mã sáng kiến: 05.57 Vĩnh Yên, Năm 2020 1 Trong thực tiễn dạy học, nhiều người đã nghiên cứu về vấn đề sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả bài học nhưng chủ yếu tập trung trình bày những nội dung mang tính lí luận và lấy một vài ví dụ minh họa chứ không đi sâu vào một chương, một bài học cụ thể. Đề tài: Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III: “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10, ban cơ bản sẽ khắc phục được hạn chế của các đề tài khác, trình bày cụ thể các lí thuyết và việc ứng dụng lí thuyết về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào một chương cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua đó, nâng cao hiệu quả bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, môn học. Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo sinh động, phong phú, hiệu quả cho giáo viên và học sinh khi dạy và học lịch sử. 2. Tên sáng kiến: Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III:“Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10, ban cơ bản. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Cao Thị Lan - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học – Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0988774799. E-mail: lantuevp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Họ và tên: Cao Thị Lan - Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. - Chức vụ: Tổ trưởng tổ Sử - Địa - GDCD - TD. - Số điện thoại: 0988774799. E-mail: lantuevp@gmail.com 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn lịch sử: chương trình lịch sử lớp 10. 3 - Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến (chống Xiêm và chống Thanh) bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc. - Đất nước có nhiều biến động lớn, nhưng tình hình kinh tế có nhiều phát triển. - Lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình xã hội. - Kinh tế hàng hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau đã phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của một số đô thị trên cả hai miền đất nước. - Nữa sau thế kỉ XVIII, nền kinh tế của Đàng Trong và Đàng Ngoài suy thoái nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều mặt của xã hội. - Những thành tựu về văn hóa của nhân dân đạt được trong các thế kỉ XVI-XVIII để lại giá trị to lớn đối với nền văn hóa dân tộc. * Về tư tưởng: - Bồi dưỡng tinh thần dân tộc và ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất. - Giáo dục ý thức về tính hai mặt của kinh tế thị trường, từ đó biết định hướng về các tác động tích cực. - Giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. - Tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam. - Bồi dưỡng thêm về tình cảm đối với cuộc sống tinh thần của nhân dân ta, niềm tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động. * Về kĩ năng: Hình thành và rèn luyện một số kĩ năng tổng hợp cho học sinh: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, giải thích: Phân tích nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của triều Lê sơ. Lí giải vì sao cuối thế kỉ XVIII các đô thị tàn lụi đân. Phân tích được Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Xiêm, Thanh. - Rèn luyện kĩ năng so sánh: So sánh điểm giống và khác nhau giữa kinh tế và văn hóa nước ta thế kỉ XVI-XVIII so với thế kỉ X-XV để thấy điểm mới của nền kinh tế, văn hóa nước ta thời kì thế kỉ XVI-XVIII 5 7.1.2. Xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp để nâng cao hiệu quả bài học khi dạy chương III “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10 - Ban cơ bản. Căn cứ vào mục tiêu bài học, các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được lựa chọn sử dụng là: phương pháp dạy học dự án, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi; kĩ thuật 5W1H, Kĩ thuật KWL, kĩ thuật hỏi bằng phiếu, kĩ thuật 3 lần 3. 7.1.3. Biện pháp sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” trong chương trình lịch sử lớp 10 - Ban cơ bản. 7.1.3.1. Một số phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những môi trường dạy học được tổ chức nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, thái độ, phát triển năng lực và phẩm chất. a. Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án) * Bản chất Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. * Quy trình thực hiện - Bước 1: Lập kế hoạch + Lựa chọn chủ đề + Xây dựng tiểu chủ đề + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập - Bước 2: Thực hiện dự án + Thu thập thông tin 7 Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình để tái hiện lại những nét chính về tình hình nông nghiệp, thủ công nghiêp, thương nghiệp và sự hưng khởi của đô thị nước ta thế kỉ XVI-XVIII. Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình nông nghiệp nước ta thế kỉ XVI-XVIII. Nhóm 2: Tìm hiểu sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thế kỉ XVI-XVIII. Nhóm 3: Tìm hiểu sự phát triển thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI-XVIII. Nhóm 4: Tìm hiểu sự hưng khởi của các đô thị thế kỉ XVI-XVIII. Bước 3: Thực hiện dự án (thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp): - Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. - Thu thập tài liệu: Dựa vào kiến thức đã học, các thành viên trong nhóm tìm hiểu về các nội dung bài học với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật: Phiếu điều tra, Internet, tư liệu, máy ảnh,...). - Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả tìm hiểu của các thành viên trong nhóm. - Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày PowerPoint, sơ đồ tư duy, tranh ảnh, bảng biểuCác nhóm lựa chọn 01 thành viên đại diện cho nhóm trình bày thuyết trình sản phẩm của nhóm. Bước 4: Giờ học trên lớp: học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên: - Hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. - Tổng kết quá trình thực hiện bài dạy. Vận dụng vào bài 23: Phong trào Tây Sơ và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII: phương pháp dạy học dự án được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định chủ đề dự án: bài 23: Phong trào Tây Sơ và sự nghiệp thống nhất đất nước, Lịch sử lớp 10, chương trình cơ bản. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án học tập: - Phác thảo đề cương + Giáo viên cùng học sinh thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. 9 - Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. - Tổng kết quá trình thực hiện bài dạy. Vận dụng vào bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII: phương pháp dạy học dự án được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định chủ đề dự án: bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII, Lịch sử lớp 10, chương trình cơ bản. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án học tập: - Phác thảo đề cương + Giáo viên cùng học sinh thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. + Những nội dung cần tìm hiểu: Nội dung 1: Tình hình tư tưởng, tôn giáo. Nội dung 2: Sự phát triển giáo dục. Nội dung 3: Sự phát triển văn học. Nội dung 4: Thành tựu nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. - Thời gian và địa điểm : + Thời gian triển khai: dự kiến 1 tuần + Địa điểm: học sinh nghiên cứu trước tài liệu và chuẩn bị bài ở nhà, thực hiện trao đổi nhóm và thống nhất sản phẩm ở trường. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu. - Chia nhóm hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình để tái hiện lại những nét chính về những thành tựu văn hóa nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII. Nhóm 1: Tình hình tư tưởng, tôn giáo. Nhóm 2: Sự phát triển giáo dục. Nhóm 3: Sự phát triển văn học. Nhóm 4: Thành tựu nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. 11 + Chuẩn bị chỗ làm việc + Lập kế hoạch làm việc + Thoả thuận quy tắc làm việc + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo kết quả. - Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả + Đánh giá kết quả. * Vận dụng vào bài học: Vận dụng vào bài 22:Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII: Phương pháp dạy học theo nhóm được thực hiện trong toàn bài, tương ứng với 4 nội dung là 4 nhóm học tập. Các bước tiến hành như sau: - Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giáo viên giới thiệu chủ đề: bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII + Xác định nhiệm vụ các nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình nông nghiệp nước ta thế kỉ XVI-XVIII. Nhóm 2: Tìm hiểu sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thế kỉ XVI-XVIII. Nhóm 3: Tìm hiểu sự phát triển thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI-XVIII. Nhóm 4: Tìm hiểu sự hưng khởi của các đô thị thế kỉ XVI-XVIII. + Thành lập nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi tổ là 1 nhóm, mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí và các thành viên. - Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận qui tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tư liệu và viết báo cáo, chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động nhóm. - Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả. Nội dung này được thực hiện trong giờ học trên lớp: - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vị trí các nhóm: Nhóm 1: Tình hình nông nghiệp nước ta thế kỉ XVI-XVIII. 13 - Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận qui tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tư liệu và viết báo cáo, chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động nhóm. - Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả. Nội dung này được thực hiện trong giờ học trên lớp: - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vị trí các nhóm: Nhóm 1: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước Nhóm 2: Kháng chiến chống Xiêm (1785). Nhóm 3: Kháng chiến chống Thanh (1789). Nhóm 4: Vương triều Tây Sơn. - Bước 2: Các nhóm tự chuẩn bị nội dung thuyết trình, phương tiện thuyết trình. Học sinh sử dụng phương pháp đóng vai, “Trò chơi”- thi kể chuyện lịch sử để thuyết trình về vai trò của anh hùng Quang Trung đối với lịch sử dân tộc một cách sinh động, hấp dẫn, truyền cảm để lại ấn tượng sâu sắc. Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận (Theo kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng, 3 đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4. Thời gian cho mỗi nhóm thuyết trình là từ 3 - 5 phút. - Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt lại nội dung học sinh cần nắm. Vận dụng vào bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII, Phương pháp dạy học theo nhóm được thực hiện trong toàn bài, tương ứng với 4 nội dung là 4 nhóm học tập. Các bước tiến hành như sau: - Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giáo viên giới thiệu chủ đề: bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII + Xác định nhiệm vụ các nhóm: Nội dung 1: Tình hình tư tưởng, tôn giáo. Nội dung 2: Sự phát triển giáo dục. 15
File đính kèm:
- skkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_nh.doc