SKKN Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Dũng số 3. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/12/2020. 3. Các thông tin cần bảo mật: Không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Trước khi giải pháp này được thực hiện, để chuẩn bị cho giờ dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 10 tập I, giáo viên thường yêu cầu học sinh đọc trước văn bản bài thơ (phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa và dịch thơ) và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài vào vở soạn. Trong giờ học, giáo viên thường vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật cơ bản thiên về tính truyền thống như phát vấn, đàm thoại, diễn giảng. Giáo viên sẽ phối hợp giữa việc đặt câu hỏi gợi dẫn cho học sinh, học sinh suy ngẫm, cảm nhận, trả lời và giáo viên sẽ nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức cơ bản, sau đó giảng bình những nội dung trọng tâm để học sinh có cơ hội khắc sâu kiến thức. Học sinh sẽ ghi kiến thức cơ bản vào vở và ôn bài theo hệ thống kiến thức đã ghi. Việc dạy và học như thế có những ưu điểm nhất định như học sinh có thời gian chuẩn bị bài ở nhà, trên lớp cơ hội được suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra cái hay, cái đẹp của bài thơ dưới sự gợi ý của giáo viên, được lắng nghe những lời phân tích, đánh giá của giáo viên về tác giả, bài thơ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, tôi nhận thấy một số hạn chế như sau: Giáo viên chủ yếu tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, do đó chưa hình thành được một số năng lực cơ bản cho các em. 3 Tuy nhiên, cũng như những bài thơ chữ Hán khác mà học sinh được học trong chương trình Ngữ văn 10, Đọc Tiểu Thanh kí là bài thơ rất khó. Bài thơ được viết bằng thứ văn tự cổ rất hàm súc, cô đọng và giàu ý nghĩa – chữ Hán. Chính điều này gây ra nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh khi tiếp cận bài thơ. Trước hết là sự khó khăn đối với giáo viên. Không ít giáo viên, kể cả những người đã ra trường khá lâu năm cũng gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu văn bản bài thơ và thiết kế kế hoạch dạy học. Thực tế, rất nhiều giáo viên lúng túng khi đến với bài thơ này. Làm thế nào để giúp học sinh đọc hiểu một cách sâu sắc, tường tận về những vẻ đẹp ẩn chứa trong từng câu chữ, từng hình ảnh của bài thơ; làm thế nào để phát huy được vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất để đáp ứng yêu cầu của đổi mới dạy học, đồng thời làm tăng hứng thú, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học bài thơ này. Thứ hai là sự khó khăn đối với học sinh. Học sinh gặp khó khăn khi tiếp cận bài thơ ngay từ khâu chuẩn bị bài ở nhà. Chữ Hán cổ nên rất khó hiểu, nhiều từ xa lạ với học sinh thời hiện đại. Hệ thống câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài gồm 4 câu, hầu hết là các câu mang ý nghĩa khái quát lớn, nếu không có sự gợi dẫn của giáo viên thì học sinh sẽ không thể chuẩn bị bài một cách chu đáo. Ở trên lớp, khi giáo viên chỉ áp dụng những phương pháp dạy học truyền thống, học sinh cũng gặp những khó khăn trong quá trình cảm nhận vẻ đẹp và các tầng ý nghĩa của câu chữ, hình ảnh Với thời lượng 90 phút trên lớp, học sinh khó lòng hiểu được bài thơ một cách sâu sắc, lĩnh hội được trọn vẹn giá trị của bài thơ, cũng khó có thể tự tin và hứng thú khi gặp những đề văn liên quan tới bài thơ này. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, đồng thời tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã suy ngẫm, trăn trở để làm sao có thể tổ chức một giờ học hiệu quả nhất, giúp học sinh chủ động, dễ dàng nhất trong quá trình tiếp cận bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí. Tôi quyết định lựa chọn giải pháp sử dụng hệ thống phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật tích cực trong quá trình dạy học nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài thơ này cho học sinh lớp 10 trường THPT Yên Dũng số 3. Lớp 10A4 (lớp theo khối D) năm học 2020- 2021 được tôi chọn làm lớp thực nghiệm để áp dụng những giải pháp mới. 5 đạt của bài học, đặc điểm của bài học và đối tượng học sinh để việc sử dụng phiếu sẽ đạt hiệu quả dạy học cao nhất. Trong quá trình dạy học trên lớp, đối với từng phần của bài học, giáo viên sẽ sử dụng từng phiếu có nội dung phù hợp: Ở phần Tìm hiểu chung, giáo viên sử dụng phiếu học tập số 1 về tác giả, nhân vật Tiểu Thanh và văn bản bài thơ. Ở phần Đọc - hiểu văn bản, giáo viên sử dụng phiếu học tập số 2 đến số 5 ứng với từng cặp câu trong bài thơ: Hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận và hai câu kết. Ở phần Tổng kết bài học, giáo viên sử dụng phiếu học tập số 6 để khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Để trả lời đầy đủ các câu hỏi trong hệ thống phiếu, học sinh phải tìm tòi, đọc các tài liệu tham khảo, chọn lọc, sắp xếp những kiến thức phù hợp với yêu cầu của từng phiếu. Học sinh phải biết kết hợp giữa kiến thức tham khảo và cách cảm nhận của cá nhân mình. Trong quá trình hoàn thiện phiếu, năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh sẽ được hình thành và phát triển. Kết quả của giải pháp 1: 100% học sinh hoàn thiện phiếu học tập trước khi vào giờ học trên lớp. Vì có nhiều thời gian để chuẩn bị nên nhiều học sinh trả lời đầy đủ, chính xác những kiến thức cơ bản về tác giả và bài thơ. Phiếu học tập trở thành nền tảng để giáo viên tổ chức các hoạt động khác trong hai tiết học về Đọc Tiểu Thanh kí. (Chi tiết về hệ thống phiếu ở phần phụ lục 2) 7.1.1.2. Sử dụng kĩ thuật phỏng vấn chuyên gia Kĩ thuật này được giáo viên sử dụng trong phần Tìm hiểu chung về tác giả và nhân vật Tiểu Thanh. Khi áp dụng phương pháp này, giáo viên phân công một nhóm gồm hai học sinh, trong đó, một học sinh đóng vai chuyên gia về nhà thơ Nguyễn Du, một học sinh đóng vai MC để dẫn chương trình. Học sinh đóng vai chuyên gia có nhiệm vụ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nhà thơ Nguyễn Du như: Thời đại, quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp văn học. Học sinh đóng vai MC có nhiệm vụ xây dựng nội dung chương trình phỏng vấn: Lời dẫn dắt, giới thiệu, đặt câu hỏi 7 viên yêu cầu các nhóm treo sản phẩn của nhóm lên bảng. Giáo viên gọi một nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Học sinh cả lớp có thể quan sát sản phẩm của từng nhóm, đối sánh kết quả của từng nhóm để đánh giá nhóm nào làm việc tốt nhất, hiệu quả nhất. Trong hoạt động này, học sinh các nhóm tỏ ra sôi nổi, hăng say tranh luận, bày tỏ ý kiến, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của nhóm đại diện vừa trình bày, bổ sung để hoàn thiện sản phẩm cho nhóm đại diện. Giáo viên nhận xét sản phẩm của từng nhóm, chọn sản phẩm của nhóm tốt nhất, chấm điểm cho nhóm trình bày và nhóm có sản phẩm chuẩn xác nhất. Dựa trên sản phẩm của các nhóm, giáo viên chốt kiến thức cơ bản về hai câu kết. Kết quả của giải pháp 3: Các nhóm đều hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hoạt động nhóm đã tạo không khí sôi nổi cho lớp học, khác hẳn với không khí khá trầm lắng khi giáo viên hỏi đáp từng học sinh hoặc diễn giảng, truyền thụ một chiều. Học sinh tỏ ra hứng thú vì kết quả thu được là do quá trình tự học kết hợp với công sức của tập thể, vì trong giờ học có cơ hội được bày tỏ quan điểm của cá nhân mình về bài thơ, tác giả. Trong quá trình hoạt động nhóm, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh được hình thành và phát triển. (Chi tiết về kết quả của hoạt động nhóm ở phụ lục 4) 7.1.1.4. Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở Phương pháp này được giáo viên áp dụng khi tìm hiểu chung về bài thơ, đọc hiểu hai câu đề, hai câu kết và phần Tổng kết bài học. Dựa trên cơ sở phiếu học tập đã chuẩn bị từ trước, cá nhân học sinh sẽ xung phong trả lời các câu hỏi trong phiếu. Trong quá trình đó, giáo viên chuẩn bị thêm một số câu hỏi khác nhằm gợi dẫn học sinh để học sinh có câu trả lời trọn vẹn về văn bản, hoặc kiểm tra xem học sinh có chuẩn bị phiếu học tập bằng sức của mình không hay sao chép của bạn khác trong lớp để đối phó với giáo viên. Kết quả của giải pháp 4: Học sinh hào hứng tham gia phát biểu, có học sinh trả lời trọn vẹn những câu hỏi dẫn dắt hoặc kiểm tra của giáo viên; một số học sinh hăng hái bổ sung cho câu trả lời của bạn. Nhờ đó, giờ học diễn ra sôi nổi, hiệu quả. Trong quá trình trả lời câu hỏi của giáo viên, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh sẽ được phát huy. 9 2 Em có gặp nhiều khó khăn khi chuẩn bị bài ở nhà hay không? a. Rất nhiều 10 22.7 b. Nhiều 20 45.5 c. Ít gặp khó khăn 9 20.5 d. Không gặp khó khăn 5 11.4 3 Em có sôi nổi, tích cực trong giờ học về các bài thơ Đường luật bằng chữ Hán không? a. Rất sôi nổi, tích cực 5 11.4 b. Sôi nổi, tích cực 8 18.2 c. Ít sôi nổi, tích cực 11 25 d. Không 20 45.5 4 Em có hiểu bài ngay trong giờ học không? a. Rất hiểu 5 11.4 b. Hiểu 20 45.5 c. Bình thường 9 20.5 d. Không 10 22.7 5 Em nhận thấy không khí lớp học như thế nào? a. Rất sôi nổi, hào hứng 0 0 b. Sôi nổi, hào hứng 11 25 c. Bình thường 18 40.1 d. Trầm lắng 15 34.1 6 Em nhận thấy, năng lực của học sinh có được phát triển hay không? a. Rất phát triển 3 6.8 b. Phát triển 5 11.4 c. Ít phát triển 25 56.8 d. Không phát triển 11 25 11 4 Nhờ hệ thống phiếu học tập và các phương pháp, kĩ thuật mới, em có hiểu bài ngay trong giờ học hay không? a. Rất hiểu 25 56.8 b. Hiểu 15 34.1 c. Bình thường 2 4.5 d. Không hiểu 2 4.5 5 Em nhận thấy không khí lớp học như thế nào? a. Rất sôi nổi, hào hứng 30 68.1 b. Sôi nổi, hào hứng 10 22.7 c. Bình thường 4 9.1 d. Trầm lắng 0 0 6 Em nhận thấy, năng lực của học sinh có được phát triển hay không? a. Rất phát triển 20 45.5 b. Phát triển 15 34.1 c. Ít phát triển 7 15.9 d. Không phát triển 2 4.5 7 Khi gặp các đề làm văn về Đọc Tiểu Thanh kí nói riêng và thơ chữ Hán nói chung, em có tự tin và thích thú không? a. Rất tự tin và thích thú 22 50 b. Tự tin và thích thú 15 34.1 c. Bình thường 2 4.5 d. Không 5 11.4 (Chi tiết về phiếu điều tra ở phụ lục 6) 13 Nhìn vào bảng so sánh trên đây, có thể nhận thấy: Sau khi áp dụng sáng kiến, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi trong kì thi thử đại học lần 2 tăng lên đáng kể: từ 52.3% lên 70.5%; tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu kém giảm từ 9.1% xuống còn 4.5%. - Giáo viên cũng tiến hành đánh giá về hiệu quả của các giải pháp trong sáng kiến bằng cách cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát trong 15 phút về thơ chữ Hán. Trước khi áp dụng sáng kiến, GV cho HS làm bài khảo sát về hai câu đầu trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão). Sau khi áp dụng sáng kiến, GV cho HS làm bài khảo sát về hai câu kết của bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí. Cả hai bài cùng chung dạng: Cảm nhận về một đoạn thơ. Kết quả thu được như sau: BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CỦA LỚP 10A4 NĂM HỌC 2020-2021 Phổ điểm < 5 5 - 6.8 ≥7 Ghi SL % SL % SL % chú Trước khi áp 1 2.3 18 40.9 25 56.8 Bài đối dụng sáng kiến chứng Sau khi áp dụng 0 0 10 22.7 34 77.3 Bài sáng kiến thực nghiệm (Chi tiết về đề bài khảo sát ở phụ lục 7) Nhìn vào bảng so sánh trên đây, có thể nhận thấy: Với cùng một dạng bài, trước khi áp dụng sáng kiến, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi chưa thực sự cao (56.8%), và vẫn có học sinh đạt điểm yếu. Sau khi áp dụng sáng kiến, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên đáng kể (77.3%), số lượng học sinh đạt điểm yếu không còn.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_phieu_hoc_tap_ket_hop_voi_mot_so_phuong_phap_ki.docx
- SKKN Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng h.pdf